Mytour blog
Tags:
du lịch hà nộiphở Hàng Trốngcốm làng Vònghàng trốnglụa hà đông
06/04/20234.4510

Vàng ươm sắc miến Cự Đà năm 2024

Bắc Bộ xưa kia là cái nôi của những làng nghề truyền thống. Ta vẫn nghe xôn xao đâu đó nào tranh Hàng Trống, nào cốm Làng Vòng, nào lụa Hà Đông, nào gốm Bát Tràng … Và cũng không thua kém những tiếng thơm kia, ở Thanh Oai cũng có một làng nghề nức tiếng đến ngày nay vẫn được lưu giữ. Đó chính là làng miến Cự Đà. Ngôi làng cửa những vàng ươm sắc nắng.

 

miến Cự Đà

Miến Cự Đà – những dải mây bồng mang sắc nắng - Ảnh: Phạm Tiên Hông

 

Hàng Cự Đà ngay gần trung tâm Hà Nội. Đi về phía Thanh Oai độ 20km, ta dễ dàng bắt gặp một ngôi làng đơn sơ nằm bên bờ sống Nhuệ lúc nào cũng vàng ươm màu của miến.

 

làng miến Cự ĐàTừ đầu thôn cuối cuối xóm, đâu đâu ta cũng bắt gặp những bóng miến vàng ươm - Ảnh: Đức Nguyễn

 

Từ xa xưa, làng Cự Đà nổi tiếng với nghề làm tương truyền thống. Tương Cự Đà Nổi tiếng khắp nơi với chất lượng không thua kém gì những cái tên quen thuộc như làng Bần hay làng Đường Lâm từ thưở trước. Ngày nay, người làng Cự Đà vẫn sống bằng nghề làm tương ấy. Nhưng độ dăm bảy chục năm trở lại đây, bên cạnh nghề làm tương, làng cự Đà còn nổi tiếng với nghề làm miến.

 

miến Cự ĐàNghề làm miến ở Cự Đà ra đời độ năm bảy chục năm về trước - Ảnh: Creeye

 

Miến Cự Đà đặc biệt hơn tất thảy những miến của những làng quê Việt khác. Người Cự Đà làm miến từ dong riềng. Sợi miến thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn; khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai rất vừa miệng. Dù có bị nấu quá tay thì miến của Cự Đà cũng không bao giờ bị nở, bị nát.

 

miến Cự ĐàMiến Cự Đà vừa mịn vừa dai, ăn một lần là nhớ mãi - Ảnh: ~Ơ~

 

Miến của Cự Đà được làm kì công lắm, người Cự Đà chọn loại củ dong riềng ngon, đem xay thành bột. Bột dong sau đó được ngâm với nước và lọc để chọn lấy phần tinh bột, rồi được đánh lên. Một phần bột được ngâm với nước sôi gọi là bột chín. Bột chín mang hòa với bột đã lọc tạo nên hỗn hợp sóng sánh, mịn mềm. Chỗ bột ấy nguời ta đem tráng thành bánh, hấp chín và đem phơi nắng. Sau khi khô, bánh được đưa qua máy cán thành từng sợi miến nhỏ, dài và tiếp tục đem phơi.

 

miến Cự ĐàBột làm miến vàng ruộm mịn màng, sóng sánh được làm từ củ rong riềng đem xay thành bột, ngâm nước và trộn lại với nhau một cách tỉ mỉ - Ảnh: ~Ơ~

 

nghề làm miến ở Cự ĐàBột miến được tráng thành bánh, hấp chín trước khi đem ra phơi trên những nồi rất lớn - Ảnh: ~Ơ ~

 

Xem thêm: các khách sạn giá tốt tại Hà Nội

  

miến Cự ĐàMiến tráng xong được đặt lên những tấm phên lớn rồi đem đi phơi nắng cho khô. Phơi miến cũng đòi hỏi phải tỉ mỉ lắm. Người ta phải canh thời gian, canh nắng để làm sao khi cắt ra sợi miếng không bị vụn, bị nát - Ảnh: ~Ơ~

 

miến Cự ĐàPhơi miến  đủ nắng, người ta bắt đầu cắt nhỏ thành sợi vừa ăn. Cắt miến đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ lắm. Nhìn sợi miến vừa dài, vừa bé, vừa mịn là biết ngay miến cự Đà - Ảnh: ~Ơ~

 

miến Cự ĐàMiến sau khi cắt nhỏ lại tiếp tục được đem hong đến khi khô hẳn - Ảnh: Nguyễn Tuấn Hải

 

miến Cự Đà

Miến được phơi đầy khắp sân nhà - Ảnh: ~Ơ~

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

miến Cự Đà

Nhìn miến Cự Đà được phơi, không ít người nghĩ là lụa - Ảnh: ~Ơ~

 

Để làm được những sợi miến vừa dài, vừa đều tay, vừa mịn, người Cự Đà phải tỉ mỉ, cẩn thận lắm. Tỉ mỉ trong từng công đoạn từ  chọn dong riềng cho đến làm bột, cho đến phơi, rồi cắt nhỏ. Ở Cự Đà, trẻ ngay từ hi còn nhỏ đã được làm quen với miến, đã được học cách làm miến để sau này lớn lên nối nghiệp tổ tiên.

 

miến Cự ĐàNhững thế hệ người ở Cự Đà đã sống với miến, gắn liền với miến, từ đời nằng đến đời khác, từ lớp người này đến lớp người khác. Gừ già đến trẻ nhỏ. Miến đã trở thành cuộc sống của người dân nơi đây - Ảnh: Nguyễn Tuấn Hải

 

Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội giá tốt

 

Không như một số nghề mang tính thời vụ, chỉ hoạt động vào một số dịp trong năm. Miến Cự Đà được nhuộm nắng từ ngày này qua ngày khác. Quanh năm người dân ở đây sống với nghề làm miến. Bận rộn nhất có lẽ là lúc cuối năm. Người người nhà nhà muốn tìm lại cái vị dân gian truyền thống. Làng Cự Đà lại rộn rịp những sân phơi. Những dải miến óng ánh, vàng ươm ngập tràn từ đầu thôn tối cuối xóm. Gặp Cự Đà vào những khoảng khắc ấy, ta ngỡ như có thể thấy được cả nắng, cả mây cùng hòa quyện.

 

miến Cự ĐàMiến Cự Đà - nét vàng đặc trưng của truyền thống - Ảnh: sưu tầm

 

Có lẽ bởi vậy nên càng này càng nhiều bạn trẻ biết tới Cự Đà hơn, không chỉ bởi đặc sản thơm ngon mà còn bởi cái khung cảnh vàng ươm trở nắng mà nơi đây mang lại. Cự Đà đẹp, miến Cự Đà thơm ngon, người Cự Đà dễ mến. Đến Cự Đà một lần rồi sẽ nhớ mãi đến mai sau.

 

Iki Oleo - Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Vàng ươm sắc miến Cự Đà là gì?

- Vàng ươm sắc miến Cự Đà là một món ăn truyền thống của người Hà Nội, được làm từ miến trộn với thịt heo, tôm, nấm, rau và gia vị.

Tại sao món ăn này lại được gọi là "vàng ươm sắc miến Cự Đà"?

- Tên gọi của món ăn này xuất phát từ khu phố Cự Đà ở Hà Nội, nơi mà người ta đã nổi tiếng với việc sản xuất miến. Màu vàng ươm sắc của miến được tạo ra từ các nguyên liệu tự nhiên như nghệ và lá dứa.

Món ăn này có hương vị như thế nào?

- Vàng ươm sắc miến Cự Đà có hương vị đậm đà, ngọt ngào và thơm phức của các loại gia vị và nước dùng. Miến mềm, thịt heo và tôm thơm ngon, cùng với rau và nấm tạo nên một hương vị đặc trưng của món ăn này.

Nơi nào có thể tìm thấy món ăn này ở Hà Nội?

- Vàng ươm sắc miến Cự Đà có thể được tìm thấy ở nhiều quán ăn trên khắp Hà Nội, đặc biệt là ở khu phố Cự Đà. Một số địa điểm nổi tiếng để thưởng thức món ăn này bao gồm quán Vàng ươm sắc miến Cự Đà, quán Hương Mai và quán Bún Thang Cự Đà.

Món ăn này có giá cả như thế nào?

- Giá của món ăn này tùy thuộc vào địa điểm và chất lượng của quán ăn. Trung bình, giá của món ăn này dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng một suất.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /406