Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóadu lịch Vĩnh PhúcTháp Bình Sơnkhám phá Vĩnh Phúc
06/04/20233.4330

Tháp Bình Sơn năm 2024

Thời Lý - Trần, ở Vĩnh Phúc đã có nhiều tháp. Tháp là một bộ phận, một phần công trình nghệ thuật quan trọng của chùa. Cùng với chùa, tháp là nơi thờ Phật có tính chất tưởng niệm và là nơi để hài cốt các nhà sư. Các tầng của tháp tượng trưng cho từng bước tu hành để lên cõi Niết Bàn của các phật tử. Trong số tháp còn lại hiện nay chỉ có tháp Bình Sơn là cao nhất, tên chữ là tháp chùa Vĩnh Khánh, tục gọi là chùa Then ở xã Tam Sơn (Lập Thạch).

 

thapbinhson-1.gif

Tháp Bình Sơn
 

Tương truyền tháp có 15 tầng. Cứ theo các cụ ở địa phương thì trước kia, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở, bằng đất nung tạo cho toàn thân tháp một dáng vươn lên khá đẹp. Hiện nay chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, tất cả cao 16,5m. Tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, Cạnh cửa tầng dưới cùng là 4,45m, cạnh cửa tầng thứ 11 là 1,55m. Tháp được xây bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại: một loại hình vuông có kích thước là 0,22m x 0,22m, một loại hình chữ nhật có kích thước có kích thước 0,45m x 0,22m.
 

Phần ruột tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân tháp lên ngọn. Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú như hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc ... Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại mới thành. Đường nét trang trí ở đây rất tinh tế, phóng khoáng, hình dáng chắc khỏe, mang đầy sinh khí của nghệ thuật dân tộc thời kỳ phong kiến tự chủ cường thịnh thời Lý – Trần (thế kỷ XII – XIII).

 

 

thapbinhson-2.gif

 Cận cảnh ngọn tháp

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vĩnh Phúc

 

Những khảo sát và nghiên cứu gần đây cho thấy gạch dùng để xây dựng tháp Bình Sơn được nung với độ lửa cao. Để cho các viên gạch có thể đứng với nhau theo một chiều cao dựng đứng mà không cần vôi vữa, những người xây dựng tháp đã sáng tạo những phương pháp lắp ghép khá độc đáo. Viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ để giữ lấy nhau, đó là phương pháp xây gạch khẩu ở chân bệ. Còn có cách khác là mỗi viên gạch có một lỗ hình thang, hai viên gạch xếp sát nhau, tạo thành một mộng cá và người ta đổ chì vào mộng cá đó để giữ 2 viên gạch với nhau, đó là phương pháp xây bằng cá chì dùng để dựng chân tháp.

 

Chân tháp có nhiều vành đai cánh sen chồng lên nhau làm cho khách tham quan có cảm tưởng như tòa tháp được mọc lên từ một bông sen lớn. Tầng tháp thứ nhất cao 2,27m, cạnh 3,30m, bốn mặt đều hình tổ tò vò và có sáu chữ nhật dọc, đế nào cũng có ba ô tròn trạm rồng nổi, thân rồng uốn tròn, nằm trên một nền cúc dây. Các ô rồng này lại được đặt nằm trong khung khắc chìm các cánh hoa cúc có hình dấu phẩy. Các đế có hình rồng này được trang trí lá đề, hoa dây cuốn nổi. Tầng tháp thứ hai cao 1,68m, cạnh 2,27m, có một hàng cánh sen ngửa đỡ lấy những hàng gạch. Bốn khung cửa tò vò của tầng tháp này đều có mỗi bên tám khung hình chữ nhật, mỗi khung có hình đắp nổi một ngôi tháp nhỏ 5 tầng tỏa ánh hào quang với những đường chỉ chiếu ra bốn phía.

 

 

thapbinhson-3.gif

Khung cảnh xung quanh tháp

 

Ngoài bình tháp nhỏ, ta lại gặp nhưng mô típ trang trí lá đề, cúc dây, hoa dây cuốn nổi. Ở tầng thứ tám cũng có trang trí hình tháp nhỏ. Cả 11 tầng tháp đều được trang trí bằng nhiều loại hoa văn với các hình cánh hoa cúc, sư tử vờn cầu, sóng lượn lá đề, hoa chanh ... Mỗi tầng tháp đều có nhiều hàng gạch khẩu nhô ra làm mái. Theo lão họa sĩ dân gian Nam Sơn (nguyên là ông từ chùa Vĩnh Khánh) và các cụ già trong vùng thì ở mỗi ô cửa tò vò của các tầng thấp xưa kia đều có tượng Phật Bà.

 

Hình rồng trang trí ở tháp Bình Sơn là rồng có sừng và cuộn tròn mình, đầu rúc vào giữa, chân đạp ra ngoài, sống lưng có vây như răng cưa, một chân trước đưa lên vuốt tóc. Hình sư tử vờn cầu ở chân bệ tháp đơn giản, hai con sư tử đều không có họa tiết và đồ án trang trí trên thân mà chỉ là hai hình trơn. Cặp sư tử ở đây không quay đầu đối nhau, đưa chân trước vờn cầu như kiểu ở một số chùa khác, mà một con tiến về phía quả cầu, một con đã tiến quá quả cầu, quả cầu nằm trên đuôi nó, còn nó quay đầu ngoảnh lại.

 

Về niên đại tháp Bình Sơn, một học giả thực dân là Bezacier cho rằng đây là “nghệ thuật Đại La”, có nghĩa là nghệ thuật thuộc văn hóa Đường du nhập sang Việt Nam vào thời Cao Biền làm quan đô hộ xứ Giao Châu (khoảng thế kỷ thứ VII). Đây là một quan điểm muốn tách công trình nghệ thuật tạo hình tuyệt tác này ra khỏi văn hóa bản địa và mang tư tưởng miệt thị dân tộc ta, đề cao công cuộc “khai hóa” của kẻ xâm lược. Ngày nay, các nhà nghiên cứu nghệ thuật tạo hình Việt Nam đã khẳng định tháp Bình Sơn là một công trình nghệ thuật của Việt Nam, do bàn tay và khối óc của nhân dân Việt Nam sáng tạo vào thời Lý – Trần. Niên đại tuyệt đối của tháp còn là một vấn đề cần được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

aLa

Các câu hỏi thường gặp
Tháp Bình Sơn là gì?

- Tháp Bình Sơn là một di tích lịch sử nằm ở Vĩnh Phúc, Miền Bắc. Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam.

Tháp Bình Sơn có ý nghĩa gì?

- Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 và có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Đây là nơi để bảo vệ và giữ gìn vùng đất Bình Sơn, đồng thời cũng là nơi để thờ cúng các vị thần linh của địa phương.

Làm thế nào để đến Tháp Bình Sơn?

- Để đến Tháp Bình Sơn, bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường QL2A hoặc QL2B, sau đó rẽ vào đường tỉnh lộ 301. Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Tháp Bình Sơn khoảng 2-3 giờ.

Tháp Bình Sơn có gì đặc biệt?

- Tháp Bình Sơn có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng đá và gạch. Nơi đây còn có nhiều bức tượng đá và đền thờ cúng các vị thần linh. Ngoài ra, Tháp Bình Sơn còn có khung cảnh thiên nhiên đẹp, là nơi lý tưởng để tham quan và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa địa phương.

Tháp Bình Sơn có phí vào cửa không?

- Hiện tại, Tháp Bình Sơn không thu phí vào cửa. Tuy nhiên, bạn có thể đóng góp một khoản tiền nhỏ để giúp duy trì và bảo vệ di tích này.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /264