Mytour blog
Tags:
Khám phá Kon Tumnhà rông Giẻ Triêng lễ hội làng
06/04/20235.2360

Lễ hội mừng nhà rông mới năm 2024

Người Giẻ Triêng trước đây có cuộc sống du canh du cư. Khi tìm được một địa điểm để lập làng mới, họ thường ở lại khoảng từ 5 - 7 mùa rẫy. Sau khi đất đai đã bạc màu họ đi tìm vùng đất mới để lập làng. Việc đầu tiên khi lập làng mới là phải tìm địa điểm để xây dựng nhà Rông. Mỗi làng Giẻ Triêng thường có từ 25-30 nóc nhà. Sau khi đã làm lễ tế Giàng, họ cùng chung tay xây dựng nhà Rông, ngôi nhà lớn của cộng đồng mình, là nơi để tụ họp bà con, để bàn bạc công việc làm ăn và giải quyết mọi câu chuyện của cộng đồng. 

 

Lễ hội mừng nhà Rông mớiNgôi nhà lớn của đồng bào Giẻ Triêng

 

Người Giẻ Triêng trước đây có cuộc sống du canh du cư. Khi tìm được một địa điểm để lập làng mới, họ thường ở lại khoảng từ 5 - 7 mùa rẫy. Sau khi đất đai đã bạc màu họ đi tìm vùng đất mới để lập làng. Việc đầu tiên khi lập làng mới là phải tìm địa điểm để xây dựng nhà Rông. Mỗi làng Giẻ Triêng thường có từ 25-30 nóc nhà. Sau khi đã làm lễ tế Giàng, họ cùng chung tay xây dựng nhà Rông, ngôi nhà lớn của cộng đồng mình, là nơi để tụ họp bà con, để bàn bạc công việc làm ăn và giải quyết mọi câu chuyện của cộng đồng. 

 

nhà RôngNhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào


Khi nhà Rông đã hoàn thành, các gia đình đều chung sức vào dựng nhà cho dân làng, từ ngôi nhà chủ làng, các gia đình có vị trí trong làng, sau đó đến những người neo đơn, đàn bà góa không có điều kiện tự làm nhà… Đến khi tất cả các ngôi nhà đã hoàn thành, người Giẻ Triêng làm lễ mừng nhà Rông mới. 


Lễ mừng nhà Rông mới của đồng bào Giẻ Triêng ở Kon Tum được bắt đầu bằng những công việc rất nhỏ: Chị em phụ nữ xuống suối bắt cá, đi hái rau rừng..., các chàng trai vào rừng săn bắn lấy thực phẩm cho lễ mừng nhà Rông mới. Không gian lễ hội mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng bao giờ cũng phải có cây nêu, rồi đến con trâu. Theo tín ngưỡng của đồng bào, con trâu là vật hiến sinh để cúng lễ dâng lên thần linh với mong muốn cầu xin hạnh phúc, hòa bình hay một mùa màng bội thu. Những chàng trai có bàn tay khéo léo tài hoa sẽ được các già làng chọn vào rừng chặt cây nêu cúng Giàng. Trước khi đi, chàng trai Giẻ Triêng phải lên nhà Rông ngủ chay 3 ngày 3 đêm, sau đó họ xuống suối tắm rửa sạch sẽ rồi mới được vào rừng chặt cây về làm cây nêu. 

 

Lễ hội mừng nhà Rông mớiTrong lễ hội không thể thiếu nghi lễ đâm trâu

Xem thêm: các khách sạn tại Kon Tum


Có thể nói, cây nêu như một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, mà ở đó hội tụ đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc, nghề thủ công truyền thống... Những cành nêu trĩu nặng tượng trưng cho mùa màng bội thu, tượng trưng những bông lúa, quả bắp trĩu hạt. Cây nêu chính vươn thẳng lên trời cao tượng trưng cho con đường lên trời, chuyển lời cúng của chủ lễ, lời cúng của già làng, chuyển lời cầu xin của bà con lên thần linh trên trời để mong muốn một cuộc sống no đủ, vui vẻ hạnh phúc, không có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra, làm ăn mùa sau luôn được nhiều thóc lúa hơn mùa trước; trâu, bò, heo, gà luôn nằm chật gầm sàn, làng không có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra...

 

lễ hội mừng nhà Rông mớiLễ mừng nhà Rông mới với mong ước mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm

 

Cùng với cây nêu, thì con trâu cũng là con vật rất có ý nghĩa đối với người Giẻ Triêng. Nếu như với người Kinh, con trâu là đầu cơ nghiệp, thì đối với người Giẻ Triêng, con trâu còn có ý nghĩa hơn thế, nó là một người bạn thân thiết, đó là con vật thiêng liêng của họ. Bởi đồng bào Giẻ Triêng theo chủ nghĩa đa thần, con trâu là vật thiêng liêng cúng Giàng, là vật thế mạng họ để cầu xin thần linh cho buôn làng khỏe mạnh, vì vậy họ vô cùng yêu quý con trâu. Chính vì vậy, trong lễ mừng nhà Rông mới không thể thiếu lễ đâm trâu.


Một nghi lễ hết sức đặc biệt trước ngày diễn ra lễ đâm trâu là lễ “khóc trâu”. Khi mặt trời của ngày hôm trước đã lặn, con trâu đã được cột vào thân cây nêu, bà con trong làng tổ chức đánh cồng chiêng, khóc trâu suốt một đêm ròng. Họ cảm ơn con trâu đã vất vả, đã phải chịu đựng hy sinh, chịu đựng đau đớn thay họ để làm vật hiến sinh cúng Giàng, để cầu cho dân làng họ được khỏe mạnh, no ấm... Sau một đêm đánh cồng chiêng múa hát cùng trâu, than thở cùng trâu, tâm sự cùng trâu, cầu xin trâu giúp đỡ họ... mới đến lễ đâm trâu.

 

lễ hội mừng nhà Rông mớiĐiệu múa uyển chuyển của những người phụ nữ Giẻ Triêng

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng


Ngày hôm sau, trước khi tiến hành nghi lễ đâm trâu, già làng sẽ thực hiện nghi lễ để con trâu trở thành con trâu thiêng, trở thành vật hiến sinh cúng Giàng của người Giẻ Triêng. Họ cắm vào sừng trâu những chùm hoa sặc sỡ. Sau khi nghi lễ được tiến hành xong, người dân trong làng hò reo, các chàng trai vừa nhảy vừa đánh cồng chiêng vòng quanh cây nêu và con trâu. Những phụ nữ cùng nhau múa những điệu múa mộc mạc đơn giản nhưng vô cùng sinh động thể hiện những động tác trong lao động sản xuất của người Giẻ Triêng, từ làm cỏ lúa, gieo hạt, xua đuổi sâu bọ phá hại mùa màng đến những động tác thể hiện việc chào mời khách vào cùng chơi, cùng vui hội với họ...

 

Khi những người tham gia lễ hội như được thông linh với thần, họ trở nên thăng hoa, nhịp chiêng của các chàng trai ngày càng náo nức, nhộn nhịp, các cô gái cũng chuyển từ điệu múa xoang sang điệu Bông rốk vô cùng mạnh mẽ… Theo sự phân công của già làng, một chàng trai khỏe mạnh trong làng cầm giáo đuổi theo và đâm vào con trâu thiêng đã được cột sẵn. Sau một vài nhát giáo đâm tượng trưng, người trong làng đưa trâu đi mổ, thịt trâu được chia đều cho tất cả mọi người dân trong làng, ai cũng có phần để được may mắn.

 
Lễ hội đâm trâu kết thúc, mọi người được mời vào nhà Rông, cùng đánh cồng chiêng, cùng múa điệu Bông rốk, cùng uống rượu thiêng... để mừng làng mới, mừng nhà mới, và mừng một vụ mùa bội thu sắp tới.

Theo Cinet

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội mừng nhà rông mới là gì?

Lễ hội mừng nhà rông mới là một trong những lễ hội truyền thống của người Bahnar ở Kon Tum, Miền Trung. Đây là dịp để cộng đồng Bahnar tụ họp, cầu nguyện và chúc phúc cho gia chủ mới xây dựng nhà rông.

Khi nào diễn ra lễ hội mừng nhà rông mới?

Lễ hội mừng nhà rông mới thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 âm lịch hàng năm.

Lễ hội mừng nhà rông mới có những hoạt động gì?

Lễ hội mừng nhà rông mới có nhiều hoạt động như lễ cúng, múa rồng, múa sừng, đánh trống, hát giao duyên, chơi nhạc cụ truyền thống và các trò chơi dân gian.

Lễ hội mừng nhà rông mới có ý nghĩa gì đối với người Bahnar?

Lễ hội mừng nhà rông mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Bahnar. Đây là dịp để cộng đồng Bahnar tụ họp, cầu nguyện và chúc phúc cho gia chủ mới xây dựng nhà rông. Ngoài ra, lễ hội còn giúp duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Bahnar.

Lễ hội mừng nhà rông mới có ảnh hưởng gì đến du lịch Kon Tum?

Lễ hội mừng nhà rông mới là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống đặc sắc của Kon Tum, Miền Trung. Đây là cơ hội để du khách được trải nghiệm và khám phá văn hóa của người Bahnar. Do đó, lễ hội mừng nhà rông mới có ảnh hưởng tích cực đến du lịch Kon Tum.

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /220