Mytour blog
Tags:
mẹo du lịchkinh nghiệm du lịchbí kíp du lịch
06/04/20231.7070

'Tự tay' cải thiện văn hóa du lịch, tại sao không? - Kỳ 1 năm 2024

Việt Nam là điểm đến an toàn, Việt Nam là chốn du lịch được du khách nước ngoài ưa chuộng… Đó là những điều bạn có thể dễ dàng tìm thấy được trên bất cứ trang thông tin du lịch nào, nhưng sự thật có phải thế không? Ô nhiễm rác thải, nạn chặt chém, ăn xin, trộm cắp đang dần làm du lịch Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Biết là vậy, nhưng muốn thay đổi điều đó thì không phải một sớm một chiều, bạn hoàn toàn có thể góp sức trong công cuộc xây dựng văn hóa du lịch Việt Nam chỉ với những hành động nhỏ!

 

Làm sao để Việt Nam không mất điểm trong mắt du khách nước ngoài

Làm sao để Việt Nam không “mất điểm” trong mắt du khách nước ngoài? - Ảnh: thanhnien

 

BỎ RÁC ĐÚNG CHỖ

 

Một trong những vấn đề khiến du lịch Việt Nam “mất điểm” cực lớn trong mắt du khách nước ngoài đó chính là… rác. Rác ở tất cả mọi nơi, nhìn đâu cũng thấy rác, từ những gốc cây ven những con đường nổi tiếng là đẹp của Sài Gòn như Lê Duẫn, Đồng Khởi, Hàm Nghi… đến những khu du lịch sinh thái như rừng Nam Cát Tiên, miền Tây sông nước cũng toàn là rác. Khủng khiếp nhất là, Việt Nam nổi tiếng với những bờ biển đẹp, hoang sơ, thế nhưng khi du khách tìm đến những Lý Sơn, những bãi Sao - Phú Quốc, hay bãi Tranh của Nha Trang, họ sững sờ khi thấy đó như một khu vực tập trung rác chứ không phải là “thiên đường” họ được giới thiệu.

 

Rác chính là thủ phạm tàn phá cảnh quan Việt Nam

Rác chính là “thủ phạm” tàn phá cảnh quan Việt Nam - Ảnh: vteen

 

Thật sự là nhìn đâu cũng thấy rác, chơi trong rác, tắm trong rác

Thật sự là nhìn đâu cũng thấy rác, chơi trong rác, tắm trong rác - Ảnh: baogiaothong

 

Nếu không giữ gìn, liệu những cảnh quan thế này có còn tồn tại

Nếu không giữ gìn, liệu những cảnh quan thế này có còn tồn tại? - Ảnh: Mytour

 

Hay sẽ trở thành khu tập trung rác sau đó một thời gian

Hay sẽ trở thành “khu tập trung rác” sau đó một thời gian? - Ảnh: Mytour

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ngãi

 

Khoan nói đến những kế hoạch dọn rác quy mô lớn, hay chung tay, chung sức kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bạn hãy tự làm nên những thay đổi nhỏ chỉ bằng cách bỏ rác của mình vào thùng, vậy thôi! Đôi khi nếu không có thùng rác, hãy bỏ vào cặp, balo, túi xách của mình chứ đừng vin vào lý do đó để biện hộ cho việc xả rác bừa bãi.

 

Trước tiên hãy tự bỏ rác của mình vào thùng cái đã

Trước tiên hãy tự bỏ rác của mình vào thùng cái đã - Ảnh: hoangtuanqn

 

NHẶT RÁC KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH

 

Bạn hoàn tất bước trên cực dễ dàng? Vậy thì quá tốt rồi, bây giờ nâng “độ khó” lên một chút nhé, hãy nhặt rác ngay cả khi nó không phải là của bạn! Có vẻ “thử thách” hơn một chút rồi, bởi thực sự chúng ta có thể dễ dàng phê phán một cô bé, cậu bé vứt một hộp sữa xuống đường khi đang ngồi trên xe, nhưng để bước lại, nhặt lên, và trả vào đúng thùng rác là một việc hoàn toàn khác.

 

Nhặt rác không phải của mình không phải là chuyện đơn giản

Nhặt rác “không phải của mình” không phải là chuyện đơn giản - Ảnh: sontradanang

 

Nếu bạn không bận tay vào đúng thời điểm đó, hãy cứ nhặt lên và bỏ vào thùng rác, đừng coi đó là việc bạn không phải của bạn, hãy nghĩ rằng bạn đang góp phần cho vẻ đẹp thành phố của bạn sống đó!

 

Góp tay vào công việc nhặt rác là đã phần nào giúp cải thiện cảnh quan du lịch đấy

Góp tay vào công việc nhặt rác là đã phần nào giúp cải thiện cảnh quan du lịch đấy! - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng

 

DỪNG XE ĐÚNG QUY ĐỊNH

 

Bên cạnh rác thải, vấn đề có thể “ám ảnh” du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, thậm chí họ nguyện rằng sẽ “một đi không trở lại”, đó là tình hình giao thông kinh khủng của Việt Nam. Nếu bạn học tập và làm việc ở khu vực trung tâm các đô thị lớn như Sài Gòn chẳng hạn, chắc bạn cũng không hề xa lạ với hình ảnh từng tốp du khách nước ngoài đứng lớ ngớ ở các ngã tư, bên cạnh cột đèn giao thông, họ không biết khi nào mình có thể qua đường được, bởi đèn đã chuyển màu đỏ, nhưng từng dòng xe cộ vẫn chạy băng băng, hoặc xe nào “vượt thác” không kịp thì sẽ dừng, đỗ ngay vạch đường cho người đi bộ.

 

Dừng xe bữa bãi khiến du khách bối rối không biết làm sao để qua đường

Dừng xe bữa bãi khiến du khách bối rối không biết làm sao để qua đường - Ảnh: baomoi

 

Lúc nào cũng dừng xe đẹp thế này thì thật quá tốt

Lúc nào cũng dừng xe đẹp thế này thì thật quá tốt - Ảnh: petrotimes

 

KHÔNG “LEO LỀ”

 

Cũng tương tự như việc dừng, đỗ xe bừa bãi, hoặc chạy xe “bất chấp” tín hiệu đèn giao thông, việc chạy xe “leo lề” của những “người Việt mình” cũng khiến du khách khiếp đảm. Muốn biết cảm giác của du khách nước ngoài, bạn hãy thử đi bộ dọc các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng Tám, Trần Hưng Đạo của Sài Gòn tầm giờ cao điểm xem, lúc đó, vỉa hè chằng khác gì lòng đường, từng dòng xe cứ phóng “vèo vèo” và bóp còi inh ỏi nếu người đi bộ không chịu “nhường” cho họ chạy.

 

Người đi bộ trên lề đôi khi còn phải nhường đường cho xe máy

Người đi bộ trên lề đôi khi còn phải “nhường đường” cho xe máy - Ảnh: thanhnien

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

 

Mời bạn xem thêm: ''''''''Tự tay'''''''' cải thiện văn hóa du lịch, tại sao không? - kỳ 2

 

Bạn thấy đấy, những hành động trên không quá khó, thậm chí có thể nói là quá đơn giản để thực hiện, và bạn có thể làm điều này mỗi ngày. Để cải thiện văn hóa du lịch Việt Nam, hãy bắt đầu những hành động trên, trước khi nói những lời “có cánh”, chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều!

 

Huyscout - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /587