Mytour blog
Tags:
ẩm thựcLễ hội - Sự kiệnlễ tếttết Dương Lịchvăn hóa dân gian
06/04/20233.3200

Thú vị sắc màu ẩm thực ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam năm 2024

Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, mỗi ngày tết đều gắn liền với một sự bắt đầu, sự thay đổi của đất trời. Nếu tết Nguyên Đán đánh dấu sự mở đầu một năm mới, tết Trung Thu đánh dấu thời gian giữa mùa thu khi mùa màng vừa được thu hoạch xong thì tết Đoan Ngọ chính là sự đánh dấu cho khoảng thời gian vào hạ và vụ mùa chuẩn bị được thu hoạch. Nếu gắn liền với tết Nguyên Đán là hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh tét thì xuất hiện trong mâm cỗ tết Đoan Ngọ chính là những món ăn hết sức độc đáo và đặc trưng như bánh tro, chè kê, cơm rượu nếp… Nào, bạn hãy cùng Mytour bắt đầu cuộc hành trình khám phá những món ăn độc đáo chỉ có trên bàn tiệc tết “diệt sâu bọ” thôi nhé!

 

Trong văn hóa truyền thống Á Đông thì tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống có nội hàm ý nghĩa văn hóa rất đa dạng và phong phú. Không chỉ ở Việt Nam, một số nước châu Á khác cũng có tết Đoan Ngọ như là Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc. Dù có thể mỗi nước đều có những truyền thuyết gắn liền với nguồn gốc của tết Đoan Ngọ khác nhau nhưng nhìn chung, tết Đoan Ngọ vẫn là một phong tục lễ tết độc đáo gắn liền với sự tuần hoàn của thiên nhiên vạn vật trong năm của người dân Á Đông.

 

Tắm biển là một hoạt động được ưa thích trong ngày tết Đoan Ngọ

Tắm biển là một hoạt động được ưa thích trong ngày tết Đoan Ngọ - Ảnh: sưu tầm

 

Đối với người dân Việt Nam thì tết Đoan Ngọ còn được biết đến là ngày “tết diệt sâu bọ”. Ngoài ý nghĩa là ngày “tết diệt sâu bọ”, tết Đoan Ngọ còn là một ngày để mỗi người dân Việt tưởng nhớ về tổ tiên và mong ước về một vụ mùa bội thu ngay khi cây trồng mới vừa đơm hoa kết trái. Với ý nghĩa như thế, hoa quả là những vật phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết Đoan Ngọ của người Việt. Bên cạnh hoa quả, những món ăn trong bàn tiệc ngày tết Đoan Ngọ rất đa dạng và phụ thuộc vào truyền thống, tập quán của từng vùng miền, địa phương. Bạn hãy cùng Mytour khám phá một số món ăn hết sức đặc trưng của ngày tết Đoan Ngọ nhé!

 

Mận là loại trái cây phổ biến trong dịp tết

Mận là loại trái cây phổ biến trong dịp tết “diệt sâu bọ” - Ảnh: Forever 70

 

1. BÁNH TRO

 

Bánh tro là một món ăn truyền thống và không thể thiếu trong mẫm cỗ tết Đoan Ngọ của người dân Nam Trung Bộ, miền Nam và một số vùng của miền Bắc. Bánh tro là một món ăn khá đặc biệt với nhiều tên gọi và biến thể khác nhau ở mỗi địa phương. Bánh tro có khá nhiều tên gọi như bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Trong ngày tết Đoan Ngọ, bánh tro là món ăn được bán nhiều nhất bởi trong tâm thức của mỗi người dân Việt thì nếu ăn bánh tro vào ngày này sẽ giúp bệnh tật trong người tiêu tan hết.

 

Bánh tro thường được ăn chung với đường mật

Bánh ú tro – một dạng bánh tro của miền Trung - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Nghệ An

 

Bánh tro có dạng thuôn dài hoặc hình chóp tam giác tùy theo địa phương. Dù nhìn có vẻ đơn giản nhưng để tạo nên một chiếc bánh tro hoàn hảo thì đó là cả một kỳ công. Gạo nếp được chọn làm bánh tro phải là loại gạo nếp ngon để cho bánh được mềm mượt, mịn màng, không sượng cứng, trong đó nếp nhung hay nếp cái hoa vàng đều hạt là những lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh gạo nếp thì nước tro là một thành phần không thể thiếu trong món bánh tro bởi nước tro chính là thành phần cốt yếu tạo nên hương vị và màu sắc khác biệt của bánh tro so với các loại bánh khác. Nước tro được làm bằng cách trộn nước vôi với tro của một số loại thảo dược sau khi đốt cháy.

 

Bánh tro thường được ăn chung với đường mật

Bánh tro thường được ăn chung với đường mật - Ảnh: sưu tầm

 

Bánh tro truyền thống là loại bánh không có nhân, chỉ một khối bột trong rất lạt. Khi ăn bánh tro ta có thể dùng chung với mật ong, mật đường hoặc đường cát. Bánh tro là một món ăn có tính âm, ăn rất mát phù hợp với những ngày hè oi bức. Sự hòa quyện giữa vị thanh mát của bánh tro và vị ngọt của đường mật chính là điều sẽ khiến bất kỳ ai mỗi khi thưởng thức qua món ăn hết sức dân dã và giản dị này phải lưu luyến.

 

2. CƠM RƯỢU NẾP

 

Bên cạnh bánh tro và trái cây, cơm rượu nếp cũng là một món ăn không thể thiếu trong bàn tiệc ngày tết Đoan Ngọ. Với cơm rượu nếp chỉ cần ngửi mùi cơm rượu là cũng đã đủ khiến ta phải ngây ngất, lâng lâng bởi hương vị cay nồng của men rượu. Theo ý nghĩa giết sâu bọ, vị nồng của nếp hòa quyện với men rượu cay cay sẽ giúp loại bỏ những loại ký sinh, “sâu bọ” có hại trong cơ thể.

 

rượu nếp với vị thơm nồng là món ăn không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ" class="my-lazy-load-img" src="" data-src="https://mytourcdn.com/upload_images/Image/Location/15_6_2015/am-thuc-tet-doan-ngo-mytour-5.jpg" alt="Cơm rượu nếp với vị thơm nồng là món ăn không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ" width="700" height="525">

Cơm rượu nếp với vị thơm nồng là món ăn không thể thiếu trong dịp tết Đoan Ngọ - Ảnh: sưu tầm

 

Gạo được chọn làm cơm rượu nếp thường là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng, nhưng ngon nhất vẫn là loại gạo nếp lức, hạt nâu vàng, óng ả. Gạo sẽ được nấu lên, để nguội và ủ lên men. Để có được một món cơm rượu nếp hảo hạn, bên cạnh phải lựa chọn những loại gạo ngon nhất, thì loại men ngon, chất lượng sẽ giúp cơm rượu không bị sượng, món ăn sẽ thêm thơm, ngọt. Bên cạnh đó, để có một món cơm rượu nếp hoàn hảo thì cách ủ cũng là một thành tố rất quan trọng tạo nên sự đặc sắc của món ăn. Nếu cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, hay cơm rượu miền Nam được viên tròn thì miền Bắc là thứ cơm rượu rời.

 

rượu nếp thường được vo thành những viên tròn nhỏ" class="my-lazy-load-img" src="" data-src="https://mytourcdn.com/upload_images/Image/Location/15_6_2015/am-thuc-tet-doan-ngo-mytour-6.jpg" alt="Ở miền Nam cơm rượu nếp thường được vo thành những viên tròn nhỏ" width="700" height="525">

Ở miền Nam cơm rượu nếp thường được vo thành những viên tròn nhỏ - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Thưởng thức món cơm rượu bạn sẽ cảm nhận được vị thơm thơm, ngọt ngọt của những hạt cơm nếp chắc mà dẻo hòa quyện cùng với hương cay nồng của men rượu đượm hương thảo dược. Hương thơm của men rượu phảng phất hòa quyện với vị ngọt bùi của nếp sẽ là hương vị mà bất kỳ ai mỗi khi được thưởng thức món ăn độc đáo này sẽ phải say đắm và nhớ mãi.

 

rượu nếp cẩm" class="my-lazy-load-img" src="" data-src="https://mytourcdn.com/upload_images/Image/Location/15_6_2015/am-thuc-tet-doan-ngo-mytour-7.jpg" alt="Cơm rượu nếp cẩm" width="700" height="525">

Cơm rượu nếp cẩm - Ảnh: sưu tầm

 

3. THỊT VỊT

 

Mặc dù không được phổ biến nhưng thịt vịt cũng là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết Đoan Ngọ của người miền Trung bên cạnh bánh tro và cơm rượu nếp. Trong ngày tết “diệt sâu bọ”, thịt vịt luôn là một món ăn chính trong mâm cỗ của người miền Trung. Có khá nhiều giải thích cho việc vịt được sử dụng là một món ăn chính trong ngày tết Đoan Ngọ của người miền Trung. Có giải thích cho rằng, vịt có tính hàn sẽ giúp cơ thể trở nên mát mẻ, chống lại bệnh tật trong những ngày lập hạ nóng nực, oi bức. Nhưng cũng có giải thích lại cho rằng, từ ngày mùng 5 tháng 5, vịt sẽ vào mùa, vịt sẽ ngon hơn, béo hơn và không còn mùi hôi lông nữa.

 

Thịt vịt món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày tết Đoan Ngọ của người miền Trung

Thịt vịt món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày tết Đoan Ngọ của người miền Trung - Ảnh: sưu tầm

 

Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn như bún măng vịt hay vịt kho

Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn như bún măng vịt hay vịt kho - Ảnh: Quán Bà Tú

 

Trong ngày tết Đoan Ngọ thì một con vịt khi được mua về sẽ có thể chế biến được nhiều món ăn nhưng trong đó món ăn phổ biến nhất vẫn là món tiết canh vịt. Bên cạnh món tiết canh vịt thì một con vịt sẽ còn chế biến được rất nhiều món ăn khác như vịt luộc chấm nước mắm gừng với vị dai của vịt và vị cay nồng của nước mắm hay là vịt kho, bún măng vịt hoặc là một nồi cháo vịt thơm lừng.

 

Tiết canh vịt món ăn khá độc đáo trong dịp tết Đoan Ngọ

Tiết canh vịt món ăn khá độc đáo trong dịp tết Đoan Ngọ - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Các món ăn trong mâm cỗ ngày tết Đoan Ngọ rất phong phú và đa dạng. Mặc dù có sự khác nhau giữa các miền nhưng ý nghĩa những món ăn trong ngày tết diệt sâu bọ luôn là sự mong muốn, cầu chúc cho một cơ thể khỏe mạnh, chống lại những điều có hại.

 

Đình Tùng – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

- Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Tại Hà Nội và Miền Bắc, người ta có những món ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ?

- Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người Hà Nội và Miền Bắc thường ăn bánh tro (bánh nếp nướng trên than hoa), bánh u tro (bánh nếp chiên giòn), bánh dày (bánh nếp tròn, dẹt), bánh giò (bánh nếp cuộn thịt), chè xanh, chè đỗ đen, chè đỗ xanh, chè đỗ đỏ, chè sen, chè bưởi, chè trôi nước, chè khoai môn, chè đậu xanh, chè đậu đen, chè sương sa, chè thập cẩm, chè hạt sen, chè hạt é, chè hạt lựu, chè hạt đỗ,...

Những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì?

- Những món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ thường được làm từ bánh nếp, đỗ, hạt, sen, bưởi,... có ý nghĩa tượng trưng cho sự bền vững, trường thọ, may mắn và tài lộc.

Ngoài ăn uống, người ta còn có những hoạt động gì trong ngày Tết Đoan Ngọ?

- Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường đốt nhang, đánh trống, đánh đông, đánh bóng, đánh chày, đánh búa, đánh gõ, đánh đập,... để xua đuổi tà ma, trừ tà, đem lại sự bình an và may mắn cho gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, người ta còn thường đi chùa, đền, miếu để cầu nguyện và tạ ơn.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /237