Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhđền chùakhám phá Bến Trechùa Viên GiácTượng phật Quan Âm bồ tát Bếp chay tình thương
06/04/20238.4310

Chùa Viên Giác - Bến Tre năm 2025

Chùa Viên Giác tọa lạc tại phường 5, thành phố Bến Tre trên một diện tích 3.500m2. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, được xây dựng vào khoảng năm 1870. Ngày 4 tháng 11 năm Ất Mão (1915), chùa được khởi công trùng tu và đến năm 1921 thì hoàn thành.

 

Cổng chùa Viên Giác - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Bến Tre

 

Chùa Viên Giác được xây dựng vào khoảng năm 1870 - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Viên Giác là ngôi cổ tự không chỉ nổi tiếng ở Bến Tre mà còn khắp cả miền Nam vì nơi đây đã gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Lê Khánh Hòa – một vị cao tăng tinh thông Phật học (trụ trì chùa Tuyên Linh). Vào năm 1927, sư cụ Khánh Hòa đã tổ chức lớp giáo lý Phật học một năm cho các phật tử tại chùa.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại thành phố Bến Tre

 

Tượng phật Quan Âm bồ tát trong chùa  - Ảnh: Sưu tầm

 

Hiện nay, tại chùa còn lưu giữ nhiều tài liệu Phật học, kinh sách liên quan đến thời kỳ Chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ. Trong những năm tháng kháng chiến chống lại thực dân Pháp, những vị trụ trì chùa đã có nhiều đóng góp cho phong trào yêu nước, điển hình như thầy Chí An. Năm 1946, thầy Chí An với tinh thần yêu nước đã tham gia Phật giáo cứu quốc tỉnh Bến Tre. Vì thế, chùa là nơi hoạt động cách mạng, nơi hộp họp của những nhà yêu nước lúc bấy giờ.

 

Chùa Viên Giác yên tịch - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong thời gian này, Hòa thượng Thích Vĩnh Thiệu đến chùa Viên Giác cùng tham gia hoạt động cách mạng với thầy Chí An cho đến ngày viên tịch. Những hoạt động của thầy Chí An và một số vị tại chùa Viên Giác không qua mắt được mật thám và tay sai nên thầy Chí An bị bắt và tù đày. Năm 1989, nơi đây đã đánh dấu một bước ngoặc lịch sử của Phật giáo Bến Tre, là nơi diễn ra lễ ra mắt Ban đại diện Tỉnh hội Phật giáo lâm thời tỉnh Bến Tre, mở đầu cho sinh khí sinh hoạt của tăng ni và phật tử. Nơi đây cũng đã tổ chức những Đại Giới Đàn, trường hạ trong những năm An cư kiết hạ cho chư tăng trong tỉnh và thành phố.

 

Xem thêm: Khách sạn tại Bến Tre

 

Chùa Viên Giác có tổng diện tích 3.500m2 - Ảnh: Sưu tầm

  

Ngày 15/2/2012, Chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi thành phố Bến Tre phối hợp với chùa Viên Giác tổ chức khai trương bếp ăn chay tình thương. Theo Thượng tọa Thích Huệ Đức - Trụ trì Chùa Viên Giác, bếp ăn hình thành nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp với giáo lý nhà Phật. Mục đích của Bếp ăn nhằm phục vụ cho mọi người, nhất là người nghèo, đồng thời cũng mong muốn tạo cho mọi người có những bữa cơm chay an lạc, hướng đến những điều thiện trong cuộc sống. Kinh phí hoạt động của bếp ăn dựa vào nguồn lấy thu bù chi. Sau khi đi vào hoạt động, mỗi ngày, bếp ăn cung cấp nhiều suất cơm chay miễn phí cho người nghèo trên địa bàn phường 5 và phường 7 (TP. Bến Tre).

 

Bếp chay tình thương khai trương - Ảnh: Sưu tầm

 

Đông đảo Phật tử và những người tình nguyện làm công quả đến tham gia phục vụ cơm nước tại quán - Ảnh: Sưu tầm

 

Đến Bến Tre, chùa Viên Giác là một địa chỉ cho những tăng ni Phật tử trên khắp mọi miền đất nước tỏ lòng thành kính của mình với Đức Phật và là chốn thanh tịnh yên bình để tĩnh tâm sau những bộn bề của cuộc sống.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Viên Giác ở đâu?
Chùa Viên Giác nằm ở xã Phú Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
Lịch sử của Chùa Viên Giác như thế nào?
Chùa Viên Giác được xây dựng vào năm 1861 bởi một vị sư Phật tên là Hội Trường. Trong suốt quá trình phát triển, chùa đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và được nhiều vị sư Phật đến đây tu tập.
Chùa Viên Giác có những đặc điểm gì đáng chú ý?
Chùa Viên Giác có kiến trúc độc đáo với nhiều tòa tháp, cột và đài phong thái. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm điêu khắc và hội hoa đẹp mắt.
Lễ hội chùa Viên Giác diễn ra vào thời điểm nào?
Lễ hội chùa Viên Giác diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người dân đến chùa cầu nguyện và tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí.
Làm thế nào để đến Chùa Viên Giác?
Bạn có thể đi xe buýt hoặc xe máy từ trung tâm thành phố Bến Tre đến chùa Viên Giác. Nếu bạn đến từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đi xe khách hoặc xe máy theo tuyến đường QL60.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /585