Mytour blog
Tags:
du lịch Việt Namẩm thực Việt Nambánh chứng việt nam
06/04/20234.3920

4 loại bánh chưng ngon-độc-lạ của ngày Tết Việt Nam năm 2024

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam: “Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, nên lấy gạo làm bánh, bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Bánh chưng qua nhiều năm, bằng sự sáng tạo của mình, người dân Việt Nam đã “biến tấu” và làm nên những loại bánh chưng "ngon-độc-lạ". Cùng Mytour tìm hiểu đó là những loại bánh chưng gì nhé!

 

Bánh chưng

Bánh chưng - một nét đẹp của văn hóa Tết Việt Nam- Ảnh: Tranthaihoa

 

BÁNH CHƯNG CẨM LẠNG SƠN

 

Để có một mâm cổ ngày Tết đúng nghĩa của người Tày ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt là ở Lạng Sơn, không thể thiếu bánh chưng cẩm. Bánh chưng cẩm được xem là một trong 4 loại bánh chưng "ngon-độc-lạ" là bởi vì bánh chưng cẩm Lạng Sơn có hình dạng giống như bánh tét. Bánh chưng cẩm có màu đen tím của lá cẩm, bánh có hương vị thơm ngon, mềm dẻo của hạt nếp được người Tày tỉ mỉ lựa chọn.

 

Bánh chưng cẩm Lạng Sơn

Bánh chưng cẩm Lạng Sơn- bánh chưng của núi rừng- Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lạng Sơn

 

Người Tày cẩn thận chọn nguyên liệu ngon nhất để làm ra loại bánh ngon và mát dâng lên cho ông bà tổ tiên vào dịp lễ Tết để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn. Người Tày quan niệm rằng bánh chưng có ngon hay không là ở chỗ hạt gạo nếp như thế nào. Để tạo ra những hạt gạo nếp ngon nhất thì khi màu vàng óng đã nhuộm trên những thửa ruộng cũng là lúc người Tày thu hoạch lúa. Nhờ sự lao động chăm chỉ của mình, người Tày đã làm ra những hạt gạo nếp trắng ngần, làm nguyên liệu cho bánh chưng cẩm.

 

Bánh chưng cẩm Lạng Sơn

Nguyên liệu cho bánh chưng cẩm Lạng Sơn- Ảnh: anhbaochi

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Lạng Sơn

 

Người Tày cũng không quên để dành những cọng rơm nếp vàng óng, dùng làm nguyên liệu tạo màu cho bánh chưng. Người Tày lấy lá cẩm giã thành nước, trộn với tro từ cọng rơm rạ để tạo màu đen cho nếp, gói bánh chưng bằng lá dong xanh. Nhân bên trong làm bằng đậu xanh bóc vỏ và miếng thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút. Vào ngày Tết, người Tày cùng quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng cẩm, thật ấm cúng phải không nhỉ?

 

BÁNH CHƯNG GẤC ĐỎ LÀNG TRANH KHÚC

 

Một loại bánh chưng nữa cũng được xếp vào 1 trong 4 loại bánh chưng "ngon-độc-lạ" là bánh chưng gấc đỏ làng Tranh Khúc. Bên cạnh bánh chưng xanh truyền thống, làng Tranh Khúc còn làm bánh chưng gấc đỏ với vỏ ngoài vẫn màu xanh nhưng bên trong lại ửng lên màu đỏ của gấc, trong thật bắt mắt!

 

Bánh chưng gấc

Bánh chưng gấc với màu đỏ au- Ảnh: amthucgiadinh

 

Bánh chưng gấc đỏ giống như xôi gấc nhưng lại không phải là xôi, bởi bánh chưng làm từ gạo nếp dẻo, nhuyễn, lại có vị mặn của gấc. Nhân bên trong của bánh làm bằng thịt nạc, đỗ, trộn với đường. Sự kết hợp tuyệt hảo này đã làm nên một loại bánh chưng "ngon-độc-lạ". Tuy nhiên, làm bánh chưng gấc đỏ tốn rất nhiều công sức, từ việc đợi mùa gấc đến bảo quản nó. Trước đây, bánh chưng gấc đỏ thường thấy trong ngày Tết Việt Nam nhưng do nhân bánh ngọt, khó bảo quản nên người dân cũng hạn chế làm bánh chưng này.

 

Bánh chưng gấc

Nhân bên trong của bánh chưng gấc đỏ Tranh Khúc- Ảnh: kay.vn

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Sau này, bánh chưng gấc đã trở lại và nhận được sự yêu mến của thực khách. Bánh chưng gấc, màu đỏ au, đẹp mắt, lại chất lượng, an toàn, tượng chưng cho sự may mắn, phát tài, thịnh vượng và hạnh phúc, là một món quà ý nghĩa cho gia đình bạn trong dịp đầu xuân năm mới đấy!

 

BÁNH CHƯNG CHAY

 

Bánh chưng chay cũng được xếp vào 1 trong 4 loại bánh chưng ""ngon-độc-lạ"". Bánh chưng chay cũng giống như loại bánh chưng xanh thông thường, với vỏ ngoài gói bằng lá dong xanh mát. Bên trong cũng là gạo nếp dẻo, thơm. Nhưng điều đặc biệt chính là ở nhân bánh.

