Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhchùa Bái Đínhkhám phá Ninh Bìnhtượng la hán đền chùachuông chùa
06/04/20233.8760

Chùa Bái Đính – chốn thanh yên đất Ninh Bình năm 2025

Nhiều người muốn tới chùa Bái Đính vì những tò mò về ngôi chùa lớn nhất, nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Nhưng với tôi và với nhiều người khác nữa, đến nơi đây không chỉ vì những danh xưng ấy mà còn vì những phút bình yên mà ngôi chùa này mang lại. Phút nhẹ lòng theo tiếng ngân “chuông chùa” vang vọng.

 

Chút bình yên thanh tĩnh nơi Bái Đính

Chút bình yên thanh tĩnh nơi Bái Đính. -Ảnh: Loveleen De

 

Không chỉ với quần thể chùa được xây dựng mới năm 2003, tiếng nói chùa Bái Đính đã vang vọng từ ngàn năm trước. Khi mà lần lượt các triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê, Lý ra đời tại Ninh Bình. Những thời đại huy hoàng của Phật giáo, coi đạo Phật là Quốc giáo của nước ta. Bái Đính sinh ra giữa lòng Ninh Bình, cái nôi của Phật Giáo, của tâm linh, của bình yên lòng người tìm tới.

 

Cổng vào Bái Đính cổ tự.

Cổng vào Bái Đính cổ tự. -Ảnh: geolocation

 

Ngắm trông ngôi cổ tự, ta thấy ở đó là đời, là người, là trang dài những lịch sử đã qua, với tiếng vang Hoa Lư tứ trấn, với biết bao nhiêu cổ vật thời Lý để lại cho đời. Biết bao người đến đây trong cái niềm xúc động xen lẫn tự hào. Những rồng, những phượng, những trạm trổ tinh hoa theo sự lớn lên của chùa mà ngày một dày dặn, minh chứng cho nền văn hóa đầy đặc sắc và ấn tượng của dân tộc.

 

Nơi trái tim Ninh Bình với biết bao nhiêu là cổ vật ngàn đời

Nơi trái tim Ninh Bình với biết bao nhiêu là cổ vật ngàn đời. -Ảnh: aliboboa3

 

Bái Đính cổ tự nằm trong hang, một đặc trưng trong kiến trúc đình chùa nước ta thuở trước. Sự mát mẻ và kiên cố để bảo vệ những niềm tin tâm linh. Đất Ninh Bình là đất sinh vua, sinh thánh, sinh thần… Chùa Bái Đính là nơi thờ tự những kiệt nhân của dân tộc. Giữa màu non núi sông xa, cái vẻ thanh tao, nhàn nhã bao bọc lấy cái oai nghiêm thuở trước. Bái Đính đó, nơi Phật ẩn mình, nơi Thánh ẩn cư, con dân về đây đặt niềm tin được che chở trong cuộc sống an bình.

 

Giữa những thanh bình Bái Đính cổ

Giữa những thanh bình Bái Đính cổ. -Ảnh: Huy Nghiem

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Ninh Bình

 

Chùa Bái Đính mới được xây trên ngọn núi cao nhất vùng, phía trước là các ngọn núi quây quần lại tạo hình chữ Tâm, vị trí theo phong thủy cổ, tiền thủy hậu sơn. Cái ý thức tâm linh truyền lại từ ngàn đời trước theo những đổi thay vẫn còn nguyên vẹn đó. Chùa mới nhưng vẫn mang theo cái tâm, cái duyên từ đời trước.

 

Ngôi chùa với những miền sống núi bao quanh

Ngôi chùa với những miền sống núi bao quanh. -Ảnh: xuanlamnb

 

Chùa có chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam. Nhiều người hành hương về đây để ngắm chiếc chuông ấy. Phần vì kích cỡ quá đồ sộ của nó, nhưng phần lớn lại vì tiếng chuông có sức phổ độ chúng sinh. Nghe người dân địa phương nói rằng, chuông chùa vang xa đến đâu, đức Phật phổ độ chúng sinh đến đó.

 

Góc chuông chùa Bái Đính.

Góc chuông chùa Bái Đính. -Ảnh: nhnD80

 

Con người, trải qua biết bao nhiêu chuyện, trải qua biết bao nhiêu sóng gió thăng trầm, những chuyến đi, những phút nông nổi nhưng cái người ta cần nhất, luôn muốn tìm đến nhất đó là sự bình an. Bình an trong cuộc sống, bình an trong tâm hồn. Có những giây phút bỏng cháy nhiệt huyết và cũng có những giây phút chỉ cần được ngồi trên mỏm đá trông về phía xa, lòng vô lo, vô nghĩ.

 

Để lòng ở nơi đây vô lo, vô nghĩ.

Để lòng ở nơi đây vô lo, vô nghĩ. -Ảnh: hungvu_vtv

 

Nên, cứ hàng năm, độ mùng 6 âm lịch, người người kéo về Bái Đính. Họ bảo rằng, họ đi cả vài trăm cây số về đây nhưng không hề biết mệt. Về Bái Đính cầu mạnh khỏe, an lành cho gia đình, chồng con, thế là người cũng khỏe ra theo nữa. Sức mạnh tâm linh, sức mạnh còn lớn lao hơn tất cả những thứ khác trên đời.

 

Niềm tin tâm linh đưa người về Bái Đính

Mọi người về Bái Đính. -Ảnh: NguyenTanVinh

 

Niềm tin tâm linh đưa người về Bái Đính

Niềm tin tâm linh đưa người về Bái Đính. -Ảnh: LeHieuZing

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Ninh Bình

 

Tôi thích hành lang La Hán của chùa. Mỗi người mỗi vẻ nhưng đều thấy ở đó nét cười hiền từ. Người dân đến đây, xoa tay vào tượng nhiều đến nỗi có những chỗ đen bóng lại. Kể ra thì cũng xót lắm. Nhưng hiếm có nơi nào chiếm được niềm tin tâm linh của người dân nhiều như thế. Họ xoa tay vào tượng, họ tin rằng cuộc sống của mình và những người thân cũng sẽ như nét cười trên gương mặt La Hán ấy.

 

Một góc nhỏ tượng La Hán nơi Bái Đính.

Một góc nhỏ tượng La Hán nơi Bái Đính. -Ảnh: Trout Monroe

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình

 

Đất nước có nhiều cảnh đẹp, có những cánh sóng căng buồm phiêu du, có những bảng lảng sương bay se lạnh, có những thu xao xuyến lòng bên hàng cây cổ thụ và có cả những chốn an yên nơi Bái Đính một ngày thanh tâm. Khi “tâm tĩnh lòng không xao động”, không bị cuốn đi bởi sóng, bởi gió bụi trần. Giữa muôn vàn trắc trở, ta vẫn là ta, ta vẫn có thể để lòng mình mở ra mà đón lấy những ân cần cuộc sống và yêu thương con người.

 

Noi đây là để tìm về.

Nơi đây là để tìm về. -Ảnh : cameroonjb

 

Xem thêm: Các tour du lịch Ninh Bình

 

Đến Ninh Bình bắt gặp một quần thể chùa Bái Đính bề thế, uy nghiêm với rất nhiều kỷ lục nhưng cũng đến Ninh Bình để gặp một Bái Đính nơi cõi người, cõi trời giao hòa làm một. Chỉ cần một góc nhỏ nơi này, nghe vang tiếng chuông chùa vọng lại cũng đã quá đủ cho chuyến hành trình dài. Đi rồi cũng đến lúc chân mỏi. Đi rồi cũng đến lúc cần tìm đến sự bình an. Tìm về Bái Đính một ngày trời trong, gió nhẹ.

 

Iki Oleo - blog.mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Bái Đính nằm ở đâu?

Chùa Bái Đính nằm ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 15km.

Chùa Bái Đính có gì đặc biệt?

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, với diện tích lên đến 700ha. Nơi đây có nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất Việt Nam, đài chuông lớn nhất Đông Nam Á, đền thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, và nhiều đền thờ khác.

Thời gian tham quan Chùa Bái Đính là bao lâu?

Thời gian tham quan Chùa Bái Đính tùy thuộc vào mục đích của từng người. Nếu chỉ muốn tham quan chùa và ngắm cảnh, thì khoảng 2-3 giờ là đủ. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và kiến trúc của chùa, thì có thể mất cả ngày.

Giá vé vào tham quan Chùa Bái Đính là bao nhiêu?

Giá vé vào tham quan Chùa Bái Đính là 50.000 đồng/người lớn và 20.000 đồng/trẻ em. Nếu muốn đi cáp treo, thì phải trả thêm 100.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em.

Khi nào là thời điểm thích hợp để tham quan Chùa Bái Đính?

Thời điểm thích hợp để tham quan Chùa Bái Đính là vào mùa xuân và mùa thu, khi thời tiết mát mẻ và không quá nắng nóng. Nếu muốn tham quan vào mùa hè, thì nên đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh nắng nóng.

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /544