Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhLễ hội - Sự kiệndu lịch Thanh Hóadu lịch Huếkhám phá Huếlàng chài
06/04/20235.6850

Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương năm 2024

Lễ Hội Cầu Ngư là lễ hội của nhân dân làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

 

Lễ hội cầu ngư ở Thái DươngNghi thức khai hội Cầu Ngư

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Thanh Hóa

 

Từ chiều hôm trước ngày khai mạc, hai giáp Thượng và Hạ đã bắt đầu cúng đế. Đến khuya, một buổi tế "cầu an, cầu ngư" lại được cử hành. Một vị cao tuổi trong làng thông thạo nghi lễ đọc bản văn tế. Tất cả các chủ thuyền ăn mặc chỉnh tề áo dài đen, quần trắng, đầu chít khăn đỏ lần lượt vào làm lễ. Trước lúc vào lễ chính, các bô lão trong làng thắp hương cầu khấn đất trời phù hộ cho con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, bể lặng…

 

Lễ hội Cầu NgưNghi lễ rước thuyền đánh cá đã được thực hiện từ hàng trăm năm nay

Xem thêm: các khách sạn tại Thừa Thiên Huế

 

Các nhà trong làng đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu, thuyền tại lễ hội đều chăng đèn kết hoa. Ngay trong chiều 11 (âm lịch) tháng Giêng, lễ hội cầu ngư ở làng Thai Dương được bắt đầu bằng lễ cung nghinh và tiếp tục diễn ra suốt đêm qua với các lễ cầu an, lễ chánh tế và lễ tưởng niệm.

 

Sáng ngày 12 (âm lịch), chánh lễ cầu ngư bắt đầu diễn ra, Lễ tế thần diễn ra vào khoảng 2 giờ sáng. Một bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư Thuận An. Có nhiều màn diễn diễn tả những sinh hoạt nghề biển.

 

lễ hội cầu ngưTục lệ bủa lưới trên bờ độc đáo

 

Trò diễn "bủa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi. Tiếp theo trò bủa lưới bắt cá là màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá) đang chờ sẵn. Màn mua bán kéo dài khoảng hơn một giờ.

 

Tiếp theo là phần hội với những trò diễn trên cạn cùng hội đua ghe truyền thống và đoàn tàu xuất quân đánh bắt vụ nam, vụ cá đầu năm của ngư dân vùng biển. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.

 

Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước. Đây là lễ hội được tổ chức đều đặn ba năm một lần với quy mô lớn, gồm nhiều hoạt động tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển. Có từ hàng trăm năm trước, lễ hội cầu ngư làng Thái Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

 

lễ hội cầu ngư ở HuếHoạt cảnh tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân 

Xem thêm: Tour du lịch Huế giá tốt


Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.

 

lễ hội cầu ngư ở HuếMọi người tham gia lễ hội đều mong muốn cuộc sống no ấm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế


Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước.     

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội Cầu Ngư là gì?
Lễ hội Cầu Ngư là một lễ hội truyền thống của người dân Thái Dương, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm để tôn vinh thần thánh Cầu Ngư và cầu nguyện cho một năm đầy bình an và thuận lợi.
Lễ hội Cầu Ngư diễn ra như thế nào?
Lễ hội Cầu Ngư diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động như lễ hội đền Cầu Ngư, lễ hội đua thuyền trên sông, lễ hội múa lân, múa rồng, múa sạp, đấu trường đá gà, chọi trâu, đua ngựa, hát văn, hát quan họ, hát xẩm, hát chầu văn, hát đàn tỳ bà, hát đàn bầu, hát cải lương, hát quan họ, hát ca trù, hát chèo, hát tuồng, hát nhạc dân tộc và nhiều hoạt động khác.
Lễ hội Cầu Ngư có ý nghĩa gì?
Lễ hội Cầu Ngư có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân Thái Dương và cả khu vực lân cận. Lễ hội không chỉ là dịp để tôn vinh thần thánh Cầu Ngư mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, tạo sự đoàn kết và tình yêu thương giữa mọi người. Ngoài ra, lễ hội còn giúp quảng bá văn hóa, du lịch và kinh tế địa phương.
Lễ hội Cầu Ngư có những món ăn đặc trưng gì?
Lễ hội Cầu Ngư có nhiều món ăn đặc trưng như chả cá Thái Dương, bánh cuốn Thái Dương, bánh đa cua, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh phu thê, bánh chưng, bánh tét, chè đỗ xanh, chè đỗ đen, chè sen, chè bưởi, chè khoai môn, chè đậu xanh, chè trôi nước và nhiều món ăn khác.
Lễ hội Cầu Ngư có nơi nào để tham quan và lưu trú?
Lễ hội Cầu Ngư diễn ra tại đền Cầu Ngư, xã Thái Dương, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Du khách có thể lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ và homestay ở khu vực lân cận như Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí và Hải Phòng.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /177