Mytour blogimg_logo
Tags:
di sản văn hóalễ hội truyền thốngdu lịch Bắc NinhQuan họ Bắc Ninh
06/04/20237.2980

Duyên quan họ Bắc Ninh năm 2025

Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc. 
 
Có một miền quê quan họ Bắc Ninh mà cách đây hàng nghìn năm đã sản sinh ra những làn điệu dân ca và hình ảnh quan họ làm say đắm lòng người. Nghe một lần lại muốn nghe nữa, nghe nữa là lại muốn ở lại nghe mãi không thôi. Người nghe bị mê hoặc bởi những lời hát quan họ ngọt ngào, tình tứ của những con người sinh ra và lớn lên cùng những câu dân ca quan họ quê mình. Sau mỗi vụ mùa bận rộn hay khi những hội xuân về những chàng trai trong trang phục quan họ đầu đội khăn xếp mặc áo the dài, quần trắng ống rộng và những cô gái mặc áo tứ thân nhiễu điều nép bên hoa lý muôn chùm, đầu đội nón quai thao đó là các liền anh, liền chị hẹn gặp nhau trong những câu hát đối đáp giao duyên, những câu hát về quê hương đất nước. Cứ như vậy những câu hát được truyền đi truyền lại qua bao thế hệ.
 
Quan họ Bắc Ninh
Bắc Ninh - miền đất của những làn điệu quan họ
 
Tên gọi Quan họ Bắc Ninh có nghĩa tỉnh Bắc Ninh là chủ thể chính của thể loại dân ca này, Bắc Ninh hay Kinh Bắc được hiểu là tỉnh Bắc Ninh cũ từ năm 1831 tới năm 1962, thuộc tỉnh Hà Bắc từ năm 1962 đến 1995, và từ cuối năm 1995 đến nay sau khi Bắc Ninh tách khỏi Hà Bắc vào ngày 10/10/1995. Nguồn gốc của Quan họ Bắc Ninh ở Võ Cường, đây là nơi duy nhất của Bắc Ninh có 5/5 làng Quan họ gốc: Bồ Sơn, Hòa Đình, Khả Lễ, Xuân Ổ A, Xuân Ổ B. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi di sản này có thể thay đổi theo thời gian, do các chủ thể văn hóa tạo ra.

Quan họ Bắc NinhHát đối của người Quan họ

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Muốn hát quan họ phải có "bọn": "bọn nam" hoặc "bọn nữ". Vì vậy trong một làng quan họ thường có nhiều "bọn nam" và "bọn nữ". Mỗi "bọn" thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự: chị Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu. Nếu số người đông tới 7, 8 người thì đặt tên là chị Ba, chị Tư (bé) hoặc anh Ba, anh Tư (bé)… mà không đặt chị Bảy, Tám hay anh Bảy, Tám. Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của "bọn" quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà gọi theo tên đặt trong "bọn".
 Hát mời trầuĐiệu mời trầu của dân ca Quan họ Bắc Ninh

Hát quan họ là hình thức hát đối đáp giữa "bọn nam" và "bọn nữ". Một "bọn nữ" của làng này hát với một "bọn nam" của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. "Bọn hát" phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp thành một giọng để tạo ra một âm thanh thống nhất. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ và ca dao của Việt Nam, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp với từ ngữ giàu tính ẩn dụ, trong sáng, mẫu mực. Đây là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca là thể hiện tình yêu lứa đôi. Lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi,ư hư, a ha v.v…
 Quan họ Bắc NinhHát quan họ trong dịp lễ hội

Quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng quan họ. Từ tục "kết chạ", trong các "bọn" quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi "bọn" quan họ của một làng đều kết bạn với một "bọn" quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã "kết chạ", trai gái trong các "bọn" quan họ đã kết bạn không được cưới nhau.
 Quan họ Bắc NinhLiền anh, liền chị đang hát  trên hồ nước

Một điểm khác biệt của quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca khác ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục "ngủ bọn". Sau một ngày lao động, "bọn" quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 17 tuổi thường rủ nhau "ngủ bọn" ở nhà ông/bà Trùm để tập nói năng, ứng xử, giao tiếp, học câu, luyện giọng, và nhất là phải biết bẻ giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu đặt ra với tục "ngủ bọn" là "liền anh" và "liền chị" phải ghép đôi và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát.

Quan họ Bắc NinhNét duyên quan họ Bắc Ninh
 

Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Đã là trầu quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng hoặc trầu têm cánh quế, chè phải là chè Thái Nguyên. Cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ tròn sơn đỏ, còn gọi là "mâm son", vừa trang trọng vừa thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà đối với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.

Trong quan họ, trang phục của "liền anh" và "liền chị" có sự khác biệt. Trang phục của "liền chị" gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ quạ, yếm, áo, váy, thắt lưng, dép. Trang phục của "liền anh" gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.
 
Các câu hỏi thường gặp
Duyên quan họ Bắc Ninh là gì?

- Duyên quan họ Bắc Ninh là một truyền thống văn hóa dân gian của người dân Bắc Ninh, Miền Bắc Việt Nam. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức vào các dịp lễ tết, đám cưới, hội họp gia đình, giao lưu văn hóa giữa các làng xóm.

Duyên quan họ Bắc Ninh được tổ chức như thế nào?

- Duyên quan họ Bắc Ninh được tổ chức bằng cách chia làng thành hai bên, mỗi bên có một đội hát. Hai đội hát sẽ đối đầu nhau, hát lượt nhau theo từng câu hát. Trong quá trình hát, các thanh niên và thanh nữ sẽ đứng đối diện nhau, tạo nên không khí hào hứng, vui tươi.

Duyên quan họ Bắc Ninh có ý nghĩa gì?

- Duyên quan họ Bắc Ninh có ý nghĩa tạo sự gắn kết giữa các làng xóm, giữa các thế hệ trong gia đình. Nó cũng là dịp để các thanh niên và thanh nữ có cơ hội giao lưu, tìm hiểu và tạo dựng tình cảm với nhau.

Bắc Ninh là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Bắc, có gì đặc sắc?

- Bắc Ninh là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Bắc với nhiều điểm đến hấp dẫn như chùa Dâu, đền Bà Chúa Kho, làng gốm Bát Tràng, làng nghề đúc đồng Phù Lãng, khu di tích Đền Đô... Ngoài ra, Bắc Ninh còn có nhiều món ăn đặc sản như bánh phu thê, bánh đa, nem chua, chả cá...

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /318