Mytour blogimg_logo
06/04/20233.0340

Ga Cầu Yên năm 2025

Cầu Yên là ga xép, nhưng là ga xép... đẹp, chứ không phải là “xép lép”. Là bởi, Nhà máy Phân lân Cầu Yên đứng ngay bên cạnh nhà ga. Từ đây, chất phân bón cho cây trổ bông kết trái được chở trên các toa tàu, lăn bánh vô Nam ra Bắc.

Nhà ga được xây dựng trên phần đất của thôn Đông Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư - xã cuối cùng của huyện Hoa Lư, giáp với huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh. Cả vùng đất Ninh An nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung, ngày xa xưa thuộc “hoàng sơn hạ khu”, đây là vùng đất chiêm trũng, năm nào, tháng tám về cũng bị ngập lụt, nước dâng mênh mông. Đây là mùa những đàn vạc kéo về kiếm ăn, đông đúc như những ngày hội chim. “Ngang trời đàn vạc kêu sương; Nhìn đồng nước ngập mà thương quê mình”.

Cuối thời Mạc - vào những năm 1675-1677, tàn quân Mạc thường ẩn nấp ở Ba Vuông, Xuân Vũ, bất thình lình ra cướp phá, chặn đường người đi chợ, bắt gà vịt, cướp ngô khoai, lúa gạo, cướp những chuỗi tiền được xâu vào cái dây cói bện đôi. Người đi chợ phải qua đò - chỗ gần Ga Cầu Yên bây giờ mà lòng nơm nớp lo.

Người có công dẹp bọn tàn quân Mạc là Quận công Đào Sĩ Kỳ - một vị tướng của Chúa Trịnh. Dẹp xong bọn này, ông cho bắc một cây cầu tre qua sông, đặt tên là Cầu Yên, tức sự yên bình đã trở lại. Có cầu, tiện đường đi lại, ông mở thêm chợ ngay cạnh đó - phía trước mặt Ga Cầu Yên bây giờ - đó là chợ Yên.

Thôn Đông Trang, nơi Ga Cầu Yên đứng chân đã góp cho thiên hạ một vị Trạng nguyên nổi tiếng và một dòng họ Quận công lừng danh. Đó là Trạng nguyên Đào Sư Tích, đỗ khoa thi năm Giáp Dần (1374), đời vua Trần Duệ Tông.

Dòng họ Đào đã góp cho đất nước những vị quận công mà tên tuổi còn được ghi trong bài vị, trong sử sách. Đó là Đào Đương Bật: tiến sĩ; Đào Sĩ Từ: đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân; Đào Sĩ Kỳ: Tuyên lực công thần thượng tướng công; Đào Sĩ Lễ: Trung quân đô đốc; Đào Sĩ Hựu: Đô chỉ huy sứ; Đào Sĩ Định: Trung quân đô đốc; Đào Sĩ Bị: Kim ngô vệ độ chỉ huy sứ. Đào Sĩ Dụ: Tả hữu điểm, tước hầu. Ngôi đền thờ họ Đào đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng “Di tích lịch sử” ngày 5-9-1994. Xin được dẫn đôi câu đối được khắc ở hai cột đồng trụ trước cổng đền:

Văn tiến sĩ, vũ quận công, triều đình hiển hoạn
Quốc trung thần, gia hiển tử, thiên hạ hoàn nhân
(Văn đỗ tiến sĩ, vũ tước quận công, bậc quan triều đình vinh hiển
Trung thành với nước, hiếu lễ với nhà, thiên hạ xứng danh tên tuổi)

Ga Cầu Yên cũng là một trong những địa điểm tiễn đưa đoàn quân Nam tiến. Cụ Thu Sơn - Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, người đã đánh trận Nà Ngần, Phai Khắt kể lại: “Đầu tháng 10 năm 1945, theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng, các đơn vị hội quân tại Chợ Bút, ga Ghềnh (huyện Yên Mô) và Cầu Yên (huyện Gia Khánh). Đại đội của tỉnh Nam Định, đại đội Quỳnh Lưu của tỉnh Ninh Bình lên đường tại ga Cầu Yên. Trưa ngày 10-10-1945, lễ trao cờ Tổ quốc được tổ chức trọng thể tại ga Cầu Yên. Ở đây, có bàn thờ Tổ quốc, có cờ đỏ sao vàng và ảnh Bác Hồ. Đến dự có bà Hà Thị Quế, ông Lương Nhân là những người thay mặt Việt Minh tỉnh Ninh Bình. Đông đảo nhân dân và các em thiếu nhi đến dự. Nhân dân tặng các chiến sĩ Nam tiến túi gạo rang tẩm đường...”.

Ga Cầu Yên bây giờ có vườn hoa, cây cảnh, ao cá, lồng chim. Xem ra, ga có vẻ đang “lên sắc” lắm.

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình

 

Các câu hỏi thường gặp
Ga Cầu Yên là gì?

- Ga Cầu Yên là một trong những ga tàu hỏa lớn nhất và quan trọng nhất ở Ninh Bình, Miền Bắc.

Ga Cầu Yên nằm ở đâu?

- Ga Cầu Yên nằm tại phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Ga Cầu Yên có những tuyến tàu nào đi qua?

- Ga Cầu Yên là điểm dừng chính của nhiều tuyến tàu hỏa như SE1, SE2, SE3, SE4, SE5, SE6, SE7, SE8, TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8.

Làm thế nào để đến Ga Cầu Yên?

- Bạn có thể đến Ga Cầu Yên bằng tàu hỏa hoặc bằng xe ô tô, xe máy.

Ga Cầu Yên có gì đặc biệt?

- Ga Cầu Yên là một trong những ga tàu hỏa lớn nhất và quan trọng nhất ở Ninh Bình, Miền Bắc. Từ ga này, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm du lịch nổi tiếng như Tam Cốc, Bái Đính, Tràng An, Hoa Lư,...

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /572