Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Huếcảnh đẹp Thừa Thiên HuếChùa Tra Am Thừa Thiên Huế
06/04/20235.1210

Chùa Tra Am Huế năm 2024

Toạ lạc tại thôn Tứ Tây, Phường An Tây, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Tra Am còn có tên gọi là Mật Sơn Tự bỗng trở nên nổi tiếng nhiều hơn sau sự xuất hiện của đôi rắn biết “nghe” kinh Phật vào các ngày Sóc vọng 1, 15, 30 hàng tháng.

 

TRA AM HAY TRÀ AM?

 

Cách đây 80 năm khi lập chùa , tổ khai sơn lấy biệt hiệu của mình đặt tên cho chùa là Tra Am , Tra Am là do điễn tích của Trung Hoa , theo Nam Sử , Trương Phu thuở nhỏ tên là Tra, cha ông là Trương Thiệu tên tục là Lê. Vua Tống Văn Đế thường gọi đùa rằng:" Tra sao bằng Lê được!" Trương phu cười mà tâu rằng: " Lê là cây trăm quả, Tra đâu dám sánh bằng !" Đời sau dùng điển tích này chỉ người sau không bằng người xưa , ngụ ý khiêm nhường , Tổ khai sơn lấy biệt hiệu Tra Am này tự cho mình không bằng được sư phụ. Trong di chúc để lại vị tổ khai sơn này nói câu; Tự hậnTra bất như Lê dã " để tỏ lòng tôn kính sư phụ mình.

 

Chùa Tra AmChùa Tra Am còn có tên là Mật Sơn Tự

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Huế

 

Người dân Huế đọc không quen được chữ Tra Am họ đọc trại ra thành chữ Trà Am lâu ngày người ta quen gọi tên chùa là Trà Am mà quên mất nó là Tra Am với cái điển tích cái ý nghĩa mà vị tổ khai sơn đã đặt cho nó.

 

Chùa Trà Am khởi công xây dựng vào năm 1923, chủ nhân cùng mấy đệ tử là Trí Uyên, Trí Hiển, Trí Giải và vài ba người giúp việc xắn tay đốn cây, chặt lá, cuốc đất làm nền dựng chùa ,giữa một mảnh đất còn hoang sơ chưa vết chân người lui tới, lúc đầu chỉ là một mái am tranh sơ sài , phên tre được trét bằng đất sét vàng, gian trước để thờ Phật, bên tả là nhà trai và bếp, bên hữu làm phòng khách phía sau là thư phòng và chổ nghĩ ngơi của chủ nhân.

 

Chùa Tra AmNgôi chùa nhỏ nhắn nằm tựa lưng núi Ngự Bình

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Huế

 

Cảnh trí chung quanh chùa là một bài thơ , một tác phẩm nghệ thuật hiếm có , tất cả cây cỏ , khe suối , núi đồi , đá tảng được sắp xếp tạo dáng để khi ai đó bước chân đến ngôi chùa này cũng cảm thấy phảng phất chung quanh một sự nhẹ nhàng bay bổng , để tâm hồn mình trở nên thanh thản , siêu thoát trước cảnh sắc phong quang thoát tục , ở đó con người dễ hòa mình trong sự trầm mặt của triết lý Phật Giáo. Cái khung cảnh tuyệt vời đó cũng nói lên cái sâu sắc , cái ý nghĩa của con đường đã chọn và cái ngộ của chủ nhân ngôi chùa. 

 

CHUYỆN VỀ CẶP RẮN BIẾT "TU HÀNH"

 

Vào những năm 40 của thế kỷ trước, ở Mật Sơn Tự bỗng xuất hiện một cặp rắn ‘khổng lồ’, bò vào giữa chánh điện rồi nằm khoanh tròn nghe tiếng các sư gõ mõ. Lúc tiếng đọc kinh ngừng thì đôi rắn ''''''''''''''''rủ nhau'''''''''''''''' trườn ra ngoài tự, bò về phía rặng núi phía Đông tự.

 

''''''''''''''''Sự việc này cứ lặp lại nhiều lần vào các ngày sắc vọng, đôi rắn lại bò về ‘vãn cảnh’ chùa và nghe tiếng đọc kinh. Mọi người thấy chuyện lạ nên báo với trụ trì lúc đó. Ngài đến xem và căn dặn mọi người trong tự không được làm hại đến vợ chồng nhà rắn'''''''''''''''' – sư Thích Thế Thanh kể lại.

 

Chùa Tra AmXung quanh chùa là xum xuê cây trái

 

Theo lời mô tả của sư trụ trì và các vị sư sãi lớn tuổi trong chùa, đôi rắn có thân hình đen bóng, trên đầu có hình dáng chiếc mào. Một con ốm dài đến hơn 3m, con còn lại to hơn nhưng chỉ dài chưa bằng nửa con kia nên người dân địa phương vẫn gọi vắn tắt cho dễ nhớ là ''''''''''''''''ông cụt, ông dài''''''''''''''''.

 

Có một điểm kỳ lạ là cặp rắn này chỉ xuất hiện đều đặn vào những ngày nhất định trong tháng, còn bình thường ''''''''''''''''tìm đỏ con mắt'''''''''''''''' cũng không gặp. Sự xuất hiện của đôi ''''''''''''''''rắn tu hành'''''''''''''''' đã khiến không ít du khách đến viếng chùa kinh hãi.

 

Chùa Tra AmChánh điện chùa Tra Am

 

''''''''''''''''Hình thù bên ngoài của đôi rắn rất quái dị, to lớn gấp mấy lần rắn bình thường. Đôi mắt chúng sáng quắc như dao, chiếc mào đỏ chót, lấp lánh. Một số người nói đó là giống trăn mới to thế, nhưng nó lại có răng nanh'''''''''''''''' - Đại đức Thích Quảng Thiện (80 tuổi) kể lại.

 

Chùa Tra AmChùa Tra Am nổi tiếng với chuyện về cặp rắn biết "nghe kinh Phật"

Xem thêm: Các tour du lịch giá tốt đến Huế

 

Tuy nhiên, ''''''''''''''''tính khí'''''''''''''''' đôi rắn tu hành lại rất hiền lành, không tấn công bất cứ ai. Có lần, một vị sư sãi trẻ tuổi sợ rắn tấn công nên dùng gậy khều nhẹ, đuổi cặp rắn ra cửa. Dường như hiểu được ''''''''''''''''ý định'''''''''''''''' của vị sãi, cặp rắn cuộn tròn thành một đống, cúi đầu xuống đất nghe tiếng kinh, không có ý tấn công hay ''''''''''''''''phòng thủ''''''''''''''''. Đến lúc tiếng đọc kinh dứt hẳn thì đôi rắn mới nhẹ nhàng trườn ra ngoài. Cặp ''''''''''''''''rắn tu hành'''''''''''''''' luôn quấn quít bên nhau như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Tra Am Huế là gì?

Chùa Tra Am Huế là một ngôi chùa cổ xưa nằm ở xã Thủy Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Miền Trung Việt Nam.

Lịch sử của Chùa Tra Am Huế?

Chùa Tra Am Huế được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Huế. Chùa được xây dựng trên núi, có kiến trúc độc đáo và phong cảnh xung quanh rất đẹp.

Cách đến Chùa Tra Am Huế?

Bạn có thể đến Chùa Tra Am Huế bằng xe máy hoặc ô tô. Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi theo đường Quốc lộ 1A khoảng 10km về phía Nam, rẽ vào đường Hương Lộ 10 và tiếp tục đi khoảng 5km nữa là đến Chùa Tra Am.

Giờ mở cửa của Chùa Tra Am Huế?

Chùa Tra Am Huế mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày.

Phí tham quan Chùa Tra Am Huế?

Phí tham quan Chùa Tra Am Huế là 20.000 đồng/người.

Những hoạt động tại Chùa Tra Am Huế?

Bạn có thể tham quan, chiêm bái và tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của Chùa Tra Am Huế. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu về đạo Phật và tham gia các hoạt động tâm linh tại chùa.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /427