Mytour blog
Tags:
vui chơi giải tríLễ hội - Sự kiệndu lịch Phú Thọ
06/04/20233.3110

Trò Trám - lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam năm 2024

Đêm ngày 2-2 ( tức ngày 11 tháng giêng năm Nhâm Thìn) hàng nghìn người dân xã Tứ Xã và du khách náo nức về dự Lễ hội Trò Trám (còn gọi là Lễ hội “Linh tinh tình phộc”) ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ).

 

Trò Trám - lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam

Dù lễ diễn ra 12h đêm nhưng vẫn thu hút được khá đông người

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phú Thọ

 

Lễ hội gồm 3 phần: hội trình nghề “tứ dân chi nghiệp”, lễ Mật và lễ rước lúa thần. Đêm ngày 11 diễn ra phần hội trình nghề “tứ dân chi nghiệp” Đây là phần vui nhộn nhất của lễ hội với các trò diễn mang tính hài hước, mua vui, rất gần với sinh hoạt đời thường. Màn diễn “Tứ dân chi nghiệp” còn có tên gọi khác là "Bách nghệ khôi hài" là màn kịch dân gian vui nhộn khắc họa 4 nghề chính trong đời sống (sỹ, nông, công, thương) do chính những người nông dân tham gia trình diễn các vai: thợ cày, thợ cấy, thợ mộc, người chăn tằm, dệt vải, thầy đồ, thầy thuốc, thầy cúng, người đi buôn, đi câu, bắt cá… với những động tác, ngôn ngữ gây cười cho người xem. “Bách nghệ khôi hài” là ngày hội tự do, do vậy có những màn hoạt cảnh, mang nhiều yếu tố của sân khấu dân gian được cách điệu hóa, khôi hài, cười đến chảy nước mắt.

 

Trò Trám - lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam

Các nghi thức trong lễ hội

 

Hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người xem hơn cả là lễ Mật, mong cho nòi giống sinh sôi, được thực hiện vào nửa đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12 tháng Giêng tại miếu Trò. Sau lễ tế (bắt đầu vào lúc 23 giờ) do các cụ cao tuổi trong làng thực hiện đến đúng 0 giờ, cụ chủ lễ thắp hương và rước Nõ – Nường (Nõ là chiếc dùi gỗ hình dương tính – Nường là chiêc mui rùa hình âm tính) từ trên ban thờ đưa Nõ cho người nam ở trần chít khăn và Nường cho người nữ mặc yếm thắm. Lúc này, mọi đèn, nến đều được tắt hết. Khi cụ chủ lễ xin âm dương và hô “Linh tinh tình phộc” thì đôi nam nữ dướn người lên, giơ cao dùi gỗ và mui rùa, miệng hát “bên ấy có nứng cùng chăng, bên này lủng lẳng như giằng cối xay” rồi chọc nhanh vào nhau cho khớp. Nghi lễ này diễn ra 3 lần theo hiệu lệnh và theo quan niệm của người xưa, nếu cả 3 lần chọc trúng vào nhau thì năm đó sẽ mưa thuận, gió hòa, làm ăn tươi tốt, cuộc sống ấm no…

 

Trò Trám - lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam

Hát, múa..... văn nghệ phục vụ bà con

 

Tiếp đến, khi cụ già trong làng hô ''''''''Tháo khoán'''''''' thì các chàng trai, cô gái trong làng kéo nhau ra sau miếu để trêu ghẹo, đụng chạm nhau. Trong đêm tối, khi các đôi tình nhân đang "tháo khoán", mọi người không được phép quay phim, chụp ảnh.

 

Trò Trám - lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam

" Lễ Mật " thu hút đông đảo bà con hơn cả

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Phú Thọ


Sang đến sáng ngày 12 là phần lễ tế, lễ rước lúa thần, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nông dân ấm no. Những bông lúa thu hoạch từ vụ trước thờ trong miếu Trò được lấy ra rước đến đền Xa Lộc, nơi thờ vị tướng Phùng Lân Hổ thời nhà Trần, sau đó tiếp tục rước xung quanh làng, qua những cánh đồng thôn xóm đi theo con đường bờ hồ, gò vườn cũ, bờ đầm về miếu Trò. Trong khi rước lúa trên đường làng, các trò diễn tiếp tục được thực hiện tạo không khí nhộn khắp làng. Cuối cùng là lễ cúng thập bái thực hiện tại miếu Trò để kết thúc hội.

 

Trò Trám - lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam

Lễ Tế

Xem thêm: Các tour du lịch Phú Thọ

 

Với nội dung diễn xướng phong phú, hình thức thể hiện khôi hài đem đến cho người dự hội những tiếng cười sảng khoái, lễ hội Trò Trám sống mãi trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng, đem lại cho người dân niềm tin yêu cuộc sống và góp phần làm phong phú hơn bản sắc văn hóa vùng đất Tổ.

 
Các câu hỏi thường gặp
Trò Trám là gì?
Trò Trám là một lễ hội phồn thực lớn nhất Việt Nam, diễn ra hàng năm tại tỉnh Phú Thọ vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch.
Tại sao lại gọi là Trò Trám?
Trò Trám được gọi là vậy vì trong lễ hội này, người dân sẽ cùng nhau trám bánh chưng, bánh giày và các món ăn khác để chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán.
Trò Trám diễn ra như thế nào?
Trò Trám diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch. Trong đó, ngày 10 và 11 là các hoạt động văn hóa, tôn giáo và lễ hội, còn ngày 12 là ngày chính của lễ hội, khi mọi người cùng trám bánh chưng và bánh giày.
Lễ hội Trò Trám có ý nghĩa gì?
Lễ hội Trò Trám có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam, đó là tôn vinh và gìn giữ truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, lễ hội còn mang ý nghĩa về sự đoàn kết, tình yêu thương và hy vọng cho một năm mới đầy may mắn.
Ai có thể tham gia lễ hội Trò Trám?
Lễ hội Trò Trám là một lễ hội dân gian, nên ai cũng có thể tham gia, bao gồm cả người dân địa phương và du khách. Tuy nhiên, để tham gia trám bánh chưng và bánh giày, bạn cần đăng ký trước với ban tổ chức.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /200