Mytour blog
Tags:
du lịch miền BắcLễ hội - Sự kiệnTết Trung Thudu lịch miền Trungdu lịch miền Nam
06/04/20234.4821

Lung linh sắc màu Tết trung thu khắp cả ba miền đất nước năm 2024

Trung thu trong mắt trẻ nhỏ, là ngày hội tưng bừng với tiếng trống lân rộn ràng khắp phố, là lúc đôi mắt trong trẻo thơ ngây mong chờ những thức quà ngon lành trên mâm cỗ. Còn Trung thu với người lớn, là cảm giác nôn nao khi quây quần cùng gia đình cắt miếng bánh trung thu tròn đầy, và thèm lắm được quay ngược thời gian trở về với tuổi thơ, tinh nghịch cầm chiếc đèn lồng tự làm chạy nhảy khắp xóm làng. Một mùa Trung thu nữa lại đang cận kề, lòng người vừa hân hoan háo hức, chỉ mong sắp xếp hết mọi bộn bề, trở về nhà, ngắm trăng ăn bánh thưởng trà cùng người thân. Trải dài khắp dải đất Việt, mỗi nơi lại mang một sắc màu văn hóa riêng, để khi cái Tết trung thu chạm ngõ, là bấy nhiêu bức tranh lung linh hiện lên, đẹp và bình yên vô cùng.

 

Rộn ràng Tết Trung thu

Rộn ràng Tết Trung thu - Ảnh: p -nguyen

 

Có một niềm háo hức lạ

Có một niềm háo hức lạ - Ảnh: Strike Wade

 

TẾT TRUNG THU TRUYỀN THỐNG TRÒN ĐẦY Ở MIỀN BẮC

 

Miền Bắc - cái nôi của văn hóa Việt cảm nhận sự chuyển mình rõ rệt nhất của tiết trời suốt bốn mùa, và đẹp nhất, dĩ nhiên là thu. Thu trở mình, mang hơi lạnh xua đi cái nóng hanh hao của hạ, tiết trời se se mát mẻ, dịu ngọt. Ở Hà Nội, thu còn mang đến cho người ta sự đợi mong về những loại quả ngọt đang sắp sửa chín như hồng vàng, cốm xanh, bưởi ngọt,... cùng với mùa lá vàng rụng rơi khắp lối đi, man mác những câu chuyện của một Thủ đô rất hiền, rất ngọt và rất thơ. Mùa thu với người Kẻ Chợ còn là niềm vui của ngày lễ hội lớn thứ hai trong năm - Tết Trung thu.

 

Thu Hà Nội rất thơ

Thu Hà Nội rất thơ - Ảnh: Do Thanh

 

Nhà nhà mong chờ Tết Trung thu

Nhà nhà mong chờ Tết Trung thu - Ảnh: Quang Nguyen Vinh

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Những ngày trước Tết Trung thu, cả phố phưởng dường như rộn ràng và náo nhiệt hơn mọi ngày. Phố cổ không còn vẻ trầm lắng như bình thường, mà tiếng cười nói đã xôn xao và tươi vui hơn. Các cửa hàng trên đường bay bán bao nhiêu là lồng đèn và đồ chơi đủ loại, món nào nhìn cũng sặc sỡ và bắt mắt. Thi thoảng, tiếng trống giục giã của đội múa rồng vang lên ở đâu đó làm người ta nức lòng nở dạ, vui quá chừng.

 

Lồng đèn đủ loại trông rất bắt mắt

Lồng đèn đủ loại trông rất bắt mắt - Ảnh: Quang Nguyen Vinh

 

Một trong những thú vui của người Hà Nội mỗi lần đến Tết trung thu chính là rủ nhau dạo phố Hàng Mã, bởi nơi đây là trung tâm bán tỉ ti thứ liến quan đến Trung thu. Cả người lớn và trẻ con đều hòa mình vào dòng người nhộn nhịp, tham quan các cửa hàng rồi chọn cho mình một vài món đồ ưng ý để làm quà hay tự thưởng cho mình, mang về trưng cho có không khí Trung thu. Mâm cỗ của người Hà Nội cũng đủ đầy và tinh tế, mang đậm nét văn hóa truyền thống của ngày lễ lớn thứ hai của năm.

 

Rộn ràng cùng tiếng trống xập xình

Rộn ràng cùng tiếng trống xập xình - Ảnh: Gavin White

 

Mâm cỗ trung thu tinh tế vô cùng

Mâm cỗ trung thu tinh tế vô cùng - Ảnh minh họa: Sưu tầm

 

TRUNG THU MIỀN NAM - RỰC RỠ VÀ TƯNG BỪNG

 

Người miền Nam bao đời sống phóng khoáng, hào sảng. Là vùng đất mới, là nơi ‘lập nghiêp’ của những người con xa xứ nên cái Tết Trung thu ở miền Nam thấm đượm nghĩa tình, của đồng nghiệp, của láng giềng, của những người bạn. Trước Tết Trung thu khoảng một tháng, mọi người thường dành thời gian để đi chọn những chiếc bánh trung thu đẹp mắt và ngon nhất, dành tặng nhau và gửi về cho gia đình, gửi gắm cả cái tình chân thành của mình vào đó.

 

Trung thu ở Sài Gòn

Trung thu ở Sài Gòn - Ảnh: Quang Nguyen Vinh

 

Ấm áp nghĩa tình

Ấm áp nghĩa tình - Ảnh: Funny Quảng cáo bánh Trung thu Kinh Đô

 

Ở Sài Gòn, mọi người còn được ‘thưởng thức’ cái Tết Trung thu rực rỡ của cộng đồng người Hoa đang sinh sống và làm việc tại đây. Trung thu của người Hoa có cả lễ và hội, đem đến không khí tưng bừng cho cả một vùng rộng lớn, trải khắp các quận 5, 6 và 11, cuốn hút biết bao người. Người Hoa chuộng màu đỏ và vàng rực nên cả con phố như được nhuộm sang hai màu này. Hình ảnh các đội múa lân nhảy múa theo tiếng trống thùng thình cũng làm cho Tết Trung thu trở nên tròn đầy hơn cả.

 

Rực rỡ sắc màu đủ loại đèn lồng

Rực rỡ sắc màu đủ loại đèn lồng - Ảnh: Quang Nguyen Vinh

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

Mọi người cùng rủ nhau ra phố lồng đèn dạo chơi

Mọi người cùng rủ nhau ra phố lồng đèn dạo chơi - Ảnh: Thinh Bui

 

TẾT TRUNG THU MIỀN TRUNG - LUNG LINH ĐÈN LỒNG, ĐÈN HOA

 

Miền Trung - nơi dải đất hẹp giao thoa nhiều nét văn hóa khác nhau của mọi miền, đem đến sự dung hòa vừa quen vừa lạ, vừa dung dị nhưng cũng lung linh chẳng kém. Đó là nét truyền thống trong mâm cỗ tinh tế của miền Bắc, sự rộn ràng của văn hóa phương Nam và cả sắc màu nhộn nhịp của một Chăm pa huyền thoại. Người miền Trung không trọng phần lễ của Tết Trung thu mà chỉ chú ý đến phần hội, là dịp để trẻ con vui chơi, để người lớn tìm lại chút hoài niệm trong những ký ức ngày xưa.

 

Trung thu - ngày hội của con trẻ

Trung thu - ngày hội của con trẻ - Ảnh: p -nguyen

 

Là phút giây hoài niệm của người lớn

Là phút giây hoài niệm của người lớn - Ảnh: Fabio Vinteira

 

Trung thu ở miền Trung, trẻ con hớn hở cầm lồng đèn ông sao, đèn cá chép dân gian chạy quanh khắp các ngõ, vui đùa cùng tiếng trống lân rộn ràng giống như cái Tết của người Hoa. Ở Huế và Hội An, người ta còn thả đèn hoa đăng trên dòng sông thơ tình, như gửi gắm ước nguyện mọi thứ đều được tròn đầy như trăng rằm tháng 8.

 

Phố phường ngập tràn sắc màu lung linh

Phố phường ngập tràn sắc màu lung linh - Ảnh: Sưu tầm

 

Và cả ước nguyện hoa đăng được thả trôi trên sông

Và cả ước nguyện hoa đăng được thả trôi trên sông - Ảnh: TBone Lê

 

Xem thêm: Các tour du lịch Thừa Thiên Huế giá rẻ

 

Tết Trung thu, cái Tết mang nhiều ý nghĩa về sự đoàn viên, về không khí lễ hội rộn ràng, về cả cái tình thương mến của những người con khắp nơi trên đất Việt. Dù mỗi nơi, mỗi vùng, sắc màu Trung thu lại chứa đựng những nét thú vị và hấp dẫn riêng, nhưng vẫn hòa hợp, đem lại bức tranh lung linh khắp ba miền. Tết Trung thu năm nay, bạn dự định đón cùng ai và ở đâu? Hãy chia sẻ cùng Mytour về không khí Trung thu ở nơi mà bạn ghé qua nhé!

 

Scodaisym - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Tết Trung Thu là gì?
Tết Trung Thu là một trong những lễ hội truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để các gia đình sum vầy, đoàn tụ và cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đốt đèn lồng và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
Tết Trung Thu được tổ chức như thế nào?
Tết Trung Thu được tổ chức khắp cả ba miền đất nước với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như đua đèn, múa lân, múa rồng, chơi nhạc cụ dân tộc, đốt pháo hoa, thưởng thức các món ăn truyền thống như bánh trung thu, đèn lồng, hoa đăng...
Bánh trung thu là món ăn truyền thống trong Tết Trung Thu, nhưng có những loại bánh nào?
Bánh trung thu là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Tết Trung Thu. Có nhiều loại bánh trung thu như bánh dẻo, bánh nướng, bánh nhân trứng, bánh mè, bánh phồng tôm... Mỗi loại bánh có hương vị và cách làm riêng biệt, tùy theo vùng miền và sở thích của từng người.
Đèn lồng và hoa đăng là những vật dụng trang trí không thể thiếu trong Tết Trung Thu, tại sao lại như vậy?
Đèn lồng và hoa đăng là những vật dụng trang trí mang ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và sức khỏe. Đèn lồng và hoa đăng cũng làm cho không khí Tết Trung Thu trở nên lung linh, ấm áp và đầy màu sắc.
Tết Trung Thu có ý nghĩa gì đối với người Việt Nam?
Tết Trung Thu là dịp để các gia đình sum vầy, đoàn tụ và cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đốt đèn lồng và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Đây cũng là dịp để các thế hệ trẻ hiểu và yêu quý những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

1 Thích

Đánh giá : 4.7 /535