Mytour blog
Tags:
Ngũ Hành Sơndu lịch Đà Nẵngdu lịch Thanh HóaĐá mỹ nghệ truyền thống Non Nước
06/04/20231.0240

Về thăm làng đá dưới chân Ngũ Hành năm 2024

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc P.Hòa Hải (Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) được hình thành vào thế kỷ 18. Tương truyền các tộc họ đầu tiên đến lập nghiệp ở đây là họ Huỳnh và họ Lê có quê gốc từ Thanh Hóa, do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng.

 

Thời các vua Nguyễn, một số thợ đá ở đây đã bị tập trung về Huế để xây lăng tẩm theo chế độ công tượng. Sản phẩm đá mỹ nghệ của làng Quán Khái (gồm tượng cổ Chămpa, tượng vũ nữ, bộ ấm chén trà) đã được đưa sang triển lãm ở Hội chợ thuộc địa tại thành phố Marseille (Pháp) năm 1922. Tác phẩm nghệ thuật bằng đá nơi đây hiện đã có mặt ở nhiều nước Âu Mỹ. Trước đây, các nghệ nhân chỉ sử dụng các nguồn đá trong nước như đá của Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bình Định, nay do yêu cầu thị hiếu thẩm mỹ ngày càng nâng cao, các cơ sở điêu khắc đá phải nhập khẩu nhiều loại đá có chất lượng cao của nhiều nước như Ấn Độ, Myanmar, các nước Trung Đông về để chế tác theo yêu cầu của khách hàng.

 

Về thăm làng đá dưới chân Ngũ Hành
Làng đá Non nước - Ảnh: Sưu tầm


Đến với làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật như kỳ lân, rồng, sư tử và các đồ lưu niệm, trang sức bằng đá… Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà, đối với những sản phẩm nhỏ, nhẹ, bạn có thể xách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu. Một số nghệ nhân có trang web riêng, khách có thể giao dịch, chọn sản phẩm, gửi tiền ứng vào tài khoản, sản phẩm sẽ được gửi đến địa chỉ theo yêu cầu của bạn, dù là ở nước ngoài.

Hiện nay, làng đá Non Nước có gần 500 cơ sở sản xuất với hơn 3.000 nhân công. Làng đá nằm sát danh thắng Ngũ Hành Sơn, rất thuận tiện cho việc trưng bày, mua bán… góp phần quảng bá du lịch địa phương, làm phong phú thêm “chất liệu” trên con đường “Di sản văn hoá Miền Trung”. Hằng ngày, có rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan làng đá. Họ thật sự khâm phục bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Non Nước.

 

Về thăm làng đá dưới chân Ngũ Hành
Một góc làng đá - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Nẵng

 

Vừa qua, UBND Q. Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) vừa có cuộc họp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Trung tâm Quản lý Di sản Văn hóa Đà Nẵng để bàn việc đăng ký công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với làng đá mỹ nghệ Non Nước theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng. Cuộc họp đã thống nhất đề nghị Trung tâm Quản lý di sản văn hóa Đà Nẵng chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan của quận và P. Hòa Hải thực hiện lập thủ tục hồ sơ đăng ký công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với làng đá mỹ nghệ Non Nước. ê thăm làng đá dưới chân núi Ngũ Hành

Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc P.Hòa Hải (Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) được hình thành vào thế kỷ 18. Tương truyền các tộc họ đầu tiên đến lập nghiệp ở đây là họ Huỳnh và họ Lê có quê gốc từ Thanh Hóa, do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra các sản phẩm là loại đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng.

Thời các vua Nguyễn, một số thợ đá ở đây đã bị tập trung về Huế để xây lăng tẩm theo chế độ công tượng. Sản phẩm đá mỹ nghệ của làng Quán Khái (gồm tượng cổ Chămpa, tượng vũ nữ, bộ ấm chén trà) đã được đưa sang triển lãm ở Hội chợ thuộc địa tại thành phố Marseille (Pháp) năm 1922. Tác phẩm nghệ thuật bằng đá nơi đây hiện đã có mặt ở nhiều nước Âu Mỹ. Trước đây, các nghệ nhân chỉ sử dụng các nguồn đá trong nước như đá của Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bình Định, nay do yêu cầu thị hiếu thẩm mỹ ngày càng nâng cao, các cơ sở điêu khắc đá phải nhập khẩu nhiều loại đá có chất lượng cao của nhiều nước như Ấn Độ, Myanmar, các nước Trung Đông về để chế tác theo yêu cầu của khách hàng.

 

Về thăm làng đá dưới chân Ngũ Hành

Đầy đủ các loại - Ảnh: Sưu tầm


Đến với làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân. Tác phẩm thường có đủ loại hình thù của vạn vật, đặc sắc nhất là tượng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật như kỳ lân, rồng, sư tử và các đồ lưu niệm, trang sức bằng đá… Du khách đến đây thường rất thích mua hàng lưu niệm bằng đá làm quà, đối với những sản phẩm nhỏ, nhẹ, bạn có thể xách tay nhưng đối với những sản phẩm kích thước lớn, cồng kềnh bạn có thể đặt mua trước và chủ các cơ sở bán hàng sẽ có nhân viên giao đến địa chỉ theo yêu cầu. Một số nghệ nhân có trang web riêng, khách có thể giao dịch, chọn sản phẩm, gửi tiền ứng vào tài khoản, sản phẩm sẽ được gửi đến địa chỉ theo yêu cầu của bạn, dù là ở nước ngoài.

Hiện nay, làng đá Non Nước có gần 500 cơ sở sản xuất với hơn 3.000 nhân công. Làng đá nằm sát danh thắng Ngũ Hành Sơn, rất thuận tiện cho việc trưng bày, mua bán… góp phần quảng bá du lịch địa phương, làm phong phú thêm “chất liệu” trên con đường “Di sản văn hoá Miền Trung”. Hằng ngày, có rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan làng đá. Họ thật sự khâm phục bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Non Nước.

 

Về thăm làng đá dưới chân Ngũ Hành
Làng đá - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng 

Về thăm làng đá dưới chân Ngũ Hành

Ngũ hành Sơn - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đà Nẵng

 

Vừa qua, UBND Q. Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) vừa có cuộc họp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng, Trung tâm Quản lý Di sản Văn hóa Đà Nẵng để bàn việc đăng ký công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với làng đá mỹ nghệ Non Nước theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng. Cuộc họp đã thống nhất đề nghị Trung tâm Quản lý di sản văn hóa Đà Nẵng chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan của quận và P. Hòa Hải thực hiện lập thủ tục hồ sơ đăng ký công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với làng đá mỹ nghệ Non Nước.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /383