Mytour blog
Tags:
khám phá Hải Dươnglễ hội sự kiện Hội Pháo Đất Minh Đức
06/04/20235.4200

Hội Pháo Đất Minh Đức năm 2024

Trong các trò chơi dân gian, trò chơi pháo đất có lịch sử từ rất sớm, hình thành và tồn tại trên phạm vi rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ.
 
Tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, trò chơi pháo đất được toàn dân hưởng ứng và nhanh chóng trở thành lễ hội truyền thống mùa xuân, gắn liền với hội chùa Đông Dương của thôn Phúc Lâm.
 
Hội pháo đất minh đức Hải Dương
Hội thi pháo đất tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ năm 2010
 

Cũng như các ngôi chùa Việt Nam, chùa Đông Dương thờ Phật dòng Đại Thừa. Chùa được làm vào thời Lê và có sự đóng góp công sức tiền bạc của quận công Nguyễn Thế Mỹ.


Theo văn bia khắc năm Đức Long (1632) cho biết quận công Nguyễn Thế Mỹ tự là Vạn Phúc, văn võ song toàn được vua tin yêu giao cho nhiều trọng trách trong nội phủ. Khi giặc ngoại xâm sang xâm lấn, ông được vua phong làm nguyên soái cầm quân đánh thắng giặc, mang lại thanh bình cho đất nước, quê hương. Ông được vua phong thưởng rất hậu. Công danh tuy vinh hiển khắp nơi nhưng ông vẫn sống khiêm nhường, phú quý mà chẳng kiêu căng. Ông bỏ tiền của tu sửa lại chùa Đông Dương với 54 gian rất khang trang. Công lao của ông đã được khắc ghi vào bia đá, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Dương, ông được tạc tượng thờ tại khu vực chùa Đông Dương. Hàng năm vào ngày giỗ, nhân dân lại tổ chức hội chùa và các trò chơi dân gian trong đó có hội thi pháo đất.

 

Hội pháo đất minh đức Hải DươngCác pháo thủ của đội Minh Đức nặn pháo


Lịch sử của pháo đất còn nhiều cách lý giải. Theo truyền thuyết tại địa phương thì trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng. Xa xưa ở vùng đất này vẫn có trò chơi nặn pháo bằng đất nhưng là loại pháo nhỏ, nặn bằng tay, để vừa lòng bàn tay rồi đập xuống nền đất, khiến pháo nổ. Khi nổ, pháo bung ở giữa. Trong những ngày nông nhàn, khắp các thôn xóm trẻ em đều chơi trò pháo đất. Tiếng nổ đì đẹt xen lẫn tiếng reo hò thật vui vẻ. Bởi vậy, có câu:


Pháo nổ nồi rang
Cả làng nghe thấy


Khi các tướng của Hai Bà Trưng mang quân truy đuổi giặc qua địa phương, thấy trò chơi lạ liền tổ chức cho binh lính chơi. Từ nhận thấy pháo nặn càng to tiếng nổ càng lớn, họ liền cho binh lính nặn pháo cực to, gieo xuống tiếng nổ âm vang cả một vùng, gây nỗi hoài nghi, lo sợ cho kẻ địch. Sau này nó trở thành trò chơi truyền thống, nhân dịp tết Nguyên đán, lễ hội truyền thống, kỷ niệm chiến thắng, và trong rèn luyện thân thể cho thanh niên trai tráng thôn quê.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, hội thi pháo đất được diễn ra vào mùa xuân, khi thời vụ nông nhàn. Đây là thời điểm làng vào đám có rước và tế lễ. Ngoài trò chơi pháo đất còn có kết hợp các trò chơi dân gian khác như: vật, chọi gà, bắt vịt...nhưng pháo đất vẫn là trò chơi thu hút được nhiều người tham gia và cổ vũ.

 

Hội pháo đất minh đức Hải DươngCác pháo thủ đội Nghĩa An


Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hội thi pháo đất không được tổ chức, mãi đến sau năm 1975 khi đất nước thống nhất hội thi mới được khôi phục lại. Về kỹ thuật, trang phục và quy mô đều được duy trì như trước cách mạng tháng 8 năm 1945.


Hội pháo đất ngày nay diễn ra từ tháng Giêng đến tháng Tư âm lịch, kết hợp với hội chùa và đình đám của các làng. Nhân dân tổ chức rước tế thần hoàng xong là vào hội thi pháo. Khắp các xóm thôn đều âm vang tiếng pháo. Hình thức thi đấu rất linh hoạt: Các xóm thi với nhau, chọn đội mạnh đi thi với các thôn khác. Xã chọn đội giỏi đi thi với các xã bên. Những năm không tổ chức lễ hội lớn thì trước khi vào hội thi có tổ chức thắp hương, rước bát hương thành hoàng sau đó mới vào hội thi đấu.

 

Hội pháo đất minh đức Hải DươngMàn gieo pháo đất thế chân quỳ của đội xã An Đức

 

Để có thể trở thành người thắng cuộc trong hội thi pháo đất, người pháo thủ ngoài sức khoẻ phải nắm chắc các kỹ thuật về pháo. Từ khâu chọn đất, làm đất, nặn pháo và đánh pháo.
Vào hội, các đội chở đất tập kết vào sân chơi pháo. Làm đất là công việc vất vả, đòi hỏi kinh nghiệm và trách nhiệm cao. Ngày xưa cứ sau khi ăn tết Nguyên Đán xong các xóm thôn đã rục rịch vào giã đất cho hội pháo xuân. Tiếng vồ đập đất âm vang khuấy động cả vùng quê vốn yên tĩnh và náo nức cho nhân dân các xã quanh vùng đến xem hội thi.


Trước khi vào hội thi, các đội chở đất về tập kết tại sân chơi pháo, sau đó chia ra cho số người tham gia theo thứ tự.
Pháo thủ giậm đất thành khối mỏng hình bầu dục, dày khoảng 5 cm, dài từ 80cm đến 100cm, rộng 40 cm đến 60 cm. Khổ pháo to, nhỏ tuỳ thuộc sức của người đánh. Tiếp theo là lên khung pháo vê mép (từ chuyên môn địa phương gọi là nặn mông con). Mông con nặn ve đều, chặt đảm bảo khi pháo nổ không bị đứt.

 

Hội pháo đất minh đức Hải DươngMàn gieo pháo đất thế đứng của xã Quyết Thắng

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Dương


Sau khi nặn mông con xong, lấy que tre nhọn rạch một đường xung quanh rồi lấy tay miết lại, cắt đường ngắn qua mông con ở phía cuối pháo (gọi là mõm pháo). Nếu không dùng que tre rạch có thể dùng tay bấm xung quanh khung pháo, sau đó miết lại. Pháo nặn xong chờ hiệu lệnh để gieo pháo.
Khi có hiệu lệnh thi, chọn 3 hoặc 4 pháo thủ khoẻ mạnh tập trung vào nâng pháo cho 1 người đánh. Người gieo pháo gọi là pháo thủ phải đăng ký họ tên tuổi với ban tổ chức và được phát phù hiệu ghi rõ họ tên. Pháo thủ còn được phát thẻ pháo, thẻ pháo được làm bằng cật tre, trên mặt thẻ ghi số hiệu của pháo thủ, tên pháo thủ. Thẻ và phù hiệu phải khớp nhau để tránh gian lận một người có thể vào đánh 2 lần.


Pháo thủ đứng ở tư thế 2 chân mở rộng bằng vai, hai bàn tay nắm khum khum, nách khép chặt. Nâng pháo lên ngang bằng vai, lấy đà, dùng lực của hai cánh tay để gieo văng pháo xuống nền đất. Pháo đánh xuống đất nổ càng to, vành pháo văng càng xa. Khoảng cách từ thân pháo đến vành pháo cộng với khoảng cách 2 mép vành pháo càng lớn (nếu vành pháo khi tách khỏi thân duỗi thẳng,điểm sẽ cao, ngược lại vành quăn queo, gấp khúc, hai mép vành liền nhau, điểm sẽ thấp) điểm tính kết quả càng cao.


Ngày nay, các trò chơi điện tử phát triển, các phương tiện nghe nhìn đi vào tận các gia đình, nhưng trò chơi pháo đất vẫn được duy trì và phát triển. Cứ sau tết Nguyên Đán, các xóm thôn trong xã lại rộn ràng chuẩn bị đất cho mùa hội pháo mới. Tiếng chày giã đất âm vang, hội pháo đất bắt đầu từ mỗi gia đình, mỗi dòng họ, từ các xóm, các thôn nó thu hút mọi tầng lớp nhân dân. Để có kinh phí cho hội pháo, nhiều xóm thôn lập quỹ chơi pháo đất góp bằng thóc hoặc bằng tiền. Kể từ khi chùa Đông Dương được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, lễ hội hàng năm của chùa cũng là lúc địa phương tổ chức hôi thi pháo đất.

 

Địa điểm cuộc thi được tổ chức ngay trong khuôn viên của di tích. Uỷ ban nhân dân xã đứng ra tổ chức, có giải thưởng, giấy khen cho đội đoạt giải. Hội thi không những thu hút nhân dân toàn xã mà còn thu hút được nhân dân các xã lân cận đến tham dự, cổ vũ.
Hội thi pháo đất xã Minh Đức có nguồn gốc rất xa xưa, nó đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là một trò chơi dân gian có tính đặc thù của vùng miền, rất cần được được bảo lưu giữ gìn và phát triển mở rộng.

Các câu hỏi thường gặp
Hội Pháo Đất Minh Đức là gì?

- Hội Pháo Đất Minh Đức là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại xã Minh Đức, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Miền Bắc.

Khi nào diễn ra Hội Pháo Đất Minh Đức?

- Hội Pháo Đất Minh Đức diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Hội Pháo Đất Minh Đức có gì đặc biệt?

- Hội Pháo Đất Minh Đức có nhiều hoạt động đặc sắc như: diễu hành, trình diễn pháo hoa, đốt pháo truyền thống, chơi nhạc cụ dân tộc, văn nghệ dân gian,...

Làm thế nào để đến Hội Pháo Đất Minh Đức?

- Bạn có thể đi bằng xe ô tô hoặc xe máy từ Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Từ trung tâm thành phố Hải Dương, bạn có thể đi xe buýt hoặc taxi đến xã Minh Đức.

Có nên đến tham quan Hội Pháo Đất Minh Đức?

- Đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc của vùng đất Hải Dương, Miền Bắc. Nếu bạn yêu thích văn hóa dân gian và muốn khám phá những nét đặc trưng của vùng đất này, thì đến tham quan Hội Pháo Đất Minh Đức là một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến an toàn khi tham gia các hoạt động liên quan đến pháo hoa và pháo truyền thống.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /312