Mytour blogimg_logo
Tags:
Văn Miếu Quốc Tử Giámdu lịch Huếcảnh đẹp Thừa Thiên HuếChùa Thiên Mụcầu Trường Tiền
06/04/20235.0740

Đi qua thời gian khám phá Huế xưa và nay - phần 2 năm 2025

Do ảnh hưởng chính sách cai trị của thực dân Pháp khi xưa, đến ngày nay đất nước hình chữ S vẫn tồn tại quan niệm 3 miền Bắc, Trung và Nam với những nét đặc sắc rất riêng không thể lẫn vào đâu được. Và khi nhắc đến dải đất hẹp miền Trung thân thương của đất nước, ta lại nhớ đến xứ Huế - xứ sở của những hoài niệm đã xa. Huế ngày nay và khi xưa hẳn đã khác rất nhiều...

 

Xem thêm: Đi qua thời gian khám phá Huế xưa và nay - phần 1

 

Huế - thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên – Huế, là thành phố trung tâm của miền Trung. Xứ Huế đã lưu giữ linh hồn của dân tộc Việt tự bao giờ, đã đi vào lòng người qua bao thế hệ. Với những đặc trưng của những di tích phong kiến, hội tụ văn hóa truyền thống của đất nước, nền ẩm thực đa dạng phong phú … Huế là nơi bao trái tim người Việt muốn được một lần ghé qua.

 

Hãy cùng blog.mytour.vn dạo qua những đổi thay của mảnh đất cố đô ngày nay các bạn nhé!

 

4. QUỐC TỬ GIÁM

 

Đây là di tích trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, do triều đình mở ra đào tạo nhân tài. Ngay từ khi mới thành lập, nó đã có tên Quốc Tử Giám, được thành lập vào năm 1706 dưới thời Lý và đến nay, nó vẫn nằm trong khuôn viên của Văn miếu Hà Nội. Sau đó, đến triều Nguyễn, vua Gia Long đã quyết định xây dựng tại Huế với tên gọi Đốc Học Đường (hay Quốc Học Đường), rồi đến thời vua Minh Mạng, được đổi tên thành Quốc Tử Giám.

 

QUỐC TỬ GIÁM

Bia Quốc học - Ảnh: Nhan’s Blog

 

QUỐC TỬ GIÁM

Quang cảnh đặt Bia Quốc học tại Quốc Tử Giám - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Từ đời xưa, các vua chúa của đất nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, đào tạo nguồn nhân tài phụng sự đất nước. Bởi vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nên Quốc Tử Giám ra đời là điều tất yếu, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân tài và tiếp nối truyền thống hiếu học.

 

QUỐC TỬ GIÁM

Cổng trường Quốc Tử Giám ngày nay - Ảnh: wech-owl

 

Quốc Tử Giám ở Huế nay đã là Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế. Đồng thời công trình kiến trúc chỉ còn là phế tích nhưng nó vẫn là 1 trong những biểu trưng đáng tự hào của cố đô Huế. Chạnh lòng theo năm tháng, Quốc Tử Giám không còn hoạt động, thiếu vắng đi hình bóng của những thầy đồ, thiếu đi những hình ảnh “dùi mài kinh sử”… nhưng truyền thống hiếu học của dân Việt vẫn luôn được giữ gìn, tiếp nối và phát huy.

 

5. CẦU TRƯỜNG TIỀN

 

Cầu Trường Tiền (lúc trước gọi là Tràng Tiền) nằm giữa thành phố Huế, là nét đặc trưng tiêu biểu gắn liền với dòng sông Hương. Theo lịch sử, cầu Trường Tiền được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX.

 

CẦU TRƯỜNG TIỀN

Cầu Trường Tiền những năm của thế kỷ XX - Ảnh: Nguyen Xuan

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thừa Thiên Huế

 

CẦU TRƯỜNG TIỀN

Cầu Tràng Tiền khi chưa bị chiến tranh phá hủy - Ảnh: Sưu tầm

 

CẦU TRƯỜNG TIỀN

Dòng sông mang những giai thoại của xứ Huế - Hương giang - Ảnh: Sưu tầm

 

Cây cầu bắc qua dòng sông Hương - dòng sông của thời gian. Trải qua những biến cố của lịch sử, cầu Trường Tiền ngày nay đã đẹp, đẹp hơn khi xưa rất nhiều. Hơn nữa, cây cầu như linh hồn của con người xứ Huế, dù từng bị chiến tranh tàn phá, thì nó vẫn kiên cường, chống chịu và không bao giờ khuất phục.

 

Và nó cũng đã đi vào lòng người qua bao câu thơ, ca dao, kí sự, những trang văn thương nhớ hình ảnh cầu Trường Tiền:

 

“...Cầu cong như chiếc lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”
-Vài nét Huế- Nguyễn Bính

 

CẦU TRƯỜNG TIỀN

Vẻ đẹp thanh bình Hương giang và nét vững chãi của cầu Trường Tiền - Ảnh: Phong Tran

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Hà Nội

 

Nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng Hương giang mỗi trưa, những ánh đèn rực rỡ khi đêm đến, ánh ban mai khẽ chiếu rọi bên lề sẽ mãi là những kí ức đẹp đầy xao xuyến, bâng khuâng với những ai từng đặt chân lên cầu Trường Tiền.

 

CẦU TRƯỜNG TIỀN

Cầu Trường Tiền rực rỡ ánh đèn trong đêm - Ảnh: Clicking

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế

 

Ngày nay, cầu Trường Tiền là 1 trong những địa điểm nằm trong chuỗi hoạt động Festival Huế, với nhiều loại hình nghệ thuật hấp dẫn, ấn tượng. Cầu Trường Tiền hơn 150 tuổi cùng với Huế đã khoác lên chiếc áo lớp mới, nhưng giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống mãi luôn vẹn nguyên theo thời gian. Chính lẽ đó, bao người con xa quê, vẫn luôn nhớ về hình ảnh của cây cầu 12 vài, 6 nhịp bắc qua dòng Hương giang đẹp dịu dàng.

 

6. CHÙA THIÊN MỤ

 

Nằm trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, chùa Thiên Mụ đã được xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ XVII do chúa Nguyễn Hoàng khởi lập.

 

CHÙA THIÊN MỤ

Tháp Phước Duyên những ngày đầu - Ảnh: Nhan’s Blog

 

CHÙA THIÊN MỤ

Toàn cảnh chùa Thiên Mụ thời chúa Nguyễn - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Là ngôi chùa cổ kính, có kiến trúc đồ sộ nhất xứ Huế đã trải qua bao sóng gió cùng thời gian. Nhiều vua chúa thời Nguyễn đã trùng tu và tái thiết để tôn thêm vẻ đẹp nguy nga, trang nghiêm và bền chắc. Cho đến ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn lưu giữ những nét hoài cổ thời phong kiến.

 

CHÙA THIÊN MỤ

Ráng lam chiều ở Thiên Mụ - Ảnh: Lê Rồng

 

Trải qua hơn 4 thế kỷ, ngôi chùa mang tâm linh của nhiều thế hệ Phật giáo, của những người con xứ Huế.  Tiếng chuông chùa sớm sớm ngân lên, chiều chiều vang vọng, cùng với những đêm giá mát trăng thanh nghe tiếng kinh cầu đã là nét rất riêng của chùa Thiên Mụ. Bởi vậy, ca dao xưa của ông cha vẫn còn vang mãi âm thanh trong lành ấy:

 

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.”

 

CHÙA THIÊN MỤ

Yên bình nơi cửa Phật - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Huế

 

Mời bạn xem tiếp: Đi qua thời gian khám phá Huế xưa và nay - phần 3

 

Mỹ Phượng - blog.mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền blog.mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Huế là thành phố nằm ở đâu?

- Huế là thành phố thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở miền Trung Việt Nam.

Huế có những di sản văn hóa nào?

- Huế có nhiều di sản văn hóa như Cố đô Huế, Đại Nội, các di tích lịch sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Mụ Pagoda, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định,..

Huế có những món ăn đặc trưng nào?

- Huế có nhiều món ăn đặc trưng như bún bò Huế, bánh khoái, nem lụi, chè Huế,..

Thời gian khám phá Huế cần bao lâu?

- Thời gian khám phá Huế tùy thuộc vào mục đích và sở thích của từng người. Tuy nhiên, để tham quan các điểm đến nổi tiếng của Huế, bạn nên dành ít nhất 2-3 ngày.

Huế có những hoạt động giải trí nào?

- Huế có nhiều hoạt động giải trí như tham quan các di tích lịch sử, thưởng thức ẩm thực địa phương, đi chơi ở các công viên, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như đi bộ đường phố, chèo thuyền trên sông Hương,..

Thời tiết ở Huế như thế nào?

- Thời tiết ở Huế có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, trong khi mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình ở Huế dao động từ 20-30 độ C.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /404