Mytour blog
Tags:
du lịch Sài Gòn du lịch tâm linh
06/04/20231.4660

Tìm về chốn an yên tại những ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng linh thiêng năm 2024

Sài Gòn vốn nổi tiếng với cái tên "thành phố không ngủ", nhộn nhịp, ồn ào và náo nhiệt. Nhưng chắc ít ai biết đến du lịch tâm linh ở Sài Gòn cũng vô cùng phát triển. Đây là nơi quy tụ nhiều ngôi chùa linh thiêng, đẹp và có cả những ngôi chùa lâu năm, thu hút đông đảo tín đồ phật tử thập phương tìm đến. Cùng Mytour khám phá những ngôi chùa ở Sài Gòn đẹp và linh thiêng nhé!

Những Ngôi Chùa Đẹp Ở Sài Gòn

Chùa Bửu Long

  • Địa chỉ: số 81 đường Nguyễn Xiển – Phường Long Bình – Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long còn có tên gọi khác là Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long. Ngôi chùa sở hữu khuôn viên rộng hơn 11ha, bao quanh bởi hàng cây xanh mát. Không gian thanh tịnh và yên tĩnh của chùa sẽ khiến bạn có cảm giác thư thái và bình yên.

Ngôi chùa mang nét kiến trúc của xứ sở chùa vàng Thái Lan. Nổi bật với ngọn bảo tháp màu vàng lấp lánh cùng với những chi tiết chạm trổ tinh tế. Đây cũng là điểm nhấn gây ấn tượng với du khách khi đến tham quan ở đây. Nhiều người dân ở đây còn gọi ngôi chùa với cái tên chùa Thái Lan.

chùa ở Sài Gòn

Chùa Bửu Long - một góc Thái Lan thu nhỏ

Chùa Giác Lâm

  • Địa chỉ: số 118 đường Lạc Long Quân – Phường 10 – Quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh

Được xây dựng từ năm 1744, là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất ở Sài Gòn. Chùa Giác Lâm còn được biết đến với những cái tên khác như chùa Sơn Can, Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm.

Ngôi chùa này có lối kiến trúc tiêu biểu cho các chùa ở vùng Nam Bộ nước ta. Chùa có mặt bằng xây tổng thể theo hình chữ Tam, bên trong có tổng cộng 98 cột chống đỡ. Ở trong chùa có bài trí 113 pho tượng cổ được đúc từ nhiều chất liệu khác nhau.

Chùa Giác Lâm

Ngôi chùa cổ bậc nhất thành phố được trang trí bởi hàng ngàn chiếc đĩa

Chùa lưu giữ rất nhiều tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa cũng như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Điểm khác biệt của chùa là sử dụng gần 7.500 chiếc đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của điện Phật, tháp Tổ, Tây đường, nóc mái. Nhờ vậy, chùa Giác Lâm được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất tại Việt Nam.

Chùa Xá Lợi

  • Địa chỉ: số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan – Phường 7 – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Xá Lợi mang kiến trúc vô cùng độc đáo và mới lạ. Phần trên chùa là bái đường còn phía dưới lại là giảng đường. Bên cạnh đó, chùa là minh chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của các Phật tử thời Ngô Đình Diệm khi bị kỳ thị và đàn áp tôn giáo.

Đúng như cái tên của nó, ngôi chùa này được xây dựng để thờ Xá Lợi Phật Tổ, nên được đặt tên là chùa Xá Lợi. Khuôn viên chùa bao gồm chính điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng đường, thư viện, tháp chuông, văn phòng, đoàn quán, nhà trai đường, phòng phát hành kinh sách, tăng phòng, phòng khách và vãng sinh đường.

Ngoài ra, chùa còn nổi tiếng vì có tháp chuông cao nhất Việt Nam. Tháp cao 32m, gồm 7 tầng, môi tầng thờ một vị Phật. Đặc biệt, trên tầng cao nhất của tháp còn có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn.

Chùa Xá Lợi

300 năm lịch sử Phật giáo giữa lòng Sài Gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm

  • Địa chỉ: số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Phường 7 – Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh

Nằm trên một ngọn đồi nhỏ, bao quanh là núi non và sông nước nên chùa Vĩnh Nghiêm sở hữu không gian tĩnh lặng và nét đẹp cổ kính. Nhờ vậy, chùa thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới thăm quan và chiêm ngưỡng.

Tương truyền rằng chùa được khởi công xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ (1010-1028). Cho tới thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), các vị cao tăng đến đây tu hành nên ngôi chùa được tân tạo lại vô cùng nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308) từ bỏ ngôi vua, ông đã đến chùa Vĩnh Nghiêm thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà. Tại đây, ông đã sáng lập nên Thiền phái Phật giáo Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa ở Sài Gòn nổi tiếng với quy mô lớn với tháp đá cao 14m, 7 tầng. Nhờ đó, chùa được coi là công trình công phu bậc nhất cả nước.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Từ đằng xa đã thấy ngọn tháp đá uy nghiêm

Chùa Nam thiên đệ nhất trụ

  • Địa chỉ: số 100 đường Đặng Văn Bi – Phường Bình Thọ – Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh 

Được ví như chùa Một Cột ở miền Nam, chùa do hòa thượng Thích Trí Dũng đứng ra xây dựng năm 1958 và hoàn thành năm 1977. Chùa có lối kiến trúc giống các chùa ở miền Bắc, từ cách bố trí thờ phụng đến hoa văn.

Nằm giữa lòng hồ Long Nhãn nước non xanh biếc, chùa mang một vẻ an yên và tĩnh lặng. Bên dưới lòng hồ có những nụ hoa sen vô cùng đẹp mắt và mang lại cảm giác thanh tịnh.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Một Cột của Sài Thành

Chùa ở sà gòn

Ảnh: Sưu tầm

Chùa ở sà gòn

Ảnh: Sưu tầm

Chùa còn là một danh lam thắng cảnh để người dân tứ xứ tới tham quan. Đặc biệt, khi đến đây, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Đức Địa Tạng nặng tới 61kg đúc bằng kim loại quý.

Lời kết 

Trên đây là danh sách những ngôi chùa ở Sài Gòn đẹp và linh thiêng bậc nhất. Chúc bạn có một chuyến du lịch và khám phá thật thú vị tại “thành phố không ngủ”. Nếu cần đặt phòng hay vé máy bay, đừng bỏ lỡ những “deal hời” trên ứng dụng của Mytour bạn nhé!

Các câu hỏi thường gặp
Những ngôi chùa nào ở Sài Gòn được coi là nổi tiếng và linh thiêng?

- Chùa Ngọc Hoàng

- Chùa Vĩnh Nghiêm

- Chùa Giác Lâm

- Chùa Bửu Long

- Chùa Pháp Hoa

Làm thế nào để đến được các ngôi chùa này?

- Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô, hoặc sử dụng dịch vụ taxi hoặc Grab.

- Nếu bạn muốn trải nghiệm thực sự, bạn có thể đi bằng xe đạp hoặc đi bộ.

Các ngôi chùa này có mở cửa cho khách tham quan không?

- Các ngôi chùa này đều mở cửa cho khách tham quan vào các ngày trong tuần, từ sáng sớm đến tối muộn.

- Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra trước để biết thời gian mở cửa chính xác.

Có những hoạt động gì tại các ngôi chùa này?

- Bạn có thể tham gia các hoạt động tâm linh như cầu nguyện, thắp nến, đọc kinh.

- Bạn cũng có thể tham gia các lễ hội tại các ngôi chùa vào các dịp lễ tết.

Có những quy định gì khi tham quan các ngôi chùa này?

- Bạn nên mặc quần áo lịch sự, trang phục che đầy đủ cơ thể.

- Bạn nên giữ im lặng và tôn trọng không gian linh thiêng của ngôi chùa.

- Bạn nên tuân thủ các quy định của ngôi chùa và không làm phiền người tham quan khác.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /441