Mytour blog
Tags:
du lịch Quảng Ninhdu lịch phượt
06/04/20232.6480

Lễ hội hoa sở lần đầu tiên ở Quảng Ninh năm 2024

Khi mùa đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.

 

Hoa sở là loại cây được trồng nhiều ở vùng núi cao Bình Liêu.

 Hoa sở là loại cây được trồng nhiều ở vùng núi cao Bình Liêu. Trên các cánh rừng, xóm làng, những con đường hoa sở nở một màu trắng tinh khiết. 

 

Hoa sở Quảng Ninh thuộc giống chè, nhưng người ta không thu hoạch lá mà lấy hạt ép tinh dầu, mang đến giá trị kinh tế khá cao.

 Hoa sở thuộc giống chè, nhưng người ta không thu hoạch lá mà lấy hạt ép tinh dầu, mang đến giá trị kinh tế khá cao. Tinh dầu sở sau khi sơ chế được mang đến nhà máy đóng dầu ăn, từ đó xuất ra thị trường. 

 

Hoa sở Quảng Ninh nhụy vàng, bông trắng với cánh kép

 Hoa sở nhụy vàng, bông trắng với cánh kép, thường nở cùng một đợt tạo ra những "bức tường hoa", "thảm hoa" chen nhau, trải dài... Đứng từ trên núi nhìn xuống, bạn sẽ thấy một cánh rừng toàn hoa trắng. 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh

 

Lễ hội hoa sở được tổ chức trong hai ngày 28 và 29/11, tại thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu.

 Lễ hội hoa sở được tổ chức trong hai ngày 28 và 29/11, tại thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu. Ngày hội hoa sở năm 2015 với chủ đề "Biên giới trắng ngần hoa sở", thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách trong, ngoài tỉnh. Lễ hội hoa sở nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống nổi bật cũng như giá trị cảnh quan, kinh tế từ cây sở. Hoa sở nở rộ, cũng là dịp người dân địa phương mừng lễ cơm mới. 

Ngày hội Quảng Ninh diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao đặc sắc

 Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao đặc sắc, như: Thi trưng bày mâm cơm mừng mùa cơm mới truyền thống, thi gói bánh coóc mò bằng lá bông chít, thi giã gạo… 

 

Tục thi giã gạo truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Bình Liêu.

 Tục thi giã gạo truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Bình Liêu. Người dân sử dụng khúc gỗ dài như một chiếc bập bênh, một đầu là chày, đầu kia dành cho người đứng chân lên để giã. Mỗi khi dùng chân ấn xuống rồi thả ra, chiếc chày ở đầu kia lại nhấc lên và giã xuống cối. Thông thường, công việc giã gạo được sự hợp sức của hai đến ba người. 

 

Sau khi giã xong, người Quảng Ninh dùng sàng để lọc ra gạo, cám và vỏ trấu.

 Sau khi giã xong, người ta dùng sàng để lọc ra gạo, cám và vỏ trấu. 

 

Tục thi gói bánh coóc mò Quảng Ninh bằng lá bông chít.

 Tục thi gói bánh coóc mò bằng lá bông chít. 

 

Xem thêm: Khách sạn khuyến mãi đến 69% tại Quảng Ninh

 

Theo phong tục, lễ tết cơm mới Quảng Ninh bắt đầu từ ngày 10/10 âm lịch đến hết tháng 10.

 Theo phong tục, lễ tết cơm mới bắt đầu từ ngày 10/10 âm lịch đến hết tháng 10. Mừng cơm mới với ý nghĩa tổng kết một năm sản xuất, dâng thành quả lao động, là lễ cảm tạ trời đất, ông bà tổ tiên, cầu mong cho gia đình, dân bản no ấm, khỏe mạnh. 

 

Thiếu nữ các đồng bào dân tộc trong ngày hội hoa sở Quảng Ninh

 Thiếu nữ các đồng bào dân tộc trong ngày hội hoa sở. 

 

Đường đến để chiêm ngưỡng hoa sở cũng không quá khó khăn, chỉ cần chạy dọc quốc lộ 18C là đến đất Bình Liêu

 Đường đến để chiêm ngưỡng hoa sở cũng không quá khó khăn, chỉ cần chạy dọc quốc lộ 18C là đến đất Bình Liêu. Đây cũng là địa điểm thích hợp cho các bạn trẻ đi du lịch dịp cuối tuần, hay những tay máy mê săn ảnh đẹp ở huyện miền núi này. Hiện nay các phương tiện giao thông đi lại khá thuận lợi. 

 

Quảng Ninh lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Hoa Sở

 

Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Ninh giá rẻ

 

Mytour.vn - Nguồn: Vnexpress

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /373