Mytour blog
Tags:
kinh nghiệm du lịchdu lịch bụidu lịch Tây Nguyênkhám phá đắk lắk
06/04/20232.1420

Ngọt ngào tín vật trao duyên của người Churu năm 2024

Mảnh đất Tây Nguyên bạt ngàn luôn làm say lòng người bởi cảnh quan hùng vỹ và đặc biệt là bởi nền văn hóa dân tộc đa dạng độc đáo. Mỗi dân tộc góp một phần văn hóa của mình làm du lịch Tây Nguyên trở thành một nơi mà “ai đã một lần qua, suốt một đời hồ dễ đã quên”.

 

Đất trời Tây Nguyên làm say lòng người

Đất trời Tây Nguyên làm say lòng người - Ảnh: Mốp

 

Du lịch Tây Nguyên, khám phá nền văn hóa đa dạng

Du lịch Tây Nguyên, khám phá nền văn hóa đa dạng - Ảnh: Frank Dang

 

Một trong những cộng đồng góp phần vào dải màu văn hóa Tây Nguyên là của người Churu. Người Churu không đông đúc cũng không nổi bật như một số dân tộc khác ở Tây Nguyên, nhưng không vì thế mà văn hóa và bản sắc của họ bị lu mờ. Họ cũng có những phong tục tập quán mang bản sắc riêng rất độc đáo, nhất là trong phong tục cưới gả. Chỉ đơn cử như câu chuyện tín vật trao duyên – là chiếc nhẫn cưới của họ thôi cũng khiến chúng ta thấy đặc biệt rồi.

 

Người Churu góp phần làm cho văn hóa Tây Nguyên thêm đậm đà bản sắc

Người Churu góp phần làm cho văn hóa Tây Nguyên thêm đậm đà bản sắc - Ảnh: sưu tầm

 

Bạn có muốn nghe kể câu chuyện về chiếc nhẫn cưới của người Churu không? Mytour mời bạn du lịch Tây Nguyên đón cơn mưa rừng đầu mùa và nghe kể chuyện nhé.

 

CHUYỆN VỀ CHIẾC NHẪN BẠC

 

Đối với người Churu chiếc nhẫn bạc là loại trang sức mà ai cũng có, từ già trẻ đến trai gái, giàu nghèo. Tuy nhiên, khi đi du lịch Tây Nguyên, đến với bản làng Churu, thông qua kiểu dáng hoa văn của chiếc nhẫn bạn có thể phân biệt được chủ nhân của chiếc nhẫn là người thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Ví như người già và giàu có thường đeo loại nhân trơn và to thuộc vào loại đắt tiền nhất. còn thanh niên lại đeo nhẫn có nhiều hoa văn trang trí, những đôi trai gái hẹn hò lại có kiểu nhẫn đôi nhẫn cặp riêng… Nếu có một tour du lịch đến Tây Nguyên, bạn nhớ để ý chi tiết này xem nhé.

 

Bên cạnh về giá trị tinh thần, chiếc nhẫn bạc của người Churu còn mang cả giá trị văn hóa của cả một nền văn minh Á Đông – văn minh nông nghiệp lúa nước. Các biểu tượng người Churu khắc họa trên chiếc nhẫn bạc của dân tộc mình như hình tượng bông lúa, mặt trời, mắt sâu hoặc sự kết hợp giữa bông lúa và mặt trời, mặt trời và mía… đều dựa trên tầng văn hóa nông nghiệp.

 

Những chiếc nhẫn của người Churu thể hiện họa tiết dựa trên văn hóa nông nghiệp

Những chiếc nhẫn của người Churu thể hiện họa tiết dựa trên văn hóa nông nghiệp - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đắk Lắk

 

Chính vì chiếc nhẫn bạc có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của người Churu nên họ luôn cất giữ chiếc nhẫn cẩn thận và thường chỉ đeo khi đi chơi hay vào dịp lễ, Tết…

 

Người Churu giữ nhẫn cẩn thận và thường chỉ đeo trong các lễ hội

Người Churu giữ nhẫn cẩn thận và thường chỉ đeo trong các lễ hội - Ảnh: sưu tầm

 

Người Churu duy trì nghề truyền thống và người nghệ nhân duy nhất hiện nay nối tiếp nghiệp tổ tiên làm nhẫn bạc chính là nghệ nhân Ya Tuất, ở xã Tu Tra – huyện Đơn Dương – tỉnh Lâm Đồng. Nếu có một tour du lịch đến Lâm Đồng, bạn đừng bỏ qua việc ghé thăm nhà nghệ nhân để ngắm những đôi nhẫn bạc hoặc cũng có thể đặt cho mình một chiếc để làm kỷ niệm cho chuyến du lịch Tây Nguyên kỳ này.

 

Nghệ nhân Ya Tuất

Nghệ nhân Ya Tuất - Ảnh: sưu tầm

 

TÍN VẬT TRAO DUYÊN

 

Không chỉ với người Kinh chiếc nhẫn cưới mới quan trọng, đối với người Churu ở Tây Nguyên, chiếc nhẫn bạc uyên ương được cô dâu chú rể trao trong ngày trọng đại của mình càng quan trọng hơn, bởi đó là truyền thống, văn hóa và cả là tín ngưỡng từ bao đời.

 

Chiếc nhẫn trao duyên là tín vật không thể thiếu trong ngày cưới của người Churu

Chiếc nhẫn trao duyên là tín vật không thể thiếu trong ngày cưới của người Churu - Ảnh: sưu tầm

 

Người Churu theo chế độ mẫu hệ nên có câu “Thích anh rồi, em tặng chiếc nhẫn thiêng/ Mong sớm ngày nên duyên chồng vợ” là thế và nếu đi du lịch Tây Nguyên và có dịp dự một lễ cưới của người Churu, bạn sẽ khi trao nhẫn cho nhau, nữ trao cho nam trước, nam trao cho nữ sau.

 

Người Churu theo chế độ mẫu hệ, nên nếu dự đám cưới của họ bạn sẽ thấy nhiều nghi lễ độc đáo

Người Churu theo chế độ mẫu hệ, nên nếu dự đám cưới của họ bạn sẽ thấy nhiều nghi lễ độc đáo - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lâm Đồng

 

Một trong những nghi thức cưới

Một trong những nghi thức cưới - Ảnh: sưu tầm

 

Người Churu rất tin vào yếu tố tâm linh của chiếc nhẫn cưới, nên người nghệ nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các công đoạn chế tác mà cha ông đã truyền lại. Để có được một cặp nhẫn cưới, người nghệ nhân phải thực hiện nhiều thao tác, nhiều công đoạn tỉ mẩn. Có những điều thật lạ lùng và rất khó lý giải xung quanh chuyện những chiếc cưới, từ nguyên liệu cho tới cách làm tất cả đều có những bí truyền. Những điều đó càng làm cho chiếc nhẫn cưới của người Churu mang đậm yếu tố tâm linh.

 

Công đoạn làm nhẫn cưới của người Churu đều thủ công và mang yếu tố tâm linh

Công đoạn làm nhẫn cưới của người Churu đều thủ công và mang yếu tố tâm linh - Ảnh: sưu tầm

 

Nhẫn cưới của người Churu là hai chiếc khác nhau có tên là “srí”(nhẫn mái) là chiếc nhẫn dành cho nữ giới và “sră” là chiếc nhẫn dành cho nam giới (nhẫn trống). Khi trai gái trao nhau chiếc srí, sră được chạm khắc tinh vi bằng bạc, không bao giờ họ nghĩ đến một ngày chia xa. Vì đối với họ, chiếc nhẫn bạc này như một kỷ vật quan trọng, nó là minh chứng cho tình yêu cũng như trách nhiệm vợ chồng trong gia đình, là biểu tượng cho một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc vẹn tròn… Đồng thời, nó còn thể hiện sự gắn kết bền chặt và thuận hòa giữa hai dòng họ, họ sẽ giữ làm kỉ niệm ghi nhớ ngày nên duyên chồng vợ của đôi trẻ.

 

Chiếc nhẫn trao duyên kết tình chồng vợ

Chiếc nhẫn trao duyên kết tình chồng vợ - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng

 

Câu chuyện về chiếc nhẫn cưới của người Churu ở Tây Nguyên rất độc đáo và đặc biệt phải không bạn. Nếu có một tour du lịch về tận nơi khởi nguồn của chiếc nhẫn để tìm hiểu và nghe chính người nghệ nhân làm nhẫn kể lại thì hay hơn rất nhiều phải không bạn. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không thực hiện một chuyến du lịch Tây Nguyên nào!

 

Gió – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Ngọt ngào tín vật trao duyên của người Churu là gì?

- Ngọt ngào tín vật trao duyên của người Churu là một truyền thống tặng quà của người Churu, Lâm Đồng, Miền Trung. Đây là một hình thức tặng quà đặc biệt, thể hiện tình cảm, sự quan tâm và tình yêu thương của người trao đến người nhận.

Tín vật trong ngọt ngào tín vật trao duyên của người Churu bao gồm những gì?

- Tín vật trong ngọt ngào tín vật trao duyên của người Churu bao gồm những đồ handmade như khăn quàng cổ, túi xách, giày dép, đồ trang trí nhà cửa, đồ chơi trẻ em, v.v.

Người Churu tặng quà như thế nào?

- Người Churu thường tặng quà bằng cách đưa tín vật vào trong một chiếc hộp gỗ hoặc hộp giấy đẹp mắt, sau đó trao tặng cho người nhận. Trong quá trình trao tặng, người trao sẽ nói lời chúc tốt đẹp và mong muốn người nhận sẽ luôn được hạnh phúc và may mắn.

Ngọt ngào tín vật trao duyên của người Churu có ý nghĩa gì?

- Ngọt ngào tín vật trao duyên của người Churu có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa dân gian của người Churu. Đây là một hình thức tặng quà đặc biệt, thể hiện tình cảm, sự quan tâm và tình yêu thương của người trao đến người nhận. Nó còn thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn của người Churu đối với những người đã giúp đỡ, hỗ trợ và chia sẻ trong cuộc sống.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /252