Đất nước Việt Nam hình chữ S với đường bờ biển kéo dài 3260km từ bắc chí nam và vô số các hòn đảo lớn nhỏ, hình thành nên các bãi biển đẹp nổi tiếng. Đặc biệt, Việt Nam là đất nước nhiệt đới nên du lịch biển rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn cần hiểu và biết cách phòng tránh những mối nguy tiềm tàng để niềm vui du lịch của bạn được trọn vẹn.
Du lịch biển rất thu hút tại Việt Nam - Ảnh: Lorcel
Trong ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong những ngày hè nắng gắt, chứa rất nhiều tia cực tím. Tia cực tím này đốt cháy những tế bào sống trên bề mặt da, làm da bị sạm màu, gây nên hiện tượng cháy nắng. Nếu thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím da bạn có thể còn chịu những hậu quả nặng hơn như nám, nhăn nheo, lão hoá nhanh hay thậm chí là ung thư da.
Bình thường, khi đi ra nắng các bạn nữ đều phải mặc áo khoác và bịt mặt kín để hạn chế ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da. Nhưng khi đi biển, với bikini hay những trang phục ngắn dưới cái nắng gắt, da bạn sẽ bị tổn thương, đỏ tấy, rát và bong da sau đó vài ngày, gọi là “cháy nắng”.
Da bị cháy nắng khi đi biển - Ảnh: hanhtrinh4muayeuthuong
Cách phòng tránh:
Bôi kem chống nắng 4 tiếng 1 lần - Ảnh: tourhe
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phú Quốc
Không chỉ đến những bãi biển ở đất liền mà du khách cũng rất chuộng du lịch biển ở những hòn đảo đẹp như Phú Quốc, Cô Tô, Phú Quý, Nam Du… Để đi đến các hòn đảo, đặc biệt là những hòn đảo nhỏ và du lịch chưa phát triển để có thể đi bằng sân bay thì du khách thường phải đi tàu. Và những cơn say sóng trên tàu sẽ làm cho du khách (đa số là du khách nữ) cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, suy nhược....
Việc chịu đựng những cơn say sóng sẽ làm cho bạn cảm thấy mất sức và khó có thể hồi sức nhanh để hoà mình vào cuộc vui sau đó.
Say sóng làm bạn mất sức nhanh chóng - Ảnh: thecruiseaddict
Một số cách để hạn chế và phòng tránh say sóng:
Sứa biển là loài động vật có cơ thể trong suốt lẫn trong nước biển và nọc độc của nó có thể làm hạ huyết áp, tim ngừng đập và thậm chí làm tử vong nạn nhân nếu không được chăm sóc y tế kịp thời. Độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc.
Sứa biển là nguy cơ tiềm ẩn khi đi du lịch mùa hè - Ảnh: hanhtrinh4muayeuthuong
Mùa hè là mùa đặc biệt có nhiều sứa biển, nếu chẳng may chạm phải hay bị sứa biển cắn, chỗ da của bạn sẽ bị rát, đỏ, sưng tấy lên, cơ thể cảm thấy khó chịu. Nếu bị cắn phải những vùng kín, nhạy cảm hay cơ thể nạn nhân đặc biệt mẫn cảm với chất độc của sứa có thể dẫn đến hiện tượng choáng váng, co thắt cơ bắp, sốc phòng vệ, cần nhanh chóng đưa ngay đến cơ thể y tế để sơ cứu và điều trị kịp thời.
Vết sứa cắn - Ảnh: afamily
Cảm nắng là hiện tượng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao quá lâu, bỗng dưng bạn thấy choáng váng mặt mày, toát mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, thở gấp. Nguyên nhân của cảm nắng là do cơ thể bạn bị mất nước và kiệt sức khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ C. Lúc này cơ thể không thể tự làm mát, điều tiết kịp thời để bù lại lượng nước đã mất. Nếu không cấp cứu kịp thời thì cảm nắng có thể dẫn đến hiện tượng đột quỵ.
Cách phòng tránh:
Cơ thể bị mất nước và kiệt sức là nguyên nhân của cảm nắng - Ảnh: beachthursday
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Ninh
Vi khuẩn MRSA là mối nguy hiểm đáng lưu ý đối với ngành du lịch biển hiện nay. MRSA tồn tại cả trong cát và trong nước biển, rất dễ lây nhiễm theo diện rộng.
Vi khuẩn MRSA thường sống trong hệ tiêu hoá của các loài động vật có vú, đặc biệt là cá heo và hải cẩu. Loại vi khuẩn này nếu nhiễm phải có thể gây nhiễm trùng da, nếu đi vào cơ thể có thể gây nhiễm trùng xương, phổi và các cơ quan khác, có thể đe doạ đến tính mạng của nạn nhân.
Vi khuẩn MRSA rất phổ biến trên các bãi biển - Ảnh: survivorsway
Cách phòng tránh duy nhất là hãy tắm và rửa tay thật kỹ bằng xà phòng trước và sau khi tắm biển về phòng bệnh và tránh lây bệnh.
Đây chính mối nguy hiểm lớn nhất của các du khách tắm biển, là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn chết người và cũng khó phòng vệ nhất.
Dòng chảy xa bờ hay còn gọi là dòng ngược (có tên tiếng anh là Rip Current) là một dòng chảy khá dài và hẹp, chảy từ phía bờ hướng ra biển, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa bão.
Theo nguyên lý thì sóng đánh nước biển vào bờ xong sẽ quay ra, nhưng khi đánh liên tục nó sẽ tập hợp thành 1 dòng chảy đi thẳng ra biển, như mô tả hình bên dưới:
Mô tả dòng chảy xa bờ - Ảnh: kenh14
Dòng chảy xa bờ thường hẹp và có vận tốc rất lớn, từ 0.5 - 1m/s, có khi lên đến 2.5m/s, ngay cả một vận động viên bơi lội cũng không thể bơi ngược dòng chảy này. Tuy nhiên, theo bản năng sinh tồn, khi bị cuốn vào dòng chảy xa bờ, phản ứng của nạn nhân sẽ cố gắng bơi ngược dòng chảy để vào bờ, đó chính là nguyên nhân khiến họ kiệt sức và chết đuối.
Do đó, nếu chẳng may bạn bị cuốn vào dòng chảy xa bờ bạn phải thật bình tĩnh, càng hoảng loạn tìm cách thoát khỏi nó thì bạn đuối sức càng nhanh. Hãy bình tĩnh bơi song song với bờ biển, tức là vuông góc với dòng chảy xa bờ, đến chỗ có những cơn sóng bạc đầu để chúng đẩy bạn vào bờ và ra hiệu cho đội cứu hộ biển đến ứng cứu kịp thời.
Để ứng phó với dòng chảy xa bờ bạn phải thật bình tĩnh - Ảnh: kenh14
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Nha Trang
Du lịch biển rất được ưa chuộng nhưng tiềm tàng bên trong nó những mối nguy hại có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người. Hãy trang bị kiến thức thật tốt và có biện pháp phòng tránh phù hợp đối với những mối nguy trên nhé!
Daisy - blog.mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..
- Nguy cơ chìm tàu, đắm phương tiện giao thông trên biển.
- Nguy cơ bị sóng lớn, dòng chảy mạnh cuốn trôi.
- Nguy cơ bị nắng nóng, say nắng, mất nước.
- Nguy cơ bị côn trùng, rắn độc tấn công.
- Nguy cơ bị bệnh tật do thức ăn, nước uống không đảm bảo.
- Nguy cơ bị mất cắp, mất trộm tài sản.
- Trước khi đi du lịch biển, nên tìm hiểu kỹ về địa điểm, thời tiết, tình hình an ninh trên địa bàn.
- Nên sử dụng dịch vụ của các đơn vị du lịch uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
- Khi đi tàu, nên đeo áo phao, giữ vững tay cầm, không nên đi lại quá nhanh trên tàu.
- Khi đi bơi, nên đi cùng nhóm, không nên đi đến vùng nước sâu, dòng chảy mạnh.
- Nên mang theo đầy đủ nước uống, kem chống nắng, nón bảo hiểm, thuốc giảm đau, thuốc muỗi, thuốc ngừa bệnh.
- Nên giữ gìn tài sản, không để quá nhiều tiền, đồ trang sức, điện thoại, máy tính bảng trong túi xách, balo.
- Nếu bị đuối nước, nhanh chóng cố gắng bơi về bờ hoặc gọi cứu hộ.
- Nếu bị say nắng, nên nghỉ ngơi, uống nước lọc, tìm nơi mát để nghỉ ngơi.
- Nếu bị côn trùng, rắn độc tấn công, nên gọi cứu hộ, đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
- Nếu bị mất cắp, mất trộm tài sản, nên báo ngay cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ giải quyết.
0 Thích