 

Bánh chưng chay

Bánh chưng chay thanh đạm ăn kèm với dưa món- Ảnh: vietnamanchay

 

Nhân bánh được làm từ đỗ xanh vừa chín tới, đem luộc và bóc vỏ, giã mịn và trộn với nấm hương, kèm theo đó là gia vị hòa vào đủ vừa với khẩu vị. Những miếng nấm hương mềm, dai đã làm cho bánh chưng chay dù không có thịt nhưng vẫn mang một nét độc đáo riêng, trở thành một món ăn thanh đạm trong ngày Tết. Ngoài ra nhân bánh cũng có thể được “biến tấu” bằng gấc, hạt sen, bí đao, dừa...

 

Bánh chưng chay

Bánh chưng chay với nhân thập cẩm- Ảnh: banhchungchayNgocTam

 

Theo kinh nghiệm của người làm bánh, sau khi bánh chín nên vớt bánh ra và rửa bánh trong 1 nồi nước lạnh cho lớp nhựa hết dính vào lá, để bánh có thể giữ được lâu. Sau đó để bánh lên mặt phẳng, ép 1 – 2 tiếng cho nước ra hết. Bánh chưng chay có thể giữ được hàng tháng nếu rửa sạch và ép cho ráo nước. Bánh chưng chay thích hợp cho việc thờ cúng Phật và quan trọng hơn, có thể giúp cho thực khách bảo vệ sức khỏe của mình nữa đấy!

 

BÁNH CHƯNG CỐM HƯƠNG THƠM ĐẶC BIỆT

 

Loại bánh cuối cùng lọt “top 4 loại bánh chưng ngon-độc-lạ” chính là bánh chưng cốm có hương thơm đặc biệt. Tuy chỉ mới xuất hiện gần đây, nhưng bánh chưng cốm ngày càng trở nên hấp dẫn với đông đảo người tiêu dùng bởi hương vị thơm mát của cốm và nồng nàn hương thơm từ nhân thịt, đỗ và tiêu.

 

bánh chưng cốm

Dân dã món bánh chưng cốm -Ảnh: sưu tầm

 

Gạo để làm bánh chưng cốm là gạo nếp và cốm khô được nấu với lá thơm để tạo màu xanh nhẹ cho bánh. Khi cắt bánh ra ta sẽ thấy bánh chưng cốm là sự hòa quyện ngũ sắc: có màu xanh ngọc của cốm, có màu xanh lá từ lá dong, có màu vàng của đỗ, có màu đỏ hồng ửng lên từ những miếng thịt nạc, xen kẽ đâu đó là màu trắng tinh của những hạt gạo nếp còn chưa pha màu.

 

bánh chưng cốm

Màu sắc của bánh cốm được tạo nên từ những nguyên liệu trên- Ảnh: Sưu tầm

 

Những chiếc bánh được gói vuông vắn, chắc nịch với lá gói còn xanh mơn mởn đã làm thu hút thực khách. Khi mở bánh ra, thực khách sẽ còn phải mê mẩn hơn nữa bởi mùi hương đặc biệt từ cốm và những lát thịt “thu hút”. Hiện nay, món bánh chưng cốm đang trở thành tâm điểm “săn lùng” của nhiều du khách trên cả nước đấy!

 

bánh chưng cốm

Ấm áp bên bếp lửa nấu bánh chưng đón Tết - Ảnh: Kaka1810

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội

 

Không chỉ là bánh chưng xanh truyền thống mà bằng sự khéo léo, tài năng của mình, người dân trên khắp lãnh thổ Việt Nam đã làm ra được những loại bánh chưng “ngon-độc-lạ” khiến cho du khách trong và ngoài nước phải say đắm. Du khách còn chờ đợi gì nữa mà không thử thưởng thức ngay 4 loại bánh này. Hứa hẹn sẽ thỏa lòng “say mê” của thực khách đấy!

 

Thùy Dương- Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Bánh chưng ngon-độc-lạ nào được làm từ nguyên liệu gì?

Trong 4 loại bánh chưng ngon-độc-lạ của ngày Tết Việt Nam, Lạng Sơn, Miền Bắc, bánh chưng lá dong được làm từ lá dong, bánh chưng lá sen được làm từ lá sen, bánh chưng lá cẩm được làm từ lá cẩm và bánh chưng lá nếp được làm từ lá nếp.

Bánh chưng ngon-độc-lạ nào có hương vị đặc biệt?

Mỗi loại bánh chưng đều có hương vị đặc biệt riêng. Bánh chưng lá dong có hương vị thơm ngon của lá dong, bánh chưng lá sen có hương vị thơm ngon của lá sen, bánh chưng lá cẩm có hương vị đặc trưng của lá cẩm và bánh chưng lá nếp có hương vị đặc trưng của lá nếp.

Bánh chưng ngon-độc-lạ nào được ưa chuộng nhất?

Trong 4 loại bánh chưng ngon-độc-lạ của ngày Tết Việt Nam, Lạng Sơn, Miền Bắc, bánh chưng lá dong được ưa chuộng nhất bởi hương vị thơm ngon của lá dong và cách làm đặc biệt.

Làm thế nào để làm được bánh chưng ngon-độc-lạ?

Để làm được bánh chưng ngon-độc-lạ, bạn cần có kinh nghiệm và kỹ năng trong việc chọn nguyên liệu, chuẩn bị các công cụ cần thiết và thực hiện các bước làm bánh chưng đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về cách làm bánh chưng của từng loại để có thể làm được bánh chưng ngon-độc-lạ.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /247