Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hưng Yênnhà thờ Trung Châu
06/04/20232.7460

Nhà thờ Trung Châu năm 2024

Giáo xứ Trung Châu, cũng gọi là Trung Chu, nay thuộc xã Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Trung Châu đón nhận Đức Tin vào khoảng thế kỷ thứ XVIII. Ngày đó Trung Châu thuộc xứ Ngọc Đồng, nhận lễ sinh nhật Đức Maria làm quan thầy của họ giáo. Năm 1890, Trung Châu là một trong 12 họ lẻ của xứ Sài Quất mới thành lập.

 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Trà Vinh

 

Đức Cha Santos Ubierna Ninh, Giám mục tông tòa địa phận Thái Bình, đã nâng họ Trung Châu lên thành chính xứ vào năm 1946. Ngày nay Trung Châu có 6 họ lẻ mà phân nửa không còn nhà thờ. Trong thời Tự Đức cấm đạo, Trung Châu cũng có nhiều nhân chứng Đức Tin. Năm vị trong số đó đã được lưu danh trong sổ Tử Đạo ở Rôma và có án xin phong chân phúc. Như vậy Trung Châu cũng góp phần điểm tô cho vườn Vạn Tuế Thái Bình thêm tươi sắc hơn.

Các linh mục đã coi sóc giáo xứ Trung Châu: Cha Hiếu, Cha Thọ, Cha Khuông, Cha Oánh, Cha Khuyến, Cha Trực; Cha Tôma Trần Công Tính, Cha Giuse Nguyễn Văn Ban, Cha Giuse Nguyễn Văn Kha và nay Cha Vinhsơn Phạm Văn Tuyên là chánh xứ, số nhân danh trong toàn xứ là 703 người, riêng họ nhà xứ chỉ có khoảng hơn một trăm nhân danh.

Hôm nay mặc dù trời mưa tầm tã, chiếc xe chuyên dụng mục vụ của Đức cha Phêrô vẫn lăn bánh, khởi hành lúc 14 giờ và đến giáo xứ Trung Châu lúc 16giờ 30. Giáo xứ này cách Toà giám mục khoảng 85km, một quãng đường không dài nhưng mất hơn 2giờ đồng hồ mới tới nơi, vì con đường đang thi công còn gập ghềnh nhiều ổ voi, ổ gà rất khó đi. Nhưng, đường đi khó, không khó vì lòng chủ chăn giáo phận vẫn canh cánh với đoàn chiên, đặc biệt với đoàn chiên nơi xa xôi hẻo lánh.

Vừa khi bước tới phần đất của giáo xứ, cha sở và các hội đoàn, ban kim nhạc đã chờ đón trong niềm hân hoan vui mừng khôn tả, ai ai cũng muốn nhìn thấy người cha chung giáo phận. Cũng như mọi lần, Đức giám mục vào nhà thờ cầu nguyện ít phút, rồi chào hỏi, khích lệ cộng đoàn giữ vững Đức Tin. Một gia tài cao quí Chúa đã ban cho và ông bà tổ tiên đã truyền lại cho chúng ta. Thật cảm động trước lời phát biểu cũng như những tâm tình, ước nguyện dâng lên Đức cha, có những giáo họ không có nhà thờ chỉ mong sao có ngôi nhà nguyện nhỏ bé để sớm tối cầu nguyện.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hưng Yên

 

Sau phần gặp gỡ trao đổi tình cha con với cộng đoàn, Đức cha vào nhà xứ và chuẩn bị rước đoàn đồng tế ra nhà thờ hiệp dâng thánh lễ. Đầu thánh lễ Đức cha nêu lên những ý cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, các viên chức hội đồng giáo xứ còn sống hay đã qua đời, còn đương nhiệm hay đã mãn nhiệm và cầu nguyện cho hết mọi người trong giáo xứ. Trong bài giảng, Đức cha nhấn mạnh việc xây dựng gia đình hạnh phúc, việc giáo dục con cái, thăng tiến đời sống Đức Tin cũng như phát triển tri thức cho các con em.

Ước mong giáo xứ Trung Châu ngày càng phát triển tinh thần cũng như vật chất, nhất là giữ vững Đức Tin và loan truyền Lời Chúa cho mọi người, có như thế mới tự hào là con cháu của các bậc tiền nhân - những người đã gieo mần Đức Tin nơi mảnh đất này.

Các câu hỏi thường gặp
Nhà thờ Trung Châu là gì?
Nhà thờ Trung Châu là một công trình kiến trúc tôn giáo nằm ở thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Lịch sử của Nhà thờ Trung Châu?
Nhà thờ Trung Châu được xây dựng vào năm 1886 bởi các nhà thờ Đức. Trong quá trình xây dựng, nhà thờ đã trải qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp.
Vị trí của Nhà thờ Trung Châu?
Nhà thờ Trung Châu nằm trên đường Nha Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Kiến trúc của Nhà thờ Trung Châu?
Nhà thờ Trung Châu được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic, với các cột đá, cửa sổ hình chữ nhật và hình tròn, cùng với những chi tiết trang trí tinh xảo.
Những hoạt động tôn giáo tại Nhà thờ Trung Châu?
Nhà thờ Trung Châu là nơi tổ chức các nghi thức tôn giáo của giáo dân Công giáo, bao gồm thánh lễ, cầu nguyện và các hoạt động tôn giáo khác.
Những điều cần lưu ý khi tham quan Nhà thờ Trung Châu?
Khi tham quan Nhà thờ Trung Châu, du khách cần tuân thủ các quy định của nhà thờ, không chụp ảnh trong các khu vực cấm và giữ gìn vệ sinh, trật tự tại địa điểm tham quan.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /500