Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóađền chùakiến trúc nước ngoàikhám phá Đồng ThápKiến An Cung
06/04/20234.9890

Đồng Tháp - Chùa Kiến An Cung công trình nghệ thuật thú vị năm 2024

Kiến An Cung, tục gọi là chùa ông Quách, là một ngôi đền tọa lạc tại trung tâm thành phố Sa Đéc, đối diện với con rạch Cái Sơn. Đền được xây từ năm 1924 đến năm 1927 bởi những người Hoa từ Phúc Kiến.

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Đồng Tháp

 

Chùa mang nét kiến trúc Trung Quốc - Ảnh: Sưu tầm
 

Chùa mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc, với tổng thể là hình chữ Công (工) gồm ba gian: Đông lang, Tây lang và khu chính điện thì rộng hơn. Mái ngói gồm 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp theo gợn sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo kiểu "ngũ hành". Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ, bao gồm có 6 cung điện. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn. Trên những bức tường của chùa là những hình ảnh trong Tây du kí, Tam Quốc Diễn Nghĩa,... Phía cổng vào là hai con Kì Lân bằng đá xanh rất lớn, phía trên là tấm hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy.
 
Một góc họa tiết trang trí chùa - Ảnh: Sưu tầm
 
Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại  trung tâm thị xã Sa Đéc. Đây là công trình văn hoá đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Chùa khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) khánh thành năm Đinh Mậu (1927) do nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sa Đéc xây dựng để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu.

Ngôi chùa rất bề thế trang trọng - Ảnh: Sưu tầm

Đến với di tích này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng. Chùa được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ.  Mái ngói được làm rất công phu, gồm 3 lớp : mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói.
 
Những chi tiết tinh tế trên mái chùa khiến nhiều người phải trầm trồ - Ảnh: Sưu tầm

Trước cửa chánh điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu, chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện – Ác. Bước vào bên trong là sân lộ thiên nhỏ để dành làm chỗ cúng tế theo cổ tục. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lẫy, tôn nghiêm. Chánh điện chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường), Ngọc Hoàng Thượng Đế. Phía trong chánh tẩm là bệ thờ ngài Quảng Trạch (Ông Quách). Hằng năm chùa có 2 ngày lễ tế : ngày 22/2 và ngày 22/8 âm lịch. Mỗi 3 năm có thiết lập trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh quá vãng và cầu cho quốc thới dân an.

Trăm nghe không bằng một thấy, nếu có dịp về Đồng Tháp, mời bạn đến viếng chùa Kiến An Cung để tận mắt chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo, một nghệ thuật chạm khắc tinh vi.

Từ khi xây dựng đến nay, chùa đã được trùng tu ba lần nhưng vẫn nằm tại vị trí cũ. Mỗi năm chùa có hai lễ hội lớn vào ngày 22-2 Âm lịch và 22-8 Âm lịch đón tiếp nhiều khách thập phương.

Với lối kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa, với một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, Kiến An Cung đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 27-4-1990.
 
Chùa được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - Ảnh: Sưu tầm
 
Mytour.vn
Các câu hỏi thường gặp
Chùa Kiến An Cung là gì?

Chùa Kiến An Cung là một công trình nghệ thuật độc đáo tại Đồng Tháp, Miền Nam. Đây là một ngôi chùa được xây dựng theo phong cách Trung Hoa, với kiến trúc đặc sắc và nội thất trang trí tinh tế.

Chùa Kiến An Cung nằm ở đâu?

Chùa Kiến An Cung nằm tại xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh khoảng 10km.

Lịch sử của Chùa Kiến An Cung?

Chùa Kiến An Cung được xây dựng vào năm 1964 bởi một nhóm người Hoa định cư tại Đồng Tháp. Ban đầu, đây là một ngôi chùa nhỏ, sau đó được mở rộng và trang trí thêm các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Những tác phẩm nghệ thuật nổi bật tại Chùa Kiến An Cung?

Chùa Kiến An Cung có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, bao gồm các bức tranh đá quý, tượng Phật và các tác phẩm khắc gỗ. Trong đó, tác phẩm nổi bật nhất là bức tranh đá quý "Thiên Long Bát Bộ" với kích thước lớn và độ chi tiết tinh xảo.

Thời gian mở cửa và giá vé tham quan Chùa Kiến An Cung?

Chùa Kiến An Cung mở cửa từ 8h sáng đến 5h chiều hàng ngày. Giá vé tham quan là 20.000 đồng/người.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /314