Đặc sản bánh Việt nhiều vô kể. Chỉ riêng mối tỉnh, thành phố đến mỗi làng đều có món bánh truyền thống riêng của mình.
Bánh được phủ một lớp đậu phộng khá dày - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Cao Bằng
Cái tên bánh khẩu sli nghe lạ lạ vui tai khiến nhiều người nghe lần đầu tò mò. Khẩu sli thường có hình dáng to bằng viên gạch đỏ, lớp trên là lạc màu nâu bóng mượt , lớp dưới là bỏng gạo mịn màng. Qua nhiều công đoạn chế biến, hai lớp bánh dính chặt lấy nhau, ăn giòn tan, dẻo quẹo lại có vị bùi ngọt khiến cho nhiều du khách ăn một miếng mà vấn vương mãi cái hương vị lạ lẫm đó.
Xem thêm: Các tour du lịch đến Hải Dương
Loại bánh đậu xanh thơm phức của đất Hải Dương - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hải Dương
Bánh đậu xanh Hải Dương dường như không mấy xa lạ với nhiều người bởi tính phổ biến rộng rãi của loại đặc sản này. Bánh đậu xanh Hải Dương ăn có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo và thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đậu xanh.
Món bánh giò trong suốt mềm dẻo - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Bắc Giang
Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro.
Bánh cáy độc đáo nhiều màu sắc - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Thái Bình
Bánh cáy Thái Bình, hấp dẫn thực khách ban đầu cũng bởi cái tên. Loại bánh tưởng chừng quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa...
Xem thêm: Các tour du lịch tại Hà Nội
Bánh cốm đặc sản của Hà Nội không ai mà không biết đến - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Bánh cốm làm từ Cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi và cũng là đặc sản của du khách mua về làm quà khi đến Hà Nội.
Bánh gai truyền thống ở Nam Định - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Nam Định
Từ xưa, Nam Ðịnh vẫn có truyền thống làm bánh gai, lá gai ngay Cầu Ốc cũng có nhiều nhà trồng. Cách ăn cũng nghệ thuật. Bánh bóc làm sao khỏi dính lá, khi ăn sao cho khỏi rơi nhân.
Xem thêm: Các tour du lịch tại Nha Trang
Hương vị của xoài hòa quyện vào bánh tráng sẽ như thế nào nhí? - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Nha Trang
Bánh tráng xoài là một món ăn đặc sản khá nổi tiếng của huyện Cam Lâm và một số địa phương lân cận của tỉnh Khánh Hòa. Bánh được làm chủ yếu từ trái xoài chín và mạch nha. Bánh tráng xoài còn có tên gọi là Bánh Xoài Nha Trang bởi phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở thành phố Nha Trang.
Xem thêm: Các tour du lịch đến Quảng Nam
Hương thơm từ mè làm xao xuyến thực khách - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Quảng Nam
Bánh khô mè giòn xốp ngọt ngào, giản dị mà thấm đẫm khúc tâm tình nguồn cội của những người dân xứ Quảng.
Xem thêm: Các tour du lịch tại Hội An
Trông như miếng da lợn nhuộm xanh vậy - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Hội An
Bánh da lợn Hội An đặc biệt mang hương vị bột nếp lúa mới. Bánh da lợn Hội An ăn hơi dai, vị thanh dịu, thoang thoảng mùi thơm hương nếp mới, beo béo vị nước cốt dừa.
Xem thêm: Các tour du lịch tại Sài Gòn
Món bánh bò được giới trẻ ưu thích - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại TP.Hồ Chí Minh
Bánh bò là một loại loại bánh xốp làm từ: bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Những chiếc xe bánh bò dừa trên các đường phố Sài Gòn từ lâu đã trở thành hình ảnh thân quen trong mắt người dân ở đây. Cứ vào khoảng cuối buổi sáng cho đến chiều tối lại dọc ngang qua các con phố bắt đầu cho một ngày mưu sinh.
Vị bánh thanh thanh, béo béo, ngất ngây vị giác - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Sóc Trăng
Bánh pía được làm bằng bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da.
Dẻo nhưng không dính răng là đặc trưng phải có của bánh ít - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá ưu đãi tại Bình Định
Một chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu, vị bùi của đậu hòa quyện mà thành. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng đầy hấp dẫn. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung.
Xem thêm: Các tour du lịch tại Phan Thiết
Cắn một miếng bánh rế giòn rụm thơm thơm cảm giác ngọt ngào khôn tả - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Phan Thiết
Bánh rế là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang và đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế, bánh tráng rế... Bánh là đặc sản của nhiều nơi như Sóc Trăng, Bình Định, Phan Rang, Phan Thiết ...
Bánh ú không thể thiếu trong mỗi dịp tết Đoan Ngọ ở miền Nam - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh
Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Bánh Có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh ú nước tro được gói bằng lá bên ngoài, bên trong là bột nếp và nhân đậu xanh. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng.
Bánh lá mơ với nước cốt dừa có thể nói là ngon không gì bằng - Ảnh: sưu tầm
Bánh lá mơ là một loại bánh dân gian của vùng sông nước miền Tây làm từ ba nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa và lá rau mơ. Theo truyền thống, bánh lá mơ trong, có màu xanh đậm, hình dạng dèn dẹt, dài dài.Ngoài ra,ta cũng có thể nắn bột thành những miếng tròn dẹt hay những sợi ngắn và xoăn lại như hình con nui và đem đi hấp cách thủy.[1].Khi ăn, người ta chan ngập nước cốt dừa trắng lên mặt bánh và đôi khi cũng rắc thêm đậu phộng rang. Bánh lá mơ khi ăn thì dai giòn vừa thơm, vừa ngậy béo ,vừa ngòn ngọt, ngai ngái.
blog.mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp
0 Thích