Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhcảnh đẹp Thừa Thiên HuếChùa Thiên Mụ Thừa Thiên HuếChùa Tra Am Thừa Thiên Huếhoàng thành Huế
06/04/20234.7141

Chùa Vạn Phước - Huế năm 2024

Chùa Vạn Phước tọa lạc ở số 60/14 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đầu tiên là ngôi thảo am do ngài Hải Mẫn hiệu Lương Tri (đệ tử của ngài Nhất Định) dựng lập để tĩnh tu. Về sau được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, năm Tự Đức nguyên niên 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc, do ngài Hải Nhận hiệu Quang Đức làm trụ trì, cụ Nguyễn Đình Hòe làm hội chủ.
 
Chùa Vạn PhướcCổng Tam quan chùa Vạn Phước
 
Chùa Vạn Phước
 Kiến trúc tinh tế của chùa Vạn Phước
 
Năm Ất Mão (1915), ngài Hải Nhận viên tịch, ngài Tâm Cảnh hiệu Giác Hạnh trụ trì. Năm Bính Thìn (1916), chùa Phổ Phúc được cải hiệu là chùa Vạn Phước. Năm 1933, trường Sơ đẳng Phật học đầu tiên được mở tại chùa Vạn Phước do hội An Nam Phật học tổ chức. Thiền sư Thích Mật Khế làm hiệu trưởng. Chùa Vạn Phước được trùng tu lần đầu vào năm Canh Thìn (1939). Cũng trong năm này chùa được Vua Bảo Đại sắc phong: "Sắc tứ Vạn Phước Tự". Sau đó ngài Giác Hạnh đã trao chức vị trụ trì cho ngài Nguyên Quang tự Tâm Hảo. Dưới thời ngài Tâm Hảo làm trụ trì, năm 1945, Phật tử Võ Văn Cang pháp danh Nguyên Lưu hiến cúng pho tượng Di-đà bằng đồng cao 3m thờ tại chánh điện chùa.
 
Chùa Vạn PhướcChánh điện chùa Vạn Phước
 
Chùa Vạn Phước
Tổ đường
 
Chùa Vạn Phước
Khuôn viên xanh trong chùa
 
Do sự linh ứng của pho tượng Di-đà mà về sau chùa thường được gọi là "Vạn Phước Di-đà Tự". Năm 1953, ngài Tâm Hảo viên tịch. Năm 1954, chùa được trùng tu lại lần thứ hai hiệu là "Sắc tứ Vạn Phước Di-đà Tự" Năm 1966, ngài Giác Hạnh cử ngài Nguyên Nguyện tự Tâm Hướng làm trụ trì. Hòa thượng Tâm Hướng đã tổ chức nhiều đợt trùng tu ngôi chùa và còn dựng chùa Vạn Phước ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1971 (Theo Thư viện Hoa sen).
Các câu hỏi thường gặp
Chùa Vạn Phước ở đâu?
Chùa Vạn Phước nằm ở địa chỉ: Thôn Vạn Phước, xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lịch sử của Chùa Vạn Phước như thế nào?
Chùa Vạn Phước được xây dựng vào thế kỷ 17, thời kỳ nhà Nguyễn. Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi đền nhỏ, sau đó được mở rộng và trùng tu nhiều lần. Trong thời gian chiến tranh, chùa đã bị hư hại nặng nề, nhưng sau đó được khôi phục lại.
Chùa Vạn Phước có những đặc điểm nổi bật gì?
Chùa Vạn Phước có kiến trúc độc đáo, với nhiều tầng tháp, cầu thang và hành lang. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, như bức tượng Phật A Di Đà và bức tượng Quan Âm.
Lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Vạn Phước?
Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Vạn Phước tổ chức lễ hội đón chào Tết Nguyên Đán. Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và giải trí, thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Thời gian mở cửa và giá vé vào tham quan Chùa Vạn Phước là bao nhiêu?
Chùa Vạn Phước mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Giá vé vào tham quan là 20.000 đồng/người.

1 Thích

Đánh giá : 4.6 /211