Cách thị xã Tân An 3.5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.
Cổng lăng Nguyễn Huỳnh Đức
Nguyễn Huỳnh Đức (chữ Hán: 阮黃德), nguyên tên là Huỳnh Tường Đức, sinh trưởng tại giồng Cái Én, làng Trường Khánh, châu Định Viễn, dinh Long Hồ (nay thuộc ấp Dinh, xã Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
Vốn xuất thân trong một gia đình quan võ, ông nội là Huỳnh Châu, cha là Huỳnh Lương đều theo phò chúa Nguyễn và đều được phong chức Cai đội. Năm 1731, cha và ông nội theo Điều khiển Trương Phước Vĩnh tham gia trấn áp cuộc nổi loạn Sá Tốt. Sau khi cuộc nổi loạn được dẹp yên, vua Chân Lạp hoảng sợ và xin đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Nguyễn. Để tiện việc coi giữ, chúa cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp. Từ đó, gia đình ông ở lại khai khẩn và lập nghiệp tại vùng Vũng Gù.
Bàn thờ
Xem thêm: Các khách sạn tại Vĩnh Long
Ngay từ lúc còn trẻ, ông đã có “dung mạo khôi ngô, khỏe mạnh hơn người, ai cũng coi ông là hổ tướng”. Năm 1781, ông gia nhập vào đội quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn. Sau, mặc dù Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh giết chết, nhưng Nguyễn Huỳnh Đức vẫn được tin dùng.
Tiền quân phủ
Năm Nhâm Dần (1782), ông được phong chức Tiền quân. Từ đó về sau, cuộc đời ông gắn chặt với chúa Nguyễn. Có lần, Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đến Định Tường thì bị sa lầy, chỉ mỗi một mình ông dám trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời vừa chạng vạng tối, quân Tây Sơn sợ bị mai phục nên rút lui. Trong đêm đó, vì quá mỏi mệt, Nguyễn Phúc Ánh đã gối đầu lên đùi ông ngủ mê man...Cảm động, Nguyễn Phúc Ánh ban cho ông "quốc tính" và xem ông như người trong hoàng tộc. Từ đó ông mang tên là Nguyễn Huỳnh Đức.
Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3000m², được giới hạn bởi tường rào, có cổng tam quan mở về hướng Đông, trên cổng đắp nổi dòng chữ Tiền quân phủ. Lăng được xây dựng năm 1817 bằng đá ong và vữa tam hợp theo hướng Bắc-Nam theo lối cổ, có vòng thành hình chữ nhật dài 35m, rộng 19m, cao1.2m.
Án ngữ lối vào mộ ở phía Bắc tường thành là bình phong đá ong cao 3m có đắp nổi hoa văn mai - lộc. Từ bình phong có đường thần đạo dài 17m dẩn đến phần chính của mộ gồm biểu thành, các trụ biểu, hai bình phong và bia mộ. Trên hai bình phong có khắc 2 bài văn tế Nguyễn Huỳnh Đức của Trịnh Hoài Đức và Trấn thủ Định Tường Nguyễn Văn Phong.
Khu mộ làm bằng đá ong
Xem thêm: Các khách sạn ở Long An
Toàn bộ ngôi mộ được trang trí hoa văn rồng, hoa lá, mặt trời, mây, hoa sen và nhiều câu đối chữ Hán. Nổi bật trong ngôi mộ là bia đá cao 1.56m, rộng 0.95m được mang vào từ Huế. Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng . Xung quanh mộ là những cây sứ cổ thụ tỏa hương ngào ngạt tạo nên vẻ thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của một đại thần khai quốc.
Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Phía sau hương án có bộ ván độc mộc dài 3,4m - rộng 1,8m có niên đại hơn 300 năm vốn là di vật của người đã khuất. Trong cùng là bàn thờ chính với khánh thờ đặt trên hương án và chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của các triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức phong tặng cho tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Bên trong đền thờ còn bố trí 3 bộ lỗ bộ, tàn lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi sự nghiệp của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức do Vua Gia Long ngự ban.
Vẻ giản di uy nghi của khu mộ
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Long An
Ngoài ra những hiện vật cổ có niên đại thế kỷ XVIII và XIX còn được lưu giữ trong đền thờ như: đoản kỷ Vua Xiêm tặng năm 1798, Khánh lệnh đồng Vua Gia Long tặng năm 1819, bức hoành Vạn Lý Danh Vua Tự Đức tặng năm 1854. Phía sau đền thờ là ngôi chánh điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng.
Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, bạn còn được biết đến cuộc đời và sự nghiệp của một Hổ tướng lừng danh của vùng đất phương nam, được nhân dân tôn thờ như một vị Tiền Hiền.
- Lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một di tích lịch sử nằm tại xã Tân Phước, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, miền Nam Việt Nam.
- Nguyễn Huỳnh Đức là một vị tướng quân trong lịch sử Việt Nam, ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
- Lăng Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền Việt Nam, với các tầng mái chồng lên nhau, tạo nên một không gian trang nghiêm và linh thiêng. Ngoài ra, lăng còn bảo tồn nhiều di vật, tài liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huỳnh Đức.
- Có, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một điểm tham quan lịch sử và văn hóa hấp dẫn ở Long An. Du khách có thể đến đây để tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của địa phương cũng như thưởng ngoạn kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
- Lăng Nguyễn Huỳnh Đức nằm trong khuôn viên của đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, nơi còn bảo tồn nhiều di vật, tài liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Huỳnh Đức. Ngoài ra, xung quanh lăng còn có nhiều cửa hàng bán đặc sản và quán ăn, cho du khách thưởng thức những món ăn đặc trưng của địa phương.
5 Thích