Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóakhám phá khánh hòa tháp chùa chùa hội phước đền chùa
06/04/20234.1870

Chùa Hội Phước Khánh Hòa năm 2024

Chùa Hội Phước có tên thường gọi là Chùa Cát tọa lạc ở số 153/2 đường Hoàng Văn Thụ, phường Phương Sài, thành phố Nha Trang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

 

 Chùa Hội Phước Khánh Hòa

 Chùa Hội Phước Khánh Hòa - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa do ngài Phật Ấn – Quảng Hiển khai sơn. Ban sơ là chùa Phước Am bằng tranh tại hòn Hoa Sơn tức hòn Một, Nha Trang. Ngài Phật Ấn tịch năm 1786. Đến đời ngài Đại Thông – Chánh Niệm, đã dời chùa xuống đất bằng, cách Hoa Sơn 300m, trên một bãi cát mênh mông, nên người dân thường gọi là chùa Cát. Chùa do ngài Tánh Minh – Trí Quang trùng tu vào nửa đầu thế kỷ XIX và ngài Phước Tường trùng tu vào năm 1917. Thượng tọa trụ trì Thích Quảng Thiện đã tổ chức đại trùng tu với quy mô lớn từ đầu năm 1994.


Mặt tiền Chùa Hội Phước Khánh Hòa
Mặt tiền Chùa Hội Phước Khánh Hòa - Ảnh: Sưu tầm
 

Khuôn viên Chùa Hội Phước Khánh Hòa
Khuôn viên Chùa Hội Phước Khánh Hòa - Ảnh: Sưu tầm
 
Chùa nằm trong ngõ hẽm đường Hoàng Tử Cảnh, thuộc xã Nha Trang Tây. Nếu nơi cửa ngõ không có bốn đại từ “Hội Phước Thiền Môn” và đôi câu đối: Hội tấn nhơn duyên Phước / Thiền khai trí độ môn. Thì người đi xa lâu năm không thể nhận ra là ngôi chùa mình đã từng lai vãng.
 
Cổng Chùa Hội Phước Khánh Hòa
Cổng Chùa Hội Phước Khánh Hòa - Ảnh: Sưu tầm
 
Xem thêm: Khách sạn tại Nha Trang Khánh Hòa

Chùa Hội Phước Khánh Hòa đã qua nhiều lần trùng tu
Chùa Hội Phước Khánh Hòa đã qua nhiều lần trùng tu - Ảnh: Sưu tầm
 
Thời Pháp thuộc vườn chùa rộng đến mấy mẫu. Chung quanh có tường gạch. Trong vườn cây xanh hoa tươi, hồ sen, non bộ, trang điểm cho ngôi chùa cổ kính thêm vẻ trang nghiêm. Trước chùa khoảng khoát.

Ngày nay bức thành ở mặt tiền đã đưa vào gần sát sân. Trước chùa chỉ còn một lối đi nhỏ hẹp, và bề mặt kia đã bị nhà cửa của đồng bào lấn vào sát tận vách. Cây me cổ thọ trước kia là của chùa mà nay đã đứng hẳn ra gần lề đường Hoàng Tử Cảnh ở giữa một đám nhà tôn. Và cây gạo ở sau chùa đã trở thành của sở hữu của người khác.
 
Vườn Chùa Hội Phước Khánh Hòa
Vườn Chùa Hội Phước Khánh Hòa - Ảnh: Sưu tầm

Chùa Hội Phước Khánh Hòa với nét cổ kính trang nghiêm
Chùa Hội Phước Khánh Hòa với nét cổ kính trang nghiêm - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Nha Trang Khánh Hòa
 
 Trước kia, Chùa là một dãy nhà chữ môn cũ kỹ, lụp xụp. Vị trụ trì là một nhà sư tuổi gần 80 cũng đã phải chịu nhiều tang thương như chùa. Chùa Hội Phước là tổ đình của hầu hết các chùa ở Vĩnh Xương cất từ thời Nguyễn sơ. Tổ khai sơn là ngài Phật Ấn, pháp hiệu Quảng Hiển Lão ông, thuộc phái Lâm Tế.

Ban sơ Ngài cất một tịnh thất bằng tranh tại hòn Hoa Sơn tức hòn Một, (ở Ngã Sáu, đầu đường Phước Hải hiện tại) tu theo xà duy hạnh, tức khổ hạnh đầu đà. Ngày mồng 9 tháng 12 năm Bính Ngọ tức năm Cảnh Hưng thứ 46 (1786) nhà Hậu Lê, ngài thiết lập hỏa đàn trà tỳ. Đệ tử thâu xá lợi, lập liên hoa tháp tại Hoa Sơn.
 
Chùa Hội Phước Khánh Hòa
Chùa Hội Phước Khánh Hòa - Ảnh: Sưu tầm
 
Bên trong Chùa Hội Phước Khánh Hòa có rất nhiều tượng Phật
Bên trong Chùa Hội Phước Khánh Hòa có rất nhiều tượng Phật - Ảnh: Sưu tầm


Sau đó Hòa thượng kế tục là ngài húy Đại Thông, hiệu Chánh Niệm dời chùa xuống đất bằng, cách Hoa Sơn chừng 300 thước, (nơi địa điểm hiện tại). Chùa lúc bấy giờ vẫn bằng tranh như lúc ở núi.

Đến đời thứ ba, ngài Tánh Minh hiệu Trí Quang Đại Lão Hoà Thượng mới cất ngói. Đó thuộc triều Minh Mạng (1820-1840)

Đến năm Duy Tân nguyên niên (1907) thì chùa không có người thừa kế. Làng sở tại là Phương Sài bèn thỉnh ngài Chơn Hương hiệu Thiên Quang Hòa thượng ở chùa Linh Sơn ngoài Vạn Giã vào trụ trì.

Đến triều Khải Định năm thứ hai (1917), lại thỉnh Hòa Thượng Phước Tường về trụ trì, vì ngài Thiên Quang phải trở về trụ trì chùa Linh Sơn

 

Tháp trong Chùa Hội Phước Khánh Hòa

Tháp trong Chùa Hội Phước Khánh Hòa - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Khánh Hòa


Lúc bấy giờ chùa đã hư. Một người ký lục họ Nguyễn đứng ra tu bổ lại để cầu phước. Từ ấy đến nay, chùa chỉ sửa sang lại chút ít mà thôi. Vị trụ trì đương kim đã già yếu, bổn đạo lại ít, nên không đủ sức trùng tu.

 

Có dịp đến Nha Trang Khánh Hòa, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Hội Phước, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Hội Phước nằm ở xã Phước Đồng, huyện Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Chùa Hội Phước có gì đặc biệt?
Chùa Hội Phước là ngôi chùa lớn nhất ở Khánh Hòa, được xây dựng trên diện tích hơn 10.000m2 với kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.
Chùa có nhiều tượng Phật và đài phun nước đẹp mắt, tạo nên không gian yên tĩnh và thanh bình.
Ngoài ra, chùa còn có nhiều hoạt động tâm linh và văn hóa, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương.
Lịch sử của Chùa Hội Phước như thế nào?
Chùa Hội Phước được xây dựng từ năm 2004 và hoàn thành vào năm 2010.
Ngôi chùa này được xây dựng bởi sự đóng góp của cộng đồng Phật tử và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Thời gian mở cửa và giá vé vào tham quan Chùa Hội Phước?
Chùa Hội Phước mở cửa từ 6h sáng đến 6h tối hàng ngày.
Vé vào tham quan chùa là miễn phí.
Có những lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Hội Phước?
Chùa Hội Phước tổ chức nhiều lễ hội trong năm như lễ Vu Lan, lễ Phật đản, lễ hội truyền thống của người dân địa phương.
Ngoài ra, chùa còn tổ chức các khóa tu và các hoạt động tâm linh khác.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /116