Nằm cách Hà Nội khoảng 85 km, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Được khởi công xây dựng từ ngày 4-4-2004 ngay cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên, trên nền ngôi chùa Thiên Ân cổ với tổng số vốn đầu tư 30 tỷ đồng, có diện tích rộng 4,5 ha, rừng ngoại vi rộng 50 ha.
Đây là ngôi thiền viện lớn trong hệ thống thiền viện thiền tông do Hòa thượng Thích Thanh Từ khai sáng nhằm khôi phục dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử vào thời Trần. Đó là thiền viện Chân Không (Vũng Tàu), thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai), thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt), thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh), thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) …
Các công trình đã hoàn thành gồm: hệ thống đường nhựa 2 km, tam quan, ngôi chánh điện, nhà Tổ, thất của Hòa thượng Viện chủ, phòng khách, nhà khách ni, nhà trưng bày, trai đường, hai bãi đậu xe. Thượng tọa trụ trì Thích Kiến Nguyệt cho biết trong năm 2006, thiền viện tiếp tục xây dựng thiền đường, thư viện, nhà giảng và tăng đường.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca bằng đá cao 4m, nặng 14 tấn. Hai bên đặt tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.
Dù mới thành lập, nhưng thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đã được xây trên nền một ngôi chùa cổ, và là điểm tham quan, lễ bái nổi tiếng của Vĩnh Phúc ngày nay.
Công trình mang đậm dấu ấn một ngôi chùa Việt Nam với phong cách kiến trúc đương đại. Phía sau chùa là núi rừng xanh tươi, trước là một cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Gần khu nghỉ mát Tam Đảo, Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên là nơi chứa đựng vẻ đẹp của văn hoá tâm linh kết hợp với nét hài hoà của phong cảnh trữ tình mà thiên nhiên ban tặng.
Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiêng Viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất cả nước, đây cũng là địa điểm du lịch hành hương lý tưởng của Vĩnh Phúc. Viếng chùa, du khách không chỉ dâng hương cầu may, cầu tài mà còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng trùng điệp ở nơi đây.
Du khách tới Tây Thiên – Thiền Viện là để tìm lại không gian nhuốm màu phật pháp, rất thiền tịnh và trong sang, gạt đi bao ưu phiền, mệt mỏi cũng như những bụi trần còn vương vấn để hòa mình vào không gian, cảnh sắc yên bình.
“Tây Thiên tổ ấn khơi nguồn phật; Vĩnh Phúc thiền tông thắp sáng tâm”, đôi câu đối hai bên cổng tam quan như một lời khẳng định điều này...
Bước qua cánh cổng chính, các bạn sẽ tới tòa chính điện của chùa – Đại Hùng Bửu Điện,bên trong có những bức phù điêu đá kể về truyền thuyết về sự ra đời của Phật, bên cạnh đó là những bức tượng đá được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ…
Phía sau Đại Hùng Bửu Điện là nhà Tổ, thờ 4 vị sư tổ.
Lầu trống nằm ở phía bên phải của ĐHBĐ, và lầu chuông nằm ở bên trái, từ 2 lâu ta có thể bao quát được toàn cảnh thiên nhiên của rừng núi Tam Đảo, những đồi thông cao vút, muôn hoa khoe sắc khiến cho ta có cảm giác ngôi chùa như được hòa vào với thiên nhiên…
0 Thích