Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóakhám phá Thanh Hóa đền chùaChùa Sùng NghiêmĐiện thờ vua LýTượng rồng
06/04/20236.5810

Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa năm 2024

Từ thời Lý, chùa này được dựng ở làng Duy Tinh (xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc) cho nên nhân dân địa phương và các nơi quen gọi là chùa Duy Tinh. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh thuộc đất làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

 

Cổng - Chùa Sùng Nghiêm

Chùa Sùng Nghiêm, một trong những ngôi chùa được xây dựng quy mô hoành tráng nhất sứ Thanh

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Thanh Hóa

 

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được xây dựng quy mô trên một nền chùa cũ đã đổ nát vào thời gian sau sự kiện vua Lý Nhân Tông trở về kinh đô. Để báo đáp ơn vua và chúc tụng quốc vận dài mãi, quan Thông giám họ Chu, người giữ quyền coi quận Cửu Chân chủ trì đứng ra tổ chức cho nhân dân xây lại ngôi chùa mới trên nền cũ của một ngôi chùa cổ. Người được phân công trông coi trực tiếp việc dựng chùa là huyện lệnh Lê Chiếu. Vốn liếng để xây dựng do nhân dân đóng góp, lực lượng xây dựng cũng do nhân dân làm nên.

 

Ao - trước cửa chùa Sùng Nghiêm

Cây cầu lớn đi vào chùa được xây dựng vô cùng đẹp mắt

 

Trải qua tám thế kỷ rưỡi, kiến trúc cũ của ngôi chùa đã bị biến dạng hoàn toàn qua nhiều lần tôn tạo sửa chữa. Dấu tích thời Lý chỉ còn giữ được là ba bệ sen bằng đá của chùa và một tấm bia vô giá dựng năm 1118 ghi lại việc dựng chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh v.v...

 

chính điện - chùa Sùng Nghiêm

Ngồi chùa được trang hoàng lộng lẫy mang phong cách cung đình xưa

 

Hiện nay, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh có bốn gian hậu cung, năm gian tiền đường, nhà tổ năm gian và gần đây mới làm thêm hai gian ở phía hữu. Hậu cung thờ Phật, tiền đường thờ Lý Thường Kiệt. Sự kết hợp giữa chùa và đền cũng là một đặc điểm ở di tích này và gần như phổ biến ở các di tích khác trong thời điểm lịch sử của nước ta vào thế kỷ XIX - thế kỷ XX. Tượng ở chùa này còn khá đầy đủ gồm 22 pho (tất cả đều bằng gỗ) tượng đồng không còn. 

 

Điện thờ - chù Sùng Nghiêm

Điện thờ vua Lý được sắp xếp trang nghiêm với các tượng quan lại và cung nữ

 

Các hiện vật nội thất ở trong chùa còn khá phong phú và đầy đủ. Những di vật thời Lý – Trần còn lại cho đến nay gồm:

- Tấm bia đá thời Lý: Cao 2m20, rộng 1m22, trang trí kiểu dây leo và rồng xoắn mềm mại, uyển chuyển. Hiện nay, chữ đã bị mòn và vỡ một phần trong chiến tranh phá hoại. Rất may là tấm bia này đã được chép dập đầy đủ và được công bố trên tập sách văn thơ Lý Trần của UBKHXH Việt Nam.

-Ba bệ sen bằng đá ở trung tâm Phật điện:

-Rồng Lý trên bậc đá của chùa:

-Đầu rồng đầu phượng bằng đất nung thời Trần:

 

Khuôn viên - Chùa Sùng Nghiêm

Tượng rồng bắng đá cổ trong chùa Sùng Nghiêm

 

Từ năm 1990 đến nay, với sự quan tâm của Nhà nước và sự đóng góp tích cực của nhân dân, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh đang nhanh chóng trở lại được như xưa và hơn xưa. Và đây cũng là địa chỉ quen thuộc và hấp dẫn nhiều du khách trong nước. Ngành Văn hoá - Du lịch cần quy hoạch chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một trọng điểm tham quan trong tuyến du lịch từ thành phố Thanh Hoá đi Hậu Lộc.

 

Sân chùa Sùng Nghiêm

Nét đẹp cổ kính, lộng lẫy của ngôi chùa cổ xứ Thanh

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Thanh Hóa

 

Nhất định, trong một tương lai gần, ngôi chùa của vùng đất ngàn năm văn hiến của xứ Thanh này sẽ trở thành một điểm hẹn lý tưởng của du khách gần, xa./..

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thanh Hóa

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa là gì?
Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa là một ngôi chùa nằm tại xã Quảng Thành, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Lịch sử của Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa?
Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa được xây dựng vào thế kỷ thứ 10, thời kỳ Đại La. Trong suốt lịch sử, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.
Các đặc điểm kiến trúc của Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa?
Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa có kiến trúc đặc trưng của phong cách Đại La, với các tòa tháp, cửa chính, đình, đài quan và hành lang được xây dựng bằng đá hoa cương.
Những hoạt động tại Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa?
Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa là nơi tôn nghiêm, cầu nguyện và tu tập của người Phật tử. Ngoài ra, chùa còn tổ chức các hoạt động văn hóa, tôn giáo và du lịch.
Lễ hội tại Chùa Sùng Nghiêm Thanh Hóa?
Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, chùa tổ chức lễ hội đón chào Tết Nguyên Đán. Lễ hội thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /308