Mytour blog
Tags:
di sản văn hóaLễ hội - Sự kiệnđền chùadu lịch Nghệ Ankhám phá Nghệ An
06/04/20237.8156

Lễ hội đền Cuông năm 2024

Lễ hội đền Cuông (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu được của người dân Diễn Châu nói riêng và du khách thập phương nói chung.


Hàng năm, cứ vào dịp tháng hai âm lịch, nhân dân huyện Diễn Châu lại háo hức chuẩn bị đón chờ ngày lễ hội.

 

Đền CuôngĐền Cuông ở Nghệ An

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Nghệ An

 

Mùa xuân, đến với đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc, cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi dấu đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu chạy trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển... Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân nhưng cũng đủ để ta rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm..

 

Đền Cuông thờ Thục An Dương Vương, nơi ghi dấu ấn truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã ghi công lao to lớn của Thục An Dương Vương, người đã giương cao ngọn cờ cùng nhân dân đánh Tần đuổi Triệu giành độc lập cho dân tộc. Mở đầu cho trang vàng chống ngoại xâm của dân tộc Viêt Nam.

 

lễ hội đền CuôngĐám rước tại lễ hội

 

Những năm gần đây, du khách trẩy hội đền Cuông muốn vào thắp hương trong ngày tế lễ luôn phải vất vả vì chen chân từ dưới chân núi. Lòng thành kính, cầu an khiến ngay chính những người tổ chức lễ hội cũng phải ngạc nhiên. Chốn ấy là đất thiêng "cho nên cũng tuỳ lòng tín ngưỡng của nhân dân chứ không ngăn cấm được" - (Lời của Phạm Hy Lương - quan phó bảng ở Nghệ An năm 1874 viết trong bài văn bia khắc vào đá ở đền).

 

lễ hội đền Cuông

Lễ hội đền Cuông tiếp nối truyền thống yêu nước của nhân dân Nghệ An

Xem thêm: các khách sạn tại Nghệ An

 

Lễ hội đền Cuông là sự tri ân của thế hệ hôm nay với những người có công với đất nước, là đạo lý uống nước nhớ nguồn ngàn đời của dân tộc ta, để các thế hệ nối tiếp nhau phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc. Lễ hội ngày càng được nâng lên qui mô hơn, nhiều hoạt động bố ích có ý nghĩa giáo dục cao, thu hút hàng vạn lượt người khắp nơi đến với lễ hội.

 

lễ hội đền Cuông

Tưng bừng ngày chính lễ


Không giống như lễ hội Cổ Loa luôn có ba phần: lễ tế thần, lễ rước kiệu, khách thập phương dâng hương, vui hội, lễ hội đền Cuông chỉ có lễ tế thần, sau đó là các sinh hoạt văn hoá: hát tuồng, chèo, thả đèn hoa. Thần Thục An Dương Vương.

 lễ hội đền CuôngHoạt động văn nghệ chào mừng lễ hội

Xem thêm: Tour du lịch Cửa Lò - Nghệ An giá tốt


Về phần hội, sẽ có nhiều hoạt động xuyên suốt như: Thể dục thể thao, trò chơi dân gian với 12 loại hình. Đặc biệt, các năm đều có giải bóng chuyền và kéo co của đội ngũ cán bộ chuyên trách văn hóa thể thao toàn tỉnh về tham gia; hội diễn của các làng văn hóa thuộc 5 xã và 4 Câu lạc bộ; triển lãm ảnh và thi tìm hiểu lịch sử về các Vua Hùng và Diễn Châu.

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội đền Cuông là gì?

Lễ hội đền Cuông là một trong những lễ hội lớn nhất của người dân Nghệ An và Miền Trung. Đây là lễ hội tôn vinh vị thần Cuông, được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch.

Đền Cuông nằm ở đâu?

Đền Cuông nằm ở xã Nghi Phú, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 15km.

Lễ hội đền Cuông kéo dài bao lâu?

Lễ hội đền Cuông kéo dài từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch.

Những hoạt động nào diễn ra trong lễ hội đền Cuông?

Trong lễ hội đền Cuông, người dân thường có các hoạt động như diễu hành, đốt pháo, cầu may, đánh bài, hát văn, đánh trống, múa sạp, chọi trâu, đua thuyền trên sông Lam...

Lễ hội đền Cuông có ý nghĩa gì?

Lễ hội đền Cuông có ý nghĩa tôn vinh vị thần Cuông, người được coi là thần bảo vệ cho vùng đất Nghệ An và Miền Trung. Đồng thời, lễ hội còn là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, tạo sự đoàn kết và tăng cường tinh thần yêu nước.

6 Thích

Đánh giá : 4.7 /187