Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch miền tâyđền chùadu lịch Cần Thơ
06/04/20234.9401

Long Tuyền cổ miếu - nét đẹp tâm linh con người Cần Thơ năm 2024

Xuôi về miền Tây Nam Bộ cùng các tour du lịch trong những ngày miền bắc nắng nóng, ghé thăm mảnh đất Cần Thơ để thưởng thức những điệu hò, những món đặc sản ngon tuyệt cú mèo hay dừng chân tại thành phố này để tới với ngôi đình bề thế, khang trang mang vóc dáng cổ kính, toát lên vẻ đẹp kiến trúc độc đáo làm say lòng du khách muôn phương. Đó là ngôi đình Bình Thủy tức Long Tuyền Cổ Miếu thân quen - niềm tự hào về truyền thống văn hóa tín ngưỡng của vùng đất, con người Cần Thơ.

 

Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km, nằm trên dốc cầu Bình Thủy trên tuyến quốc lộ 91, Long Tuyền Cổ Miếu nằm trên một khu đất rộng chiếm diện tích khoảng hơn 500.000m2. Nơi đây không chỉ được biết đến như một công trình kiến trúc tâm linh mà còn mang trong mình tinh thần phóng khoáng của cư dân lúa nước Nam Bộ.

 

Chánh điện của Long Tuyền Cổ Miếu

Chánh điện của Long Tuyền Cổ Miếu - Ảnh: Đăng Định

 

Cổng tam quan đình Bình Thủy

Cổng tam quan đình Bình Thủy - Ảnh: Ngọc Võ

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Cần Thơ

 

Long Tuyền Cổ Miếu tuy được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX nhưng kiến trúc của đình không chỉ thể hiện nét  tinh túy của văn hóa sông nước miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn mang đậm dấu ấn của làng cổ truyền thống Cần Thơ.

 

Dáng vẻ thanh tịnh mang đến sự bình yên trong tâm hồn

Dáng vẻ thanh tịnh mang đến sự bình yên trong tâm hồn - Ảnh: Đăng Định

 

Cũng giống như nhiều đình chùa khác tại Cần Thơ, Long Tuyền Cổ Miếu được xây dựng trên một khu đất thoáng rộng và có chiều sâu

Cũng giống như nhiều đình chùa khác tại Cần Thơ, Long Tuyền Cổ Miếu được xây dựng trên một khu đất thoáng rộng và có chiều sâu - Ảnh: Đăng Định

 

Cũng giống như nhiều ngôi đình khác tại Cần Thơ, Long Tuyền Cổ Miếu được xây dựng trên một khu đất thoáng rộng và có chiều sâu, gồm khu đình chính và khu “lục ấp”.  Ngôi đình được xây theo dáng hình chữ nhất, trên nóc mỗi khu đều được thiết kế cặp rồng uốn lượn tranh lấy trái châu hay đơn giản chỉ là những hình hoa văn trang trí bên ngoài nhưng mang ấn tượng mạnh.

 

Khuôn viên rợp bóng cây

Khuôn viên rợp bóng cây - Ảnh: Đăng Định

 

Đơn giản chỉ là những hình hoa văn trang trí bên ngoài nhưng mang ấn tượng mạnh

Đơn giản chỉ là những hình hoa văn trang trí bên ngoài nhưng mang ấn tượng mạnh - Ảnh:  Huong93

 

Việc bố trí các ban thờ trong đình với cách thờ thần khá đa dạng và phong phú đã phản ánh văn hóa, đồng thời cũng phần nào giới thiệu tính phóng khoáng, cởi mở, lòng bao dung đón nhận mọi tinh hoa theo không gian và thời gian.

 

Long Tuyền Cổ Miếu

Các ban thờ khá đa dạng và phong phú  phần nào phản ánh tính cách con người miền Tây Nam bộ - Ảnh:  Huong93

 

Long Tuyền Cổ Miếu

Long Tuyền Cổ Miếu được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận “Di tích văn hóa quốc gia” ngày 5/9/1989 - Ảnh: Đăng Định

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Cần Thơ

 

Hàng năm tại Long Tuyền Cổ Miếu nhân dân thường tổ chức các ngày lễ Thượng điền, Hạ điền rất đông vui, không khí náo nhiệt như hội làng xưa với nhiều trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội… khiến du khách nhớ mãi không quên.

 

Lễ Thượng Điền

Lễ Thượng Điền - Ảnh: Sưu tầm

 

Nét cổ kính, trang nghiêm nhưng cũng không kém phần bình dị của đình Bình Thủy

Nét cổ kính, trang nghiêm nhưng cũng không kém phần bình dị của đình Bình Thủy - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

 

Long Tuyền Cổ Miếu trước kia không chỉ là nơi thờ cúng trang nghiêm mà còn là nơi dành cho các chức sắc trong làng hội họp để bàn việc nước, là nơi tụ hội của nhân dân chống lại giặc ngoại xâm, như một chứng tích của thời kỳ khai hoang lập ấp với đầy vẻ tự hào của một vùng đất.

 

Long Tuyền Cổ Miếu rực rỡ về đêm

Long Tuyền Cổ Miếu rực rỡ về đêm - Ảnh: Thành Luân

 

Đình Bình Thủy bên rạch Long Tuyền

Đình Bình Thủy bên rạch Long Tuyền - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ

 

Trải qua nhiều biến động theo thời gian, Long Tuyền Cổ Miếu vẫn được các thế hệ sau này trân trọng và giữ gìn. Là một văn hóa tín ngưỡng của con người nhưng đồng thời nơi đây cũng dần trở thành một địa điểm tham quan cho nhiều tín đồ phật giáo đến chiêm bái, hàng năm thu hút lượng khách không nhỏ đến với mảnh đất Cần Thơ bình dị.

 

Cùng Mytour du lịch đến với miền Tây Nam bộ, đến với mảnh đất, con người Cần Thơ hiếu khách để tận hưởng những ngày hè thú vị, những sắc màu lễ hội tại nơi đây, sống lại tinh  thần sau những mệt mỏi thường ngày và trải mình cùng sông nước miền tây nhé.

 

Nguyễn Thu Trang - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Long Tuyền cổ miếu là gì?

- Long Tuyền cổ miếu là một di tích lịch sử, văn hóa tâm linh của người dân Cần Thơ và miền Nam Việt Nam.

Vị trí của Long Tuyền cổ miếu ở đâu?

- Long Tuyền cổ miếu nằm ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Lịch sử của Long Tuyền cổ miếu ra sao?

- Long Tuyền cổ miếu được xây dựng vào thế kỷ 19, là nơi thờ cúng các vị thần linh và tổ tiên của người dân địa phương. Trong thời kỳ chiến tranh, cổ miếu đã bị hư hại nặng nề, nhưng sau đó đã được khôi phục và trở thành một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.

Long Tuyền cổ miếu có gì đặc biệt?

- Long Tuyền cổ miếu có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa nét truyền thống và hiện đại. Nơi đây còn là nơi tôn vinh các vị thần linh và tổ tiên của người dân địa phương, là nơi để người dân đến cầu nguyện, xin phước và tìm kiếm sự bình an.

Làm thế nào để đến Long Tuyền cổ miếu?

- Du khách có thể đi xe máy, taxi hoặc xe ô tô đến Long Tuyền cổ miếu. Nơi đây cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10km.

1 Thích

Đánh giá : 4.4 /147