Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, được hình thành qua quá trình lịch sử. Là minh chứng cho nét đẹp văn hóa dân giân, đó còn là nơi giải trí, gắn kết cộng đồng. Các lễ hội hầu hết được tổ chức vào mùa xuân. Mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng biệt. Cùng blog.mytour.vn điểm qua 5 lễ hội truyền thống quanh Hà Nội dịp đầu năm nhé!
Lễ hội chùa Hương diễn ra tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Được khai hội vào ngày mùng 6 tháng giêng, và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch. Ngày khai hội, trước đây vốn là ngày khai rừng, sau này được lấy làm ngày khai hội. Phần lễ hội chùa Hương không cầu kỳ, nhưng luôn thu hút đông đảo du khách và tín đồ phật tử tụ họp về đây.
Ảnh: sưu tầm
Chùa Hương được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích quốc gia năm 1962. Đi hội chùa Hương ta có dịp hòa mình vào không khí hội làng truyền thống. Phần hội gồm: bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, văn,... Thật thú vị được ngồi thuyền thong dong vãng cảnh suối Yên, chùa chiền hay leo núi thăm động, thưởng thức các tiết mục văn nghệ.
Ảnh: sưu tầm
Ảnh: sưu tầm
Địa chỉ: làng Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
Hội làng Triều Khúc diễn ra theo định kỳ ba năm một lần. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 9 - 12 tháng giêng âm lịch. Lễ chính được diễn ra vào ngày mùng 10, là phục dựng lại nghi lễ lên ngôi của Phùng Hưng. Sử sách xưa ghi lại, Phùng Hưng thắng giặc, sau đó lên ngôi vua, tự xưng là Bố Cái Đại Vương. Sau khi ông mất, dân làng đã lập nên đền thờ, suy tôn ông làm thành hoàng.
Ảnh: sưu tầm
Mọi người trong làng sẽ ăn mặc đẹp theo đúng nghi thức: quần lụa, áo gấm, hài thêu hoa văn. Sẽ có một đoàn những thanh niên trai tráng chưa vợ, khiêng kiệu và nghi trượng che lọng tía, lọng vàng. Ngoài ra còn các tiết mục như múa rồng, múa lân, múa bồng, múa sênh tiền, múa chạy cờ...
Đáng chú ý nhất trong ngày là điệu múa “con đĩ đánh bồng”. Đây là điệu múa có tính ước lệ cao, được các nam thanh niên của làng đóng giả nữ biểu diễn. Hội làng Triều Khúc vẫn giữ được nét nguyên sơ của lễ hội truyền thống. Nó mang trong mình cốt cách, nét đẹp tâm linh của thủ đô ngàn năm văn hiến.
Ảnh: sưu tầm
Lễ hội gò Đống Đa
Địa chỉ : gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Hội gò Đống Đa diễn ra vào mùng 5 tết Nguyên Đán. Lễ hội tôn vinh vua Quang Trung người trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Lễ hội có rất nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rất rõ tinh thần thượng võ.
Ảnh: sưu tầm
Trò rước Rồng lửa Thăng Long là trò chơi độc đáo nhất. Thanh niên hai làng Khương Thượng và Đồng Quang bện rơm thành hình con rồng lớn và trang trí bằng giấy bồi và mo cau. Một tốp thanh niên đi quanh đám rước Rồng lửa, biểu diễn côn quyền, tái hiện lại chiến trận năm xưa. Họ biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn.
Ảnh: sưu tầm
Đám rước trải dài từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa, rực rỡ sắc màu. Diễu hành chậm rãi để dân chúng có thể chiêm ngưỡng bức tượng hoành tráng của lễ hội.
Địa chỉ: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào dịp rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, với ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống. Đồng thời, nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội. Vào dịp này dân làng có thể dâng lễ lên thần hoàng cầu xin thánh hiền giúp cho dân giàu, xã văn minh, xóm làng an bình.
Ảnh: sưu tầm
Phần hội có nhiều trò diễn, độc đáo nhất phải kể đến trò chơi cờ người. Theo lệ, trước khi lễ hội diễn ra, làng sẽ chọn lấy 2 bà tướng cờ là người phẩm hạnh, giàu có trong làng. Mỗi bà tướng sẽ nhận 16 thiếu nữ độ tuổi từ 10-15 xinh đẹp, nết na và nuôi ăn uống, may cho những bộ quần áo đẹp. Các cô gái này sẽ được rèn tập làm quân cờ sau đó mới được biểu diễn và thi đấu ở sân đình.
Bên cạnh những nét văn hoá truyền thống, lễ hội cũng là dịp quảng bá giới thiệu sản phẩm Gốm Bát Tràng. Đến với hội làng Bát Tràng du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm vô cùng tinh tế được làm bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân nơi đây.
ở Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đây vừa là nét đẹp văn hoá của dân tộc ta, vừa là sản phẩm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước. Hãy đến đây vào dịp đầu xuân để vui chơi, khám phá và hòa mình vào không khí lễ hội rộn ràng, vui tươi.
0 Thích