Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhlễ hội truyền thốngdu lịch Hưng Yênđền Phù Ủnglễ hội đền Phù Ũng
06/04/20234.8970

Mùa xuân trẩy hội đền Phù Ủng năm 2024

Cứ mỗi dịp đông qua, xuân về khi tất cả mọi người đã cùng gia đình quây quần bên mâm cỗ ngày Tết đã kết thúc thì đến ngỳ 11 - 13 tháng giêng hàng năm mọi người lại nô nức về lễ hội đền Phù Ủng - Hưng Yên để tưởng nhớ tới tướng quân Phạm Ngũ Lão, một vị tướng tài của nhà Trần đã có công đánh tan giặc Nguyên – Mông bảo vệ nền độc lập của đất nước.

 

Sáng 10/2, tại khu di tích lịch sử văn hóa đền Phù Ủng, huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 739 năm ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc giữ nước.

Mùa xuân trẩy hội đền Phù ỦngMùa xuân trẩy hội đền Phù Ủng - Ảnh: Sưu tầm
 

Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng (nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ  chí khí khác  thường, tính tình cương trực. Đến nay thì câu chuyện về tướng quân Phạm Ngũ Lão vẫn được người dân kể lại như một tích chuyện kỳ lạ về một vị tướng anh hùng có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, có sức khoẻ phi thường, gan dạ. Tương truyền năm ông 13 tuổi, trong làng có người đỗ đạt làm quan, mở tiệc thiết đãi dân làng, cả làng kéo đến tham dự chỉ có ông là không. Người mẹ hỏi sao con không đến ông đáp rằng chí làm trai phải làm lên công danh sự nghiệp vẻ vang cho xóm làng còn mình chưa làm  được gì nên cảm thấy hổ thẹn với lòng.Hàng ngày Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi bên đường chẻ tre, vót nan, đan sọt. Một hôm Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp (Chí Linh) lên kinh đô Thăng Long. Quân sĩ hộ vệ Trần Hưng Đạo đi trước dẹp đường, thấy Phạm Ngũ Lão, quát đuổi ông vẫn cứ ngồi yên thanh thản đan vót như không nghe thấy gì, quân lính lấy giáo đâm vào đùi, máu chẩy đầm đìa, ông vẫn không nhúc nhích. Trần Hưng Đạo thấy làm lạ bèn tiến đến hỏi đầu đuôi sự việc. Khi biết chuyện Phạm Ngũ Lão vì mải nghĩ việc nước mà quên cả nỗi đau thân xác, Hưng Đạo Vượng nhận thấy đây là một nhân tài của đất nước, bèn triệu hồi trọng dụng. Với tài năng bẩm sinh cùng với sự rèn cặp của Trần Quốc Tuấn Phạm Ngũ Lão mau chóng  trở thành một vị tướng xuất sắc đã 2 lần đánh tan giặc xâm lược Nguyên – Mông.Để tưởng nhớ đến một vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền đất cũ của nhà ông.

 

Mùa xuân trẩy hội đền Phù ỦngDu lịch Hưng Yên - Ảnh: Sưu tầm
 

Đền thờ Phạm Ngũ Lão, trước đây được bố cục theo kiểu chữ Nhất (-), gồm 7 gian, nhưng trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã bị phá. Từ năm 1986 – 1989 bằng nguồn  kinh phí  của nhà nước và nhân dân đã đóng góp phục dựng lại ngôi đền, công trình được bê tông hoá theo kiến trúc cổ, gồm 5 gian tiền tế và toà hậu cung kiến trúc kiểu chồng diên 2 tầng 8 mái. Bước vào đền thờ gây ấn tượng mạnh là pho tượng đức thánh Phạm Ngũ Lão bằng đồng nặng trên 300 kg trong tư thế ngồi trên ngai mặc áo cẩm bào. Đền Mẫu thờ mẹ Phạm Ngũ Lão, ngôi đền được xây dựng theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn, trong đền có tượng thờ mẹ của tướng quân bằng gỗ và 4 pho tượng người hầu bằng đá thời Trần tương truyền làm bằng đá lấy từ ải Chi Lăng (Lạng Sơn), nơi phụ thân của Phạm Ngũ Lão thắt cổ tự vẫn để tỏ rõ khí tiết khi giặc Nguyên ép ông ra hàng. Bên phải có khuê văn các nơi các quan trong triều về tế lễ, bình thơ, ngoạn cảnh. Bên trái là Lăng Đức Tiên Công thờ phụ thân của Phạm Ngũ Lão.

Mùa xuân trẩy hội đền Phù Ủngngười dân trẩy hội - Ảnh: Sưu tầm

Quần thể di tích lịch sử đền Ủng là một quần thể  di tích rộng có giá trị lớn về lịch sử nghệ thuật, đã được Bộ Văn Hoá, Thông Tin xếp hạng là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1988. Là một trong những quần thể di tích lịch sử lớn có nhiều giá trị về văn hóa lịch sử và khai thác tiềm  năng du lịch rất lớn của tỉnh. Thời gian qua bằng nguồn vốn của nhà nước và nguồn vốn xã hội hoá khu di tích đền Ủng đã được trùng tu tôn tạo lại nhưng vẫn giữ nguyên được những nét kiến trúc cổ. Trong tương lai không xa quần thể di tích lịch sử đền Ủng sẽ  là một điểm đến của loại hình du lịch thăm quan các di tích lịch sử và du lịch lễ hội truyền thống của tỉnh Hưng Yên và khu vực đồng bằng sông Hồng.Lễ hội đền Ủng hàng năm được tổ chức trang trọng vào ngày đầu tháng giêng.

Mùa xuân trẩy hội đền Phù ỦngCác thanh niên trẩy hội - Ảnh: Sưu tầm

Đây là lễ hội cấp tỉnh quản lý, được đầu tư, tổ chức với quy mô lớn thu hút hàng vạn lượt khách thập phương đến thăm quan trẩy hội. Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như thi  đấu vật, múa rối nước, hát trống quân, đặc biệt là chơi vật cù, nhẩy mô đống, tương truyền đây là môn thể thao do tướng quân Phạm Ngũ Lão nghĩ ra để rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ. Ngày 13 là ngày hội chính sẽ diễn ra các nghi lễ như: đại lễ, tế nội tán, ngoại tán, lễ hội được tổ chức sôi động với nghi lễ rước kiệu cung phi (công chúa Tĩnh Huệ) từ đền về lăng Phạm Tiên Công (trình ông) sau đó rước về đền Phạm Ngũ Lão (trình cha). Một nét đặc sắc trong lễ hội là khi rước người dân chui qua gầm kiệu với ước mong thực hiện được những điều mình ước. Lễ hội đền  Ủng là một lễ hội lớn mở đầu cho lễ hội mùa xuân ở Hưng Yên.  

Mùa xuân trẩy hội đền Phù ỦngBạn hãy đến và hành hương - Ảnh: Sưu tầm

Hội đền Phù Ủng được diễn ra từ ngày 11 – 13 tháng Giêng âm lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội, bên cạnh lễ dâng hương tưởng niệm, cầu chúc thiên thời địa lợi nhân hòa còn có các trò chơi dân gian truyền thống như: múa rối, hát chầu văn, hát trống quân, hát giao duyên, chơi chọi gà, cờ tướng, đấu vật… Đến với lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào không khí trang nghiêm của những nghi lễ truyền thống, biết thêm được lịch sử dân tộc và những cống hiến, đóng góp của vị danh tướng đời Trần.

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp
Các câu hỏi thường gặp
Đền Phù Ủng là đâu?

Đền Phù Ủng nằm ở xã Phù Ủng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Miền Bắc.

Mùa xuân trẩy hội đền Phù Ủng là gì?

Mùa xuân trẩy hội đền Phù Ủng là lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại đền Phù Ủng. Đây là dịp để người dân đến thờ cúng, cầu may mắn và bình an cho gia đình.

Lễ hội có những hoạt động gì?

Lễ hội có nhiều hoạt động như diễu hành, rước đuốc, đốt pháo hoa, chầu hầu đền, cầu may, múa lân, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng, chơi những trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn truyền thống.

Lễ hội có ảnh hưởng gì đến du lịch?

Lễ hội truyền thống này thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm. Điều này giúp thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và góp phần quảng bá văn hóa truyền thống của địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.

Có nên tham gia lễ hội?

Nếu bạn yêu thích văn hóa truyền thống và muốn trải nghiệm những hoạt động đầy thú vị, thì tham gia lễ hội là một trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến an toàn và tuân thủ các quy định của tổ chức lễ hội.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /121