Mytour blog
Tags:
miền Tây sông nướcẨm thực miền sông nướcdu lịch sông nướcdu lịch cộng đồng
06/04/202317.8213

Cà Ràng - sản phẩm độc đáo của miền sông nước năm 2024

Ai đã từng lênh đênh trên miền sông nước, ghe xuồng mới thấy được chuyện củi lửa bếp núc thật là một điều phiền phức. Đây cũng là cách lý giải về xuất xứ của cái cà ràng – một sản phẩm riêng biệt dành cho vùng sông nước mặc cho sóng sô, gió táp, mưa sa…

 

Cà ràng vốn là tiếng Khmer (kran), tên gọi một loại bếp lò độc đáo vừa bao gồm nơi nấu với 3 ông táo, gắn với một thân đáy chịu lửa hình số 8 dùng đun củi, cời than. Có thuyết cho rằng chiếc cà ràng trước hết do người Xiêm sáng tạo, nhưng thật ra chiếc cà ràng đã từng có mặt trên vùng đất sông nước Nam Bộ này khoảng 1.500 – 2.000 năm (thế kỷ I đến thế kỷ VI). Chủ nhân của nó là cư dân thuộc nền văn hóa cổ nào đó ở ĐBSCL, bởi qua khai quật những di chỉ khảo cổ ở nhiều nơi trong vùng, thí dụ như kết quả khai quật khảo cổ học tại Gò Tháp (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) năm 2000 vừa qua, người ta đã bắt gặp hàng vạn hiện vật, đa phần là những mảnh gốm bể, trong đó nhiều nhất là mảnh bể cà ràng, vòi ấm (siêu), nồi, tô chén, chum vại, lu hũ... Theo các nhà khảo cổ thì cà ràng và vòi ấm (siêu) là hiện vật đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo. Điều đó giúp chúng ta kết luận, cư dân của tầng văn hóa này là các bộ tộc thuộc vương quốc Phù Nam.


Cà ràngCà Ràng - sản phẩm độc đáo của miền sông nước - Ảnh: Sưu tầm

 

Bếp nấu cà ràng khá linh hoạt, có thể để trên sàn nhà bằng tre nứa, ván gỗ; có thể để ngay trên ghe thuyền mà không sợ bị cháy mặt sàn, gọn nhẹ và dễ di chuyển.Về sau, do công năng độc đáo của nó, chiếc cà ràng trở thành một loại phương tiện nấu nướng, nó không chỉ hiện diện tại bếp ăn mỗi nhà mà còn theo chân người nông dân vào tận những vùng sâu, vùng xa trong những tháng gắn với mùa vụ. Chưa hết, nó còn là bạn đồng hành với những người nghèo chuyên sống nghề câu lưới, cũng là người bạn thân thiết của giới thương hồ quanh năm lênh đênh trên sông nước.


Cà ràngBếp Cà Ràng - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp: Đất làm gốm thường được khai thác dưới chân núi Nam Quy. Chỉ có chiếc cà ràng được làm bằng loại đất đặc biệt ở miền núi, tốt nhất là đất lấy ở chân núi Nam Vi, miệt Xà Tón (Tri Tôn, An Giang) là xài bền, có khi vài năm cũng chưa bể, gãy. Ngoài Cà Ràng, họ còn làm “Cà Om” (hình dáng giống như trái bí đỏ lớn, dùng đựng nước sinh hoạt…Chính vì thế nên bà con vùng Xà Tón có điều kiện sản xuất hàng loạt, sỉ cho các ghe thương hồ đem bán tại các chợ lớn, chợ nhỏ, hoặc bán lẻ tận những vùng sâu, vùng xa khắp ĐBSCL.


Cà ràngLàm bếp Cà Ràng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại An Giang

 

Lộ trình thuận tiện nhất của các ghe này là xuôi theo dòng Hậu Giang, thả xuống “miệt vườn”, “miệt dưới”... mà Cái Răng được xem là “tổng đại lý” mặt hàng này. Cái Răng, cách tỉnh lỵ Cần Thơ 6 km về phía Tây Nam, trên Quốc lộ 1, từ quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đi Sóc Trăng. Do thuận lợi việc giao thông thủy, bộ nên sớm trở thành nơi đô hội.

Chợ Cái Răng nhộn nhịp trên bến dưới thuyền nên các ghe cà ràng ở “miệt trên” không thể không đến đây chọn bến cắm sào. Trước ít sau nhiều, nhiều mãi đến mức cà ràng trở thành mặt hàng “ngoại nhập” được người tiêu dùng ưa thích, chiếm tỉ trọng áp đảo, nên bến chợ này được bà con đặt gọi chợ “Cà Ràng” (âm từ tiếng kran hay karan), sau nói trại ra là “Cái Răng”.


Cà Ràng - sản phẩm độc đáo của miền sông nướcCà Ràng - bếp người phương nam - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang

 

Ngày nay, để phù hợp với những loại chất đốt phế liệu/phế phẩm có sẵn rất nhiều tại từng địa phương, hình ảnh một bếp lò bằng đất (cà ràng) được đặt ở góc bếp trong mỗi gia đình ở vùng sông nước ĐBSCL ngày nay dần dần đã được thay thế bằng những bếp gas, bếp điện,… tiện dụng và hiện đại.


Cà Ràng - sản phẩm độc đáo của miền sông nướcBếp củi người phương nam - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ

 

Tuy nhiên, nhiều người dân vùng sông nước vẫn sử dụng cà ràng với lý do giản dị: nồi đất nấu ngon cơm, trã đất nấu nước lèo ngon hơn nồi nhôm, còn cà ràng rất tiện dụng trên ghe xuồng với rất nhiều “ưu thế”. Trước hết nó có thể nung đốt thoải mái mà không lo chuyện lửa có thể bắt sang làm cháy ghe, vì tro than nằm gọn trong bếp. Mặt khác, bếp cà Ràng dễ nhóm và dễ đốt vì có thể đặt củi vào bếp ở khắp bốn bên, và lại không kén một loại củi nào mà dân đi ghe có thể quơ được đâu đó trên bờ, nơi ghe vừa tấp vô. Thêm nữa, nó có thể di dời dễ dàng, khi người ta ngồi ăn uống ở bất kỳ nơi nào đó trên ghe thì cái bếp cà ràng đều có thể mang đặt ngay bên cạnh... Cà Ràng sử dụng thật tiện lợi đặc biệt là với người sống nghề sông nước và nó cũng là dấu ấn khó phai của cuộc sống khẩn hoang của cha ông từ hơn ba trăm năm trước.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Cà Ràng là gì?

Cà Ràng là một loại cá đặc sản của vùng đồng bằng sông nước An Giang, Miền Nam Việt Nam. Cá có hình dáng giống như con rắn, thân dài, mảnh mai, có màu sắc đặc trưng.

Cái tên Cà Ràng có nguồn gốc từ đâu?

Cái tên Cà Ràng được cho là bắt nguồn từ tiếng Khmer, có nghĩa là "cá rắn". Đây là một loại cá được người Khmer ở An Giang săn bắt và ưa chuộng từ lâu.

Cà Ràng có vị như thế nào?

Cà Ràng có vị ngọt, thịt mềm, không có xương, ăn rất ngon. Cá thường được chế biến thành nhiều món như chiên giòn, nướng, kho, canh...

Cà Ràng có giá thành cao không?

Cà Ràng là một loại cá đặc sản, nên giá thành của nó thường khá cao so với các loại cá thông thường. Tuy nhiên, giá cả cũng phụ thuộc vào mùa vụ và nguồn cung cầu.

Cách chế biến Cà Ràng như thế nào?

Cà Ràng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên giòn, nướng, kho, canh... Tùy theo khẩu vị của mỗi người, cách chế biến cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để giữ được hương vị đặc trưng của Cà Ràng, người ta thường khuyến khích nên chế biến đơn giản, không nên dùng nhiều gia vị.

3 Thích

Đánh giá : 4.1 /394