Mytour blog
Tags:
du lịch Đà Nẵngcầu sông HànCầu sông Hàn Đà NẵngCầu Thuận Phước Đà Nẵng
06/04/20234.5990

Có một kỳ tích sông Hàn giữa lòng Đà Nẵng - Kỳ 1 năm 2024

Đà Nẵng - một thành phố trẻ và năng động – nổi tiếng và được biết đến với những bãi biển đẹp và trải dài, những danh thắng làm nức lòng du khách bốn phương. Không chỉ vậy, Đà Nẵng còn được biết đến với sự phát triển thần kỳ của mình. Sự phát triển thần kỳ của Đà Nẵng luôn gắn liền với con sông Hàn – dòng sông được xem như linh hồn của Đà Nẵng. Và cũng chính nhờ sự phát triển thần kỳ của mình Đà Nẵng đã trở thành một thành phố đáng sống không chỉ trong mắt người dân thành phố mà cả đối với du khách bốn phương. Hãy cùng Mytour khám phá kỳ tích phát triển của thành phố bên dòng sông Hàn này nhé!

 

Lung linh sông Hàn

Lung linh sông Hàn - Ảnh: Panagiotis Papadopoulos

 

ĐÀ NẴNG XƯA

 

Nguồn gốc của cái tên Đà Nẵng cũng như chính vùng đất này đã gắn liền với dòng sông Hàn từ bao đời nay. Cái tên Đà Nẵng chính là sự biến dạng của một từ Chăm cổ là “DAKNAN” tức là “vùng nước rộng lớn”, “sông lớn”, hay “cửa sông cái” ở đây tức chỉ dòng sông Hàn. Bản thân chính cái tên Đà Nẵng cũng đã khẳng định sự gắn bó không thể tách rời giữa Đà Nẵng và dòng sông Hàn. Sẽ thật không phải nếu mỗi khi nhắc đến Đà Nẵng ta lại không nhắc đến dòng sông được xem như là trái tim của Đà Nẵng từ bao đời nay này.

 

Sông Hàn tĩnh mịch về đêm

Sông Hàn tĩnh mịch về đêm - Ảnh: Panagiotis Papadopoulos

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Nẵng

 

Đà Nẵng xưa kia đã từng là một thương cảng tấp nập hàng đầu dải đất miền Trung và cửa Hàn đóng vai trò như là một cửa biển quan trọng bậc nhất của nước ta khi xưa. Tuy nhiên, vào thời gian này, cuộc sống Đà Nẵng dường như chỉ bó gọn dọc bờ Tây sông Hàn (tuyến đường Bạch Đằng ngày nay) với sự hình thành của chợ Hàn mà người xưa hay gọi là Hàn thị cùng với một số đường phố khác giáp với chợ Hàn.

 

Bờ Tây sông Hàn xưa

Bờ Tây sông Hàn xưa - Ảnh: sưu tầm

 

So với khu vực ven bờ Tây sông Hàn (đường Bạch Đằng ngày nay) thì những khu vực còn lại của Đà Nẵng - từ những vùng đất “ngọc” của thành phố ngày nay đến khu vực bờ Đông sông Hàn mà ngày nay đã trở thành một trong những tuyến phố sầm uất, tráng lệ bậc nhất Đà Nẵng - đều rất kém phát triển. Những ngôi nhà lụp xụp với những con đường đất, đá lởm chởm, những xóm nhà chồ nhếch nhác ven bờ Đông sông Hàn. Tất cả chính là hình ảnh của một Đà Nẵng xưa kia.

 

Đà Nẵng khang trang hiện đại ngày nay

Đà Nẵng khang trang hiện đại ngày nay - Ảnh: TBone Lê

 

Hình ảnh của một Đà Nẵng xưa dường như chỉ còn trong ký ức của những người dân thành phố và một số công trình kiến trúc xưa dọc theo đường Bạch Đằng (bờ Đông sông Hàn). Đà Nẵng đã “lột xác”, tất cả đều đến từ công sức của chính quyền và những người dân thành phố, chính sự đồng lòng đó đã tạo nên một “kỳ tích sông Hàn” mà ngày nay mỗi khi nhắc đến Đà Nẵng ai ai cũng phải nhắc đến.

 

MỘT “KỲ TÍCH SÔNG HÀN” GIỮA LÒNG ĐÀ NẴNG

 

Đà Nẵng dường như đã khoác một tấm áo mới, một tấm áo khang trang, lộng lẫy và lung linh hơn. Và không ngoa nếu nói sông Hàn chính là một chứng nhân lịch sử cho sự đổi thay thần kỳ đó của Đà Nẵng – thành phố bên dòng sông Hàn.

 

Sông Hàn  trái tim của Đà Nẵng

Sông Hàn – trái tim của Đà Nẵng - Ảnh: Thanh Phong

 

Có thể nói, sự đổi thay của Đà Nẵng xuất phát từ chính nội lực của thành phố và minh chứng rõ ràng nhất đó chính là quá trình cầu Sông Hàn – cây cầu lịch sử bắc ngang sông Hàn. Trước đây, khi chưa có cầu sông Hàn, dường như bờ Đông sông Hàn là “một vùng đất khác”. Phía bờ Đông chỉ là những làng chài nhỏ, những đồng ruộng, những xóm nhà chồ chật chội, tất cả đều khác hẳn với hình ảnh một bờ Tây năng động và nhộn nhịp.

 

Cầu Sông Hàn  cây cầu lịch sử nối liền đôi bờ sông

Cầu Sông Hàn – cây cầu lịch sử nối liền đôi bờ sông - Ảnh: Pham Cong Tien

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Nẵng

 

Bằng chính sự đóng góp của người dân thành phố, cầu sông Hàn đã được xây dựng. Kể từ khi chiếc cầu lịch sử này được khánh thành, đã không còn cái thời người dân phải đi phà mỗi khi muốn đi sang phía bên kia sông, và cũng chính nhờ cầu Sông Hàn “quận 3” một thời đã chuyển mình và đã hòa mình vào nhịp sống sôi động với phần còn lại của thành phố ở phía bên kia sông Hàn. Với tầm vóc lịch sử của mình, cầu Sông Hàn đã trở thành một biểu tượng của sự phát triển, của du lịch Đà Nẵng và của hình ảnh một Đà Nẵng trẻ trung, năng động trong mắt du khách bốn phương.

 

Cầu Sông Hàn soi bóng trên mặt sông về đêm

Cầu Sông Hàn soi bóng trên mặt sông về đêm - Ảnh: Ai Duy Nguyen Tran

 

Trong vòng 10 năm, Đà Nẵng dường như đã trở thành một “đại công trường”, công cuộc chỉnh trang đô thị được tiến hành. Nhiều tuyến đường được mở rộng khang trang hơn, và một con đường dường như đã trở thành một dấu ấn trong công cuộc kiến thiết đó của Đà Nẵng đã được hình thành – đường Nguyễn Tất Thành – con đường biển dài và đẹp nhất Việt Nam. Và đường Nguyễn Tất Thành dường như đã mở ra một cánh cửa vươn ra biển cho du lịch Đà Nẵng.

 

Đường Nguyễn Tất Thành tựa như vòng tay ôm trọn vịnh Đà Nẵng

Đường Nguyễn Tất Thành tựa như vòng tay ôm trọn vịnh Đà Nẵng - Ảnh: sưu tầm

 

Trước khi được xây dựng, khu vực đường Nguyễn Tất Thành bây giờ chỉ là một bãi cát với một số làng chài nhỏ ven biển. Để xây dựng được con đường này, nhiều người dân ở đây phải chấp nhận di dời, hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi vì sự phát triển chung của thành phố. Sự hy sinh của những người dân chài ven Vịnh Đà Nẵng một thời đã được đền đáp. Một tuyến đường biển khang trang đã được hình thành nối liền Hải Vân đến cửa Hàn.  

 

Cầu Thuận Phước  cây cầu nối liền tuyến đường di sản

Cầu Thuận Phước – cây cầu nối liền tuyến đường di sản - Ảnh: Vien Tang

 

Hiện nay tuyến đường này cùng với tuyến đường Trường Sa – Võ Nguyên Giáp đã trở thành một tuyến đường di sản nối liền Cố đô Huế với Phố cổ Hội An, một tuyến đường huyết mạch của du lịch Đà Nẵng, một tuyến đường thể hiện khát vọng vươn ra biển. Tất cả đều là những kỳ tích mang tính chiến lược của thành phố.

 

Cầu Thuận Phước đánh dấu hành trình vươn ra biển lớn của Đà Nẵng

Cầu Thuận Phước đánh dấu hành trình vươn ra biển lớn của Đà Nẵng - Ảnh: kuang ning

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng

 

Không chỉ vậy, sự thay đổi của Đà Nẵng thần kỳ còn đến từ 2 chữ “khác biệt”. Để có một Đà Nẵng ngày nay, chính quyền và người dân thành phố đã tạo ra rất nhiều sự khác biệt. Từ những chiến lược táo bạo để xây dựng thành phố, đến những chủ trương đã trở thành thương hiệu của Đà Nẵng: chủ trương “5 không và 3 có”, chủ trương xây dựng “thành phố đáng sống”... Tất cả đều đã góp phần tạo nên một thương hiệu du lịch Đà Nẵng, một Đà Nẵng hiện đại, khang trang và đáng sống trong mắt người dân và du khách ngày nay.

 

Đà Nẵng  thành phố môi trường

Đà Nẵng – thành phố môi trường - Ảnh: Panagiotis Papadopoulos

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đà Nẵng

 

Mời bạn xem tiếp Có một kỳ tích sông Hàn giữa lòng Đà Nẵng - Kỳ 2

 

Đình Tùng – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Sông Hàn là gì?

Sông Hàn là một con sông lớn ở miền Trung Việt Nam, chảy qua thành phố Đà Nẵng và đổ ra biển Đông.

Kỳ tích sông Hàn là gì?

Kỳ tích sông Hàn là một câu chuyện kể về sự phát triển của thành phố Đà Nẵng và sự quan trọng của sông Hàn đối với cuộc sống của người dân địa phương.

Kỳ tích sông Hàn có liên quan đến lịch sử Đà Nẵng không?

Có, Kỳ tích sông Hàn liên quan đến lịch sử Đà Nẵng vì sông Hàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và văn hóa của thành phố.

Kỳ tích sông Hàn có ảnh hưởng gì đến du lịch Đà Nẵng?

Kỳ tích sông Hàn là một trong những điểm thu hút du khách đến Đà Nẵng, bởi vì nó mang lại cho du khách một cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử và văn hóa của thành phố.

Có những hoạt động gì liên quan đến Kỳ tích sông Hàn?

Có nhiều hoạt động liên quan đến Kỳ tích sông Hàn, bao gồm tham quan các địa điểm lịch sử, thưởng thức ẩm thực địa phương, tham gia các hoạt động giải trí trên sông Hàn, và nhiều hoạt động khác.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /410