Mytour blog
Tags:
A Pa Chảidu lịch Tây Bắcdu lịch Điện Biên PhủCột Mốc A Pa Chải
06/04/20237.1362

Mốc 0 A Pa Chải năm 2024

Mốc 0 nằm ở Ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào -Trung Quốc thuộc xã Xín Thầu - Huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Lên được A Pa Chải, cực Tây Tổ quốc ở Điện Biên, nơi “một tiếng gà gáy ba nước đều nghe”, xem như ý chí, lòng quyết tâm, thể lực lẫn sự may mắn của người chinh phục được khẳng định.

 

 A Pa Chải - Điểm cực Tây của Tổ quốc - Ảnh: Sưu tầm

 

A Pa Chải là điểm cực Tây Tổ Quốc – nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào. A Pa Chải  thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Tây Nam giáp với Lào .


Cực Tây A Pa Chải là điểm xa nhất về phía Tây của Tổ quốc, cũng là ngã ba biên giới đặc biệt của 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc được các bên thống nhất và cắm xong mốc vào ngày 27-6-2005. Điểm này nằm trên đỉnh Khoang La San, cách bản Tá miếu - Bản cuối cùng về phía Tây của xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 6 km đường rừng (khoảng hơn 4 giờ đi bộ do đường đi lại còn rất hoang sơ, khó khăn và nguy hiểm). Cột mốc được xây bằng đá hoa cương trên một bệ đỡ vuông vắn có diện tích 5x5m, là một cột đa giác cao 2 mét có 3 mặt quay về 3 hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy của mỗi quốc gia.



Cột mốc biên giới 3 nước Việt-Trung-Lào - Ảnh: Sưu tầm


Mốc do phía Trung Quốc xây dựng từ năm 2001 đến năm 2005 mới xong, do phải làm đường vận chuyển nguyên vật liệu lên xây mốc. Chi phí xây mốc do 3 nước chia đều. Đường lên mốc từ phía Trung Quốc được xây dựng hẳn hoi, có bâc thang lên tận Mốc, phía Lào thì khá dốc và khó khăn hơn nhiều.

 

Xem thêm: Khách sạn tại Điện Biên



Kinh độ: 102°0900"Đ - Vĩ độ: 22°2353"B (Vùng 3 biên giới Việt-Trung-Lào)

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

 

Từ Hà Nội, có nhiều đường đi Điện Biên để lên A Pa Chải. Mùa khô còn dễ đi, vào mùa mưa, những cung đường Tây Bắc trở nên cực kỳ nguy hiểm. Cung đường này thử thách cả sức khỏe lẫn ý chí của người chinh phục.

 

Con đường thứ nhất xuất phát từ Thành phố Điện Biên đi Mường Chà - Mường Nhé - Chung Chải - Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải (Đây là cung đường nhiều nhóm chọn đi nhất, đường đẹp, Xe ô tô có thể đi thẳng lên đồn 317 - Tổng quãng đường ~ 280km)

 

Đồn Biên Phòng A Pa Chải - Ảnh: Sưu tầm

 

Con đường thứ hai đi từ Mường Lay - Mường Tè - Pắc Ma - Mù Cả - Suối Voi - Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải.

 

 Chiều hoàng hôn trên cột mốc biên giới - Ảnh: Sưu tầm

 

Con đường thứ ba đi tắt từ Mường Lay - Mường Tè - Pắc Ma - Mù Cả - Sen Thượng - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải (Cung đường này không đi qua đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn các bạn nhé. đường rất xấu, gặp mưa thì không nên đi)

 

Con đường thứ 3 vào ngày mưa rất lầy lội và khó đi - Ảnh: Sưu tầm


Ngoài ra còn có Cung đường Trekking 25km đi từ Mù Cả - Ma Ký - Gò Cứ - Chung Chải - Bắt xe ôm lên A Pa Chải (Không có đường xe máy, bắt buộc phải đi bộ xuyên rừng). Nếu thời tiết khô ráo, không mưa chỉ mất 4 tiếng leo lên và 3 tiếng leo xuống. Hiện nay đã có đường xe máy vào thẳng chân đồi cỏ tranh, tiết kiệm được khoảng 2 tiếng đi bộ so với trước kia.

Hiện nay muốn leo mốc 0, các bạn phải xin được giấy phép ở Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên. Muốn xin giấy phép này các bạn phải có giấy giới thiệu của công ty / nơi công tác hoặc giấy xác nhận đi du lịch của phường / xã địa phương nơi mình sinh sống (Đăng ký tạm trú tạm vắng) Mất khoảng 2 tiếng làm thủ tục. Thời gian bắt đầu làm việc của Bộ chỉ huy tại Điện Biên là 8h sáng.

 

 Cột mốc biên giới số 0 A Pa Chải

 

Cột mốc biên giới số 0 A Pa Chải. Xây bằng đá hoa cương, cắm giữa một hình lục giác, cột mốc cao 2m có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia. Khó có thể diễn tả được cảm giác hạnh phúc xen lẫn bồi hồi khi được đặt chân đến điểm cực Tây của tổ quốc trên vùng núi cao heo hút và hiểm trở này, nơi một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe.

 

 Mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia - Ảnh: Sưu tầm

 

Trước đây, nơi này từng là đại bản doanh của thuốc phiện, nhưng nay thì đã và đang rũ mình từng ngày, trở thành một vùng đất du lịch tuyệt vời cho những ai yêu thích loại hình du lịch trekking. Bản làng nơi đây vẫn nguyên vẹn nét mộc mạc, kỳ bí của vùng núi, những dãy cối giã gạo lợi dụng sức nước dọc bên suối, những ngôi nhà có hàng rào xếp bằng đá không quá cao để hàng xóm có thể sang nhà nhau dễ dàng, những cánh đồng cỏ tranh cao quá đầu người và cả những dãy rừng nguyên sinh ken dày cây lá.

Các câu hỏi thường gặp
Mốc 0 A Pa Chải là gì?

Mốc 0 A Pa Chải là một địa danh nổi tiếng ở Điện Biên, Miền Bắc Việt Nam. Đây là điểm đầu tiên của đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cũng là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến đường Hồ Chí Minh.

Mốc 0 A Pa Chải có gì đặc biệt?

Mốc 0 A Pa Chải có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở độ cao 1.864m so với mực nước biển, là điểm cao nhất của đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Nơi đây cũng là nơi giao nhau giữa ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai.

Làm thế nào để đến Mốc 0 A Pa Chải?

Bạn có thể đến Mốc 0 A Pa Chải bằng xe ô tô hoặc xe máy. Từ trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, bạn đi theo quốc lộ 279 khoảng 50km về phía Tây Bắc để đến địa điểm này.

Khi nào là thời điểm thích hợp để đến Mốc 0 A Pa Chải?

Thời điểm thích hợp để đến Mốc 0 A Pa Chải là vào mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11, khi thời tiết khô ráo, mát mẻ và không quá lạnh. Nếu bạn muốn tham gia các hoạt động leo núi, thì thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6 cũng là lựa chọn tốt.

Có gì để tham quan tại Mốc 0 A Pa Chải?

Tại Mốc 0 A Pa Chải, bạn có thể tham quan và chụp ảnh tại đài quan sát, ngắm cảnh đồi chè xanh rợp bóng, thung lũng và dãy núi xa xôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động như leo núi, đi bộ đường dài, thăm các bản làng dân tộc thiểu số vùng cao.

2 Thích

Đánh giá : 5.0 /577