Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Ninh Bìnhchùa Bái Đínhlễ hội sự kiện
06/04/20235.2590

Lễ hội Chùa Bái Đính năm 2024

Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội gần 100 km.

 

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á. Chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á...

 

 Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình

Chùa Bái Đính  

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Ninh Bình

 

Mùa xuân mới tràn về cũng là lúc trên đất Cố đô Tràng An – Hoa Lư, hàng triệu phật tử cả nước cùng du khách khắp thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính.

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh BìnhNgười người nô nức tham gia

 

Xem thêm: Tour du lịch giá tốt tại Ninh Bình

 

Hành trình về miền đất Phật, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng với thiên nhiên ở một vùng quê bên sông Hoàng Long huyền thoại.

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh BìnhCuộc hành hương về chùa Bái Đính

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình

 

Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Với ưu thế của một quần thể chùa lớn gồm cả quá khứ và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc và là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam.

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình Không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng

 

Trước ngày mở hội và ngay cả trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng.

 

Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh.

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình Đây là một lễ hội truyền thống về cội nguồn

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình

 

Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp.


Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình

 

Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng.

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh BìnhChùa Bái Đính di sản văn hóa quốc gia

 

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, sự hoan hỷ mà các du khách, phật tử ai ai cũng có phần riêng của mình, tất cả đều hồ hởi, phấn khởi và khi họ gặp nhau, dù quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng, đằm thắm và ấm áp…

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình

 

Cuộc hành hương về chùa Bái Đính tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn đến cái đẹp, cái thiện và sự kỳ vọng cái đẹp sẽ làm cho chúng ta thêm phần sảng khoái, thêm tin yêu cuộc đời này hơn, mỗi người sẽ tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn và hướng đến cái thiện.

Các hoạt động trong những ngày lễ hội diễn ra sôi nổi với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, các trò chơi dân gian ngày Tết được đông đảo du khách hưởng ứng, diễn ra nhộn nhịp, sôi nổi.

 

Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh BìnhTrẩy hội chùa Bái Đính


Mảnh đất sinh vương sinh thánh – quê hương của đức thánh Nguyễn và Đinh Tiên Hoàng đế, những người đã đặt nền móng và góp công lớn cho sự phát triển phật giáo nước nhà. Đây là một lễ hội truyền thống về cội nguồn điển hình của người Việt. Chùa Bái Đính là một trong những Di sản văn hoá quốc gia trên đất Cố đô, có giá trị về mặt tâm linh, văn hóa và danh thắng.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /381