Mytour blog
Tags:
du lịch Việt Namlàng gốm Bát Tràngkinh nghiệm du lịch Hà NộiLàng điêu khác Sơn ĐồngLàng thêu tay Quất ĐộngLàng quạt Chàng SơnLàng rèn Đa SỹLàng Thạch Xá
06/04/202311.8960

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống - Kỳ 1 năm 2024

Trước sự phát triển của nhiều ngành nghề hiện đại, cùng sự đô thị hóa nhanh chóng các vùng đất trở thành khu công nghiệp, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống không bị mai một với những sản phẩm độc đáo mang đậm giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam, tiêu biểu là ở Hà Nội, Bắc Ninh, Huế,... Mytour sẽ cùng bạn du hành đến các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, làng thêu tay Quất Động, làng gốm Bát Tràng, làng rèn Đa Sỹ, làng quạt Chàng Sơn, làng Thạch Xá với những chú chuồn chuồn tre ngộ nghĩnh dễ thương.

 

1. LÀNG NGHỀ ĐIÊU KHẮC MỸ NGHỆ SƠN ĐỒNG

 

Làng nghề điêu khắc Sơn Đồng đã có mặt ở huyện Hoài Đức, Hà Nội cách nay hàng trăm năm, với nhiều sản phẩm điêu khắc từ gỗ đạt trình độ công phu nghệ thuật cao như tượng Phật, đồ dùng gỗ chạm trỗ tinh xảo,...

 

Làng điêu khắc Sơn Đồng nổi tiếng với các sản phẩm điêu khắc gỗ. - Ảnh: Le Bich

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Đặc biệt kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo chỉ có duy nhất tại Sơn Đồng, với nghề truyền thống là tạc, chạm, khắc và sơn tô tượng để tạo ra những sản phẩm nổi tiếng trong cả nước như tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt; tượng ông Thiện, ông ác, tượng các vị La Hán, kiệu bát cống...

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Điêu khắc là nghề đòi hỏi kỹ thuật cao cùng với nghệ thuật thẩm mỹ tinh xảo. - Ảnh: 117 Imagery

 

Nguyên liệu để tạc tượng là gỗ mít. Theo quan niệm dân gian, mít là loại gỗ “thiêng” thích hợp cho việc chế tác đồ thờ cúng. Gỗ mít có đặc tính dẻo, mềm, thớ dăm, nên có độ bền cao, ít nứt nẻ, dễ gọt, tránh được những sơ suất khi đục đẽo.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Từ đục tách một khối gỗ để ra một pho tượng là quá trình sáng tạo rất bền bỉ.  - Ảnh: 117 Imagery

 

Đối với các nghệ nhân lâu năm để có được những sản phẩm độc đáo tinh khôi, người thợ điêu khắc nên pho tượng nào đó yêu cầu phải có tâm đức, tâm hồn trong sáng và tâm linh. Người nghệ nhân điêu khắc phải hiểu được cội nguồn sâu xa của từng sản phẩm mà mình tạo ra, hiểu từng phẩm chất linh hồn của vị Phật, vị Thánh được tạc để nhân dân tôn thờ…

 

2. LÀNG THÊU TAY QUẤT ĐỘNG

 

Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng nghệ nhân làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Từ thế kỷ 17 làng thêu tay Quất Động đã xuất hiện, những nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động tô đẹp cho đời.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Nghệ nhân cao tuổi đang chăm chú cho tác phẩm thêu. - Ảnh: Le Bich

 

Ông tổ nghề thêu Quất Động cũng như nghề thêu chung của ba miền bắc trung nam là tiến sĩ Lê Công Hành, tên thật là Bùi Công Hành sống vào khoảng thế kỷ 14. Chỉ bằng một cây kim, một sợi chỉ, một miếng vải người thợ thêu Quất Động có thể làm ra những mảng hoa văn mềm mại, đan xen kỳ lạ không nghệ thuật nào làm được.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Một tác phẩm thêu ren ở Quất Động. - Ảnh: Dulichvietnam

 

Các nghệ nhân thêu làng Quất Động đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm thêu truyền thống như: câu đối, nghi môn, lọng, cờ, trướng, khăn trải bàn, các loại trang phục sân khấu cổ truyền… đến những bức tranh thêu phong cảnh, chân dung như nhà sàn Bác Hồ, chùa Một Cột...

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Làng nghề Quất Động gồm nhiều sản phẩm thêu truyền thống. - Ảnh: Vnecdn

 

3. LÀNG QUẠT CHÀNG SƠN

 

Làng Chàng Sơn vốn là một làng nghề truyền thống nổi tiếng hàng trăm năm nay thuộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Từ thế kỷ 19, quạt Chàng Sơn đã nổi tiếng trong và ngoài nước, trong những năm thuộc Pháp người Pháp đã từng nhiều lần mang quạt Chàng Sơn vượt đại dương xa xôi sang Paris triển lãm.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Đủ loại quạt ở làng quạt chàng Sơn: Quạt giấy, quạt nan, quạt the, quạt lụa, quạt tranh.. - Ảnh: Xomnhiepanh

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Ngay cả đứa bé cũng là một nghệ nhân làm quạt. - Ảnh: Xomnhiepanh

 

Đã từ xa xưa người Việt Nam đã quen với chiếc quạt giấy cầm tay quạt phạch phạch mỗi khi ngày hè nóng oi ả khi không có quạt điện, quạt máy như bây giờ và dù vậy chiếc quạt giấy vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật, thầm lặng và dẻo dai như như một mạch ngầm chưa bao giờ tắt.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Chiếc quạt với họa tiết sắc xảo Hồ Gươm và cầu Thê Húc. - Ảnh: Vatgia

 

Cho dù là treo tường hay cầm tay thì từ chiếc quạt vẫn toát lên một vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ từ những họa tiết, hình ảnh giữa chiếc quạt. Chiếc quạt càng ấn tượng hơn bởi chất liệu the tơ óng ánh màu hoàng tộc, các vân sáng lung linh tự nhiên hòa quyện với các họa tiết được trạm trổ phía trên

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Chiếc quạt còn được dùng trong các tiết mục múa. - Ảnh: Flickr

 

Du khách đến vùng quê sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cụ già ngồi phe phẩy chiếc quạt giấy dưới bóng cây râm mát cạnh ngồi thưởng thức chén trà làm bao hồi ức một thời thơ ấu nơi làng quê thanh bình, yên ả, thấy lòng mát rượi bởi có chiếc quạt thân quen.

 

4. RỰC RỠ SẮC MÀU LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

 

Làng gốm Bát Tràng, Hà Nội Một ngôi làng cổ có khoảng 500 tuổi thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây được biết đến là một nơi sản xuất các đồ gốm có chất lượng cao với những hình ảnh hoa văn trên sản phẩm mang đậm văn hoá, phong tục của người Việt.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Một nghệ nhân ở Bát Tràng đang chế tác sản phẩm. - Ảnh: Anh Huy

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Chuẩn bị vào lò. - Ảnh: Hai Nguyen Tuan

 

Hầu hết, các sản phẩm gốm Bát Tràng được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công mang đậm dấu ấn tài năng nghệ thuật sáng tạo của người nghệ nhân được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét đặc trưng rất riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Nghệ nhân dùng tay tạo sản phẩm gốm trên bàn xoay. - Ảnh: Thinh Ho Dinh

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Những chiếc bình gốm Bát Tràng chạm trổ tinh xảo. - Ảnh: Vu Thinh

 

Bộ ấm chén tử sa bọc đồng được làm từ chất liệu gốm đất đỏ một loại đất đặc trưng của Bát Tràng. Mỗi bộ ấm chén gốm tử sa mang trên mình những nét tinh túy riêng. Bên trong mỗi bộ đều được tráng một lớp men đặc trưng mà không nơi nào có tạo nên vẻ đẹp tinh tế.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Bộ ấm chén tử sa bọc đồng Bát Tràng nổi tiếng. - Ảnh: Anh huy

 

Làng gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Nhiều nghệ nhân có tay nghề lão luyện đã thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc..vô cùng có giá trị.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Rực rỡ sắc màu Bát Tràng . - Ảnh: Khiem Dang

 

Để một làng nghề truyền thống lâu đời không bị mai một và phát triển đa dạng hơn bằng một tình yêu nghề gốm mãnh liệt và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, các nghệ nhân đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt để phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa đưa gốm Bát Tràng đến khắp mọi miền đất nước và ra cả nước ngoài.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Gốm Bát Tràng chuẩn bị lên đường làm đẹp cho từng gia đình. - Ảnh: Quang Vu

 

5. LÀNG RÈN ĐA SỸ

 

Làng rèn Đa Sỹ thuộc xã Kiến Hưng, thành phố Hà Đông có từ đời Hùng Vương thứ 18, là nơi cung cấp vũ khí cho các Lạc hầu, Lạc tướng giữ yên bờ cõi và sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất, lao động. Trải qua những biến thiên của lịch sử, nghề rèn ở Ða Sỹ vẫn tồn tại và phát triển.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Một nghệ nhân ở làng rèn Đa Sỹ. - Ảnh: Le Bich

 

Hiện nay, Đa Sĩ có khoảng 900 hộ dân làm nghề rèn, sản phẩm tập trung vào hai mặt hàng chính là dao, kéo các loại. Các sản phẩm rèn của làng Đa Sĩ hiện diện ở mọi nơi, từ Bắc vào Nam, có mặt trong mọi gia đình, góp phần tham gia vào rất nhiều khâu sản xuất, ngành nghề.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Dao kéo ở làng Đa Sỹ sản xuất rất bền và bén. - Ảnh: Nam Long

 

Mỗi hộ dân trong làng đều có bí quyết rèn bí truyền của riêng mình nhưng dù được rèn với bất kỳ bí quyết nào thì dao kéo của làng rèn Đa Sĩ thường rất bền bởi kỹ thuật nung thép của người Đa Sĩ là không được nung quá lửa vì như thế dao sẽ dễ bị mẻ, hay khi vừa rèn xong sẽ tôi qua nước đủ thời gian, nếu không dao sẽ bị giòn, dễ vỡ như gang.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Đứng đầu lò phải là thanh niên có sức khỏe. - Ảnh: Nam Long

 

6. MỘC MẠC CHUỒN CHUỒN TRE Ở LÀNG THẠCH XÁ

 

Có một làng nghề độc đáo với truyền thống làm chuồn chuồn tre ở xã Thạch Xá, Hà Tây cũ, nhờ làm chuồn chuồn tre bán cho các cửa hàng lưu niệm và bán làm đồ chơi cho các em học sinh mà nay cuộc sống của người dân ở đây có phần khấm khá hơn trước rất nhiều.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Những chú chuồn chuồn tre với hình dáng, màu sắc ngộ nghĩnh dễ thương. - ảnh: Vietq

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Chuồn chuồn tre là một sản phẩm thủ công đặc trưng độc đáo tượng trưng cho tài hoa của người nghệ nhân mà chỉ riêng làng Thạch Xá, để hoàn thành một chú chuồn chuồn tre phải trải qua mười công đoạn chế tác. Những chú chuồn chuồn tre được làm bằng tre được vót mỏng, sơn màu sắc cho bắt mắt, vẽ hình ngộ nghĩnh rất dễ thương.


Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Nghệ nhân chạm trổ chi tiết từng cánh chuồn chuồn tre. - Ảnh: Ha Hai

 

Một điều đặc biệt hấp dẫn nhiều trẻ em và du khách ở chỗ những chú chuồn chuồn có thể đậu cân bằng trên 1 điểm tiếp xúc bé xíu nhờ những yếu tố kĩ thuật tinh tế bí truyền nào đó của người nghệ nhân làm ra chúng.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Những cánh chuồn chuồn tre trước gió. - ảnh: Vit Đien

 

Với khả năng tự cân bằng chú chuồn tre lắc lư cho cảm giác rất sống động như 1 chú chuồn chuồn thật. Sự cân bằng của chú chuồn tre tạo ra cảm giác thú vị như đang xem người nghệ sĩ xiếc biểu diển sự khéo léo giúp người xem có niềm vui nhẹ nhàng đơn giản và pha chút tò mò.

 

Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống (Kỳ 1)Chuồn chuồn tre với đủ màu sắc sặc sỡ. - Ảnh: Vietq

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Mộc mạc và giản dị những chú chuồn tre dễ thương luôn luôn thu hút hấp dẫn không chỉ các em nhỏ mà cả những du khách lớn tuổi, cũng muốn mua một vài chú chuồn chuồn tre về thử nghiệm hoặc mua làm quà tặng con cháu khi có dịp đến tham quan làng Thạch Xá.

 

Mời bạn tiếp tục hành trình “ Tinh hoa nghệ thuật Việt Nam qua những làng nghề truyền thống - Kỳ 2.

 

Hà Lee - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..  

Các câu hỏi thường gặp
Làng nghề truyền thống là gì?

- Làng nghề truyền thống là những khu vực tập trung sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam.

Tại sao Hà Nội và Miền Bắc lại có nhiều làng nghề truyền thống?

- Hà Nội và Miền Bắc là vùng đất có nền văn hóa lâu đời, nơi tập trung nhiều dân tộc và vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là các loại cây cối, động vật, nguyên liệu sản xuất thủ công mỹ nghệ.

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội và Miền Bắc là gì?

- Hà Nội: làng gốm Bát Tràng, làng nghề đúc đồng Ngu Xá, làng nghề làm giấy Xương Giang, làng nghề làm đèn lồng Hàng Đào, làng nghề làm bánh đa Phù Lỗ, làng nghề làm bánh chưng Phúc Kiến.

- Miền Bắc: làng nghề làm nón Ninh Hiệp, làng nghề làm đèn ông sao Đèo Gia, làng nghề làm đồ gỗ Phúc Sen, làng nghề làm đồ da Đồng Kỵ, làng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ Bắc Ninh.

Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của các làng nghề truyền thống ở Hà Nội và Miền Bắc là gì?

- Làng gốm Bát Tràng: các sản phẩm gốm sứ như chén, đĩa, bát, ly, tượng, hoa văn trang trí.

- Làng nghề đúc đồng Ngu Xá: các sản phẩm đồng như bình hoa, đèn, chân đèn, tượng, chảo, nồi, chén, đĩa.

- Làng nghề làm giấy Xương Giang: giấy truyền thống, giấy vẽ, giấy in, giấy gói bánh chưng, giấy lụa.

- Làng nghề làm đèn lồng Hàng Đào: đèn lồng trang trí, đèn lồng cắm trại, đèn lồng dân gian.

- Làng nghề làm bánh đa Phù Lỗ: bánh đa trộn, bánh đa nướng, bánh đa trộn thịt, bánh đa trộn rau.

- Làng nghề làm bánh chưng Phúc Kiến: bánh chưng truyền thống, bánh chưng nhân thịt, bánh chưng nhân đậu xanh.

Tại sao các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống lại được coi là tinh hoa nghệ thuật Việt Nam?

- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống được sản xuất bằng tay, từng sản phẩm đều mang một giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật đặc trưng của từng vùng miền. Những sản phẩm này không chỉ đẹp mắt, mà còn có giá trị văn hóa, tinh thần và kỹ thuật cao, thể hiện sự tinh tế, sáng tạo và độc đáo của nghệ thuật Việt Nam.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /276