Mytour blog
Tags:
ẩm thực Hà Nộidu lịch hà nội khám phá hà nội
06/04/20233.2751

Tìm về với nón làng Chuông năm 2024

Từ bao đời nay, nón lá đã trở thành một phần máu thịt của văn hóa Việt Nam, là dấu ấn thời gian mang đậm tình người. Nón lá gắn liền với hình ảnh người con gái Việt Nam và làng Chuông thì gắn liền với hình ảnh nón lá. Làng Chuông tương đối gần với Hà Nội, chỉ chừng 40km về phía Tây, theo hướng về Thanh Oai. Có lẽ, trong đời, nên đến làng Chuông một lần để  hiểu thêm về nón, về hình ảnh của bà, của mẹ ta ngày trước.

 

Nón làng Chuông

Từ bao đời nay, nón làng Chuông đã gắn liền với cuộc sống của người Việt - Ảnh: TXMinh

 

Không rõ chính xác ra đời từ bao giờ nhưng Nón đã xuất hiện từ rất sớm. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào 2500 - 3000 năm về trước. Nón lá góp  mặt trong đời sống  của người Việt Nam thường xuyên đến nỗi mà từ già đến trẻ, từ gái đến trai, cán bộ cho đến nông dân không ai không biết tới. Nhắc về Nón, người ta nhắc tới hình ảnh người thiếu nữ áo dài – nón  trắng yêu kiều, thanh nhã nhưng cũng gọi về tuổi thơ với hình ảnh “những bóng nón trắng nhấp nhô trên đồng” trong bài văn miêu tả hồi con nít.

 

Nón làng ChuôngCũng có thời, nón gắn liền với những bài văn tả của trẻ thơ - Ảnh: HienKook

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Làm nón không chỉ có làng Chuông, nhưng làng Chuông là làng làm nón nổi tiếng khắp miền Bắc. Trải qua bao thăng trầm, bể dâu, làng vẫn tồn tại đến bây giờ. Nón làng Chuông xưa kia là món quà tiến hoàng hậu, công chúa. Nón mang một vẻ đẹp rất riêng, được làm nên bởi những bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làng nghề. Ngày nay, nón làng Chuông không dùng để tiến cung như trước, nhưng nón dần có mặt ở khắp mọi nơi, từ trong cho tới ngoài nước, góp phần mang hình ảnh Việt Nam duyên dáng đi xa.

 

Nón làng ChuôngChợ làng Chuông - Ảnh: sưu tầm

 

Nón làng ChuôngChợ nón làng chuông - Ảnh: Hai Au Club

 

Ngày xưa, thời nón còn thịnh, nhiều làng cũng đua nhau làm nón. Nhưng không có nón của mấy nơi, vừa bền, vừa đẹp, vừa nhẹ được như làng Chuông. Ngày nay, giữa những đô thị, giữa những xô bô của thị trường, làng Chuông cũng rất chật vật để tìm về chỗ đứng, để lưu giữ nét truyền thống Việt Nam ta.

 

Nón làng ChuôngCó thời, nón quen thuộc với người dân ta lắm - Ảnh: Cao Anh Tuấn

 

Nón làng Chuông

Chiếc khung tròn đều trước khi xếp lá - Ảnh: Nguyễn Đại

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Hà Nội

 

Nón làng Chuông nhỏ xinh, duyên dáng ấy thế mà làm nên nó cũng không dễ dàng gì. Ở làng Chuông có nhiều gia đình đã mấy đời làm nón. Nay nghề vẫn giữ, đến làng Chuông ta thấy có những cụ già đã làm nón gần như hết cuộc đời, có những trẻ con mới vài tuổi đã bắt đầu mày mò với nón.

 

Nón làng ChuôngNhững cụ già làng Chuông đã gắn cả cuộc đời mình bên nón - Ảnh: TinyTEKS

 

Nón làng ChuôngTheo bà học nghề làm nón - Ảnh: Phạm Minh Hoa

 

Nón làng Chuông

Làng Chuông không thiếu những gia đình cả nhà ngồi bên nhau làm nón - Ảnh: Cao Anh Tuấn

 

Ðể tạo ra chiếc nón đẹp, người làm nón phải kì công lắm. Cẩn thận ngay từ việc chọn lá đến khi hơ diêm lần cuối cùng. Lá được lấy từ Quảng Bình, Phú Thọ... về vò trong cát rồi phơi nắng đến khi mầu xanh của lá chuyển sang mầu trắng bạc, mỏng tang, nhưng phải bền, dai, phẳng mà không giòn, không rách. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không ròn, không rách. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải rất cẩn thận, căn sao cho nhiệt độ vừa phải để lá không bị cháy, hoặc bị sống vì không đủ độ nóng. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều khi nối tuyệt đối phải tròn và không chắp, không gợn, không cong vênh.

 

Nón làng ChuôngNhững bó lụi khi chưa được là phẳng - Ảnh: Cam Ly Dinh

 

Nón làng ChuôngCụ bà lưng còng lấy khung ra để chuẩn bị làm nón - Ảnh: Thắng Sói

 

Nón làng Chuông

Tỉ mẩn làm khung nón - Ảnh: SơnPhan

 

Nón làng Chuông chỉ nhìn lướt qua cũng dễ dàng nhận ra ngay, vì chỉ có nón làng Chuông mới có 16 lớp vòng, giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Hơn thế người làng Chuông rất cẩn thận khi xếp từng lớp lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi mới khâu.

  

Nón làng ChuôngNhững chiếc nón sắp thành hình, kì công, khéo léo - Ảnh: E500


Nón làng Chuông nhìn cũng dễ nhận ra. Nón có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Hơn thế người làng Chuông rất cẩn thận khi xếp từng lớp lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi mới khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không bị mốc.

 

Nón làng Chuông

Những chiếc nón thành phẩm mộc mạc mà không kém phần tỉ mẩn, tinh vi - Ảnh: Kienma (Trung Vũ)

 

Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội giá tốt

 

Làm nón lá kì công là thế, giá nón giờ cũng cao lên. Nhưng lời lãi cũng chẳng có là bao vì bây giờ người ta ít khi dùng nón lá lắm. Trẻ con thành phố có khi còn chẳng thấy nón lá bao giờ. Ngồi nghĩ mà cũng buồn, biết bao làng nghề của Việt Nam đang dần biết mất. Liệu làng Chuông có bị những kinh tế thị trường và sự thờ ơ của lớp trẻ cuốn trôi đi. Có hay chăng ngày nào đó, nón lá làng Chuông không còn nữa. Ta muốn tìm về nhưng chợt bâng khuâng.

 

Iki Oleo - Mytour.vn 

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Nón làng Chuông là gì?

- Nón làng Chuông là một loại nón truyền thống của người dân làng Chuông, thuộc xã Đông Sơn, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Làng Chuông ở đâu?

- Làng Chuông nằm ở xã Đông Sơn, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Làm thế nào để đến làng Chuông?

- Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm Hà Nội, đi theo đường Quốc lộ 32 khoảng 20km, rẽ phải vào đường Lê Trọng Tấn, tiếp tục đi thêm khoảng 5km là đến làng Chuông.

Nón làng Chuông có ý nghĩa gì?

- Nón làng Chuông được coi là biểu tượng của sự may mắn, bình an và thành công. Nó cũng là một phần của trang phục truyền thống của người dân làng Chuông.

Có gì đặc biệt ở làng Chuông?

- Làng Chuông là nơi sản xuất nón làng Chuông, một sản phẩm thủ công truyền thống của người dân địa phương. Bên cạnh đó, làng Chuông còn có những ngôi đền thờ và di tích lịch sử như đền Thượng, đền Trung và đền Hạ.

1 Thích

Đánh giá : 4.5 /468