Mytour blog
Tags:
ẩm thực ngày tếtphong tục truyền thống
06/04/20232.9900

10 lễ tết cổ truyền của người Việt - Phần 1 năm 2024

Từ ngàn đời nay, không đơn thuần chỉ là một danh từ, tiếng “Tết” thân thương đã đi sâu vào hồn người Việt. Tết cất đựng những yêu thương quý giá nhất mà không vốn liếng nào có thể mua được. Tết là dịp các thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn, không những vậy, đây còn là dịp hội họp, cùng nhau ôn lại một năm đã qua và định hướng rõ ràng hơn bước đi trong những năm sắp tới. Cùng Mytour khám phá thử xem ngoài Tết Âm lịch cổ truyền ra, người Việt ta còn đón tết nào trong năm nữa không nhé!

 

1. TẾT NGUYÊN ĐÁN - NGÀY TẾT ĐOÀN VIÊN

 

Đây được coi là dịp lễ tết cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm lịch, Tết Ta, Tết Cả, hay gọi đơn giản là Tết. Tết bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 hàng năm theo lịch âm, có ba ngày chính. Dân gian vẫn còn truyền miệng nhau câu nói “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy” để nói về ba ngày Tết cổ truyền này. Không khí trước, trong và sau Tết vui tươi, nhộn nhịp; đây cũng là thời điểm đàn chim én kéo nhau về báo hiệu một mùa xuân ấm áp cùng sự đua nở khoe sắc của hàng trăm loài hoa.

 

TẾT NGUYÊN ĐÁN
Hình ảnh ông đồ già viết câu đối đỏ trong dịp lễ Tết - Ảnh: Tran Toan

 

TẾT NGUYÊN ĐÁN
Cây đào, món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Việt Nam - Ảnh: Giang Phạm

 

Vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ tiến hành rước ông Táo về chầu trời (hay còn gọi là Tết Táo quân) bằng cách mua ba con cá chép cùng các đồ cúng, vật phẩm, trái cây,... Thời gian từ 23 tháng Chạp đến mùng 1 tết là công đoạn dọn dẹp nhà cửa, sửa sang nội thất, sắm sửa bánh mứt, hạt dưa, bánh chưng bánh tét,... để chuẩn bị đón một năm mới sung túc và an lành nhất.

 

TẾT NGUYÊN ĐÁN
Bánh mứt ngày Tết - Ảnh: mordenlife

 

Hoạt động “gói bánh chưng, bánh tét” là hoạt động chuẩn bị cho Tết truyền thống rất được ưa chuộng. Cả nhà cùng nhau quây quần gói bánh, công đoạn luộc bánh là lúc mọi người hàn huyên về những chuyện diễn ra trong suốt cả một năm của mình, những câu chuyện về gia đình, bạn bè, chuyện tình yêu đôi lứa...

 

TẾT NGUYÊN ĐÁN
Cả nhà quây quần gói bánh chưng, bánh tét chuẩn bị Tết - Ảnh: Sưu tầm

 

TẾT NGUYÊN ĐÁN
Khắp nơi bày bán dây treo ngày Tết đỏ rực một góc chợ - Ảnh: Lion House

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

 

TẾT NGUYÊN ĐÁN
Khay bánh mứt hạt dưa là nét đẹp không thể thiếu mỗi khi Tết đến - Ảnh: Sưu tầm

 

Các gia đình thường chọn mua những chậu hoa to dùng làm vật trang hoàng cho ngôi nhà, các loại hoa truyền thống cho ngày Tết gồm có mai, đào và quất; một số nhà ưa chuộng nụ tầm xuân và hoa cúc. Nhà nhà chuẩn bị mâm ngũ quả với 5 loại trái cây: trái Mãng cầu, trái Đu đủ, trái Dừa xiêm, trái Xoài và chùm Sung. Theo quan niệm dân gian, 5 loại này có cách đọc nghe gần giống với câu “Cầu dừa (vừa) đủ xài (xoài) sung túc” với mong muốn đón một năm mới tràn trề sinh lực, lộc đủ xài, gia đình sung túc, hạnh phúc.

 

TẾT NGUYÊN ĐÁN
Mâm cơm ngày Tết với bánh chưng, thịt nấu đông, dưa muối,... - Ảnh: baoquangngai

 

Hoa đào
Hoa đào, loài hoa ưa thích dịp Tết đến xuân về của người Bắc - Ảnh: tumblr

 

Hoa cúc
Hoa cúc được xem là một trong những loài hoa được ưa chuộng dịp Tết - Ảnh: Nguyen Bico

 

Vào ngày đầu tiên của Tết, các gia đình thường chọn lên chùa hái lộc đầu xuân hoặc ra mộ tổ tiên nhang khói làm địa điểm đầu tiên cho hành trình 3 ngày. Tiếp đó, ghé qua nhà họ hàng hai bên nội ngoại chúc phúc đầu năm. Trẻ con được người lớn tặng cho những phong bao đỏ chói lọi, bên trong đựng một khoản tiền nhỏ mừng xuân gọi là “tiền lì xì” cùng lời chúc may mắn, học hành tấn tới và luôn vâng lời cha mẹ. Người già (các ông, bà, cụ) cũng được tiền lì xì với lời chúc năm mới dồi dào sức khỏe, sống thọ để hưởng phúc cùng con cháu.

 

Tết
Trẻ em diện những bộ đồ mới và đẹp nhất vào dịp Tết - Ảnh: inlichTet

 

Hoa mai
Hoa mai, loài hoa đặc trưng mỗi độ Tết đến Xuân về của đất trời phương Nam - Ảnh: thestohs

 

2. TẾT THANH MINH - THANH MINH TRONG TIẾT THÁNG BA…

 

Từ xa xưa, với đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”... người Việt Nam luôn biết thể hiện sự hiếu kính, biết ơn của mình đối với những người họ mang ơn. Tết Thanh Minh là một trong những dịp như vậy, tuy nhiên đây là ngày tết để ta thể hiện sự biết ơn với những người đã khuất. Theo quy ước, tiết Thanh Minh là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 4 (hoặc mùng 5) tháng 4 và kết thúc vào khoảng ngày 20 (hay 21) tháng 4 dương lịch.

 

Tết thanh minh

Tết thanh minh còn gọi là Tết tảo mộ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Theo phiên âm, "Thanh" nghĩa là trong lành, "minh" là sáng sủa. "Thanh minh" chỉ những ngày có tiết trời trong lành, quang đãng. Trước ngày Thanh Minh một ngày, để đi cúng mộ người ta chuẩn bị nhang đèn, hoa quả, các loại giấy tiền vàng mã, quần áo giấy để đốt, bộ tam sinh (bò, heo, dê)… Vào ngày lễ này, hoạt động đầu tiên là “tảo mộ” - cả gia đình tụ họp cùng nhau ra mộ tổ tiên và những người trong nhà nhưng đã mất để tưởng nhớ về họ, đồng thời dọn dẹp, sơn sửa lại khu mộ. Ngoài phần lễ “tảo mộ” ra, Tết Thanh Minh còn có “hội” đạp thanh với nghĩa “dẫm lên cỏ”.

 

Tết thanh minh
Lễ tảo mộ, dâng nhang nhớ về tổ tiên trong tiết Thanh Minh - Ảnh: tatrungtravinh

 

Đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm “Truyện Kiều” để đời của mình cũng đã có lần nhắc đến ngày tết này:

 

“...Thanh Minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh…”

 

3. TẾT TRÙNG CỬU (TẾT TRÙNG DƯƠNG)

 

Ngày Tết diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 tính theo lịch Mặt trăng (Âm lịch), cũng bởi lí do đó, đây được gọi là ngày Tết Trùng Cửu, hay còn có tên gọi khác là tết hoa cúc. “Cửu” nói về sự bền vững, tồn tại vĩnh viễn (vĩnh cửu), trùng cửu với sự lặp lại của con số 9 ý mong muốn con người sẽ được trường thọ và bình an. Khác với Tết Thanh Minh, người dân với phong tục “đạp thanh” (dẫm lên cỏ) thì vào ngày tết Trùng Cửu, người ta thường “từ thanh” (rời bỏ các bãi cỏ), thay vào đó họ chọn cách leo lên những ngọn núi thật cao để hưởng thụ, chiêm ngưỡng cảnh sắc.

 

TẾT TRÙNG CỬU
Cùng nhau “lên cao” (leo núi) vào tết Trùng Cửu - Ảnh: manthau.wordpress

 

Ngoài tục lệ “leo cao”, người dân còn thưởng hoa uống trà hay rượu làm từ hoa cúc. Người xưa quan niệm hoa cúc là loài hoa tượng trưng cho sự cao thượng, đại diện cho tình bạn và nét nho nhã của danh sĩ, không những vậy hoa cúc còn được xem là một trong bốn loài hoa quân tử: Mai - Lan - Cúc - Trúc.

 

TẾT TRÙNG CỬU
Uống trà hoa cúc và thưởng hoa vào ngày tết Trùng Cửu - Ảnh: Sưu tầm

 

TẾT TRÙNG CỬU
Bánh Trùng Cửu với nhiều màu sắc bắt mắt - Ảnh: manthau.wordpress

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Ngày nay, Tết Trùng Cửu được coi là ngày tết của người già, với mong muốn của con cái và cháu chắt chúc cha, mẹ, ông, bà trường thọ, sống lâu để hưởng phúc con cháu. Như vậy, ngày 9 tháng 9 vừa bao gồm ý nghĩa vốn có của ngày Tết Trùng Cửu truyền thống vừa biểu đạt lòng tôn kính người già của mọi người, chúc các cụ mạnh khỏe, sống lâu.

 

Ở phần 2, Mytour sẽ dẫn bạn tìm hiểu về ngày tết Trung thu, tết Trung Nguyên, tết Khai Hạ, tết Nguyên Tiêu,...

 

Mời bạn xem tiếp: 10 lễ tết cổ truyền của người Việt Nam (phần 2)

 

Hạnh Nguyên - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Lễ tết cổ truyền nào là lễ tết lớn nhất của người Việt Nam?

- Lễ tết lớn nhất của người Việt Nam là Tết Nguyên Đán, được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch.

Lễ tết cổ truyền nào được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch?

- Lễ tết cổ truyền được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch là Tết Nguyên Tiêu.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào thời điểm nào trong năm?

- Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch.

Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào dịp nào trong năm?

- Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào dịp lễ hội Xuân Trăng, tức ngày 15 tháng 1 âm lịch.

Lễ tết cổ truyền nào được tổ chức vào dịp Tết Trung Thu?

- Lễ tết cổ truyền được tổ chức vào dịp Tết Trung Thu là Tết Trung Thu.

Lễ hội chùa Thầy được tổ chức vào dịp nào trong năm?

- Lễ hội chùa Thầy được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 âm lịch.

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào dịp nào trong năm?

- Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào dịp nào trong năm?

- Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào ngày 3 tháng 2 âm lịch.

Lễ hội chùa Thầy được tổ chức ở đâu?

- Lễ hội chùa Thầy được tổ chức tại chùa Thầy, xã Thầy, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

. Lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở đâu?

- Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /498