Mytour blog
Tags:
nhà cổ tiền giangLàng chiếu Long Định Tiền Giangẩm thực tiền giangkinh nghiệm du lịch tiền giang
06/04/20234.0940

Người Khmer Nam Bộ và tục đắp núi cát ngày Tết năm 2024

Đã từ xa xưa Tục đắp núi cát ngày Tết của đồng bào Khmer Nam Bộ và cầu trời phật cho một năm nhiều may mắn, với chính họ, gia đình và bà con ở nơi đó. Một phong tục cũng là nét đẹp của người Khmer.
 
 
Đã từ lâu khoảng Từ giữa thế kỷ XX trở về sau, phong tục này dần mai một, thỉnh thoảng mới thấy bà con Khmer đắp núi cát chung quanh ngôi chánh điện nhà chùa trong dịp Chol Chnam Thmey (Vô năm mới) như một hình thức chúc thọ. Và cũng có khi, núi được đắp bằng lúa thể hiện tấm lòng người phật tử, dâng cúng cho nhà chùa. Ngày nay, ngay ngày lễ Vô năm mới ở những nhà chùa cũng ít thấy người ta đắp núi cát, chứ nói chi đến núi lúa. Đây là một phong tục xuất phát từ giáo lý nhà Phật, từ một câu chuyện được ghi trong kinh sách, kể rằng:    

Người dân nơi đây cùng du khách cùng nhau thử đắp núi cát - Ảnh: sưu tầm

"Lúc đức Phật còn sinh thời, ở một phum sóc nọ có một người chuyên sinh sống bằng nghề săn bắn. Khi săn bắn được chim thú, anh ta làm thịt rồi đưa ra chợ để trao đổi các loại hàng hóa khác. Một ngày kia, khi thấy chư tăng đến nhà mình thọ thực, người thợ săn bố thí cho chư tăng một nắm cơm.
 
Một vị cao tăng đang thực hiện nghi lễ - Ảnh: sưu tầm
  
Vì cuộc sống, việc sát sinh vẫn diễn ra hàng ngày nên khi chết, anh ta bị Diêm vương cho bắt mang xuống âm phủ để trị tội. Người thợ săn bị đao phủ ném vào chảo dầu đang sôi sùng sục. Nhưng lạ thay, khi bị ném đến miệng chảo dầu thì anh ta lại dội ra. Mấy lần như thế, Diêm vương mới tra hỏi: “Lúc ở trần gian mi có làm phước gì không?”. Do không thể nhớ ra nên người thợ săn trả lời rằng không.
 
Chăm chút kỹ càng cho ngọn núi cát - Ảnh: sưu tầm
 

Đao phủ lại tiếp tục ném người thợ săn vào chảo và người thợ săn lại dội ra như những lần trước. Đột nhiên, khi thấy ngọn lửa đỏ, người thợ săn chợt nhớ đến màu áo cà sa của chư tăng mà mình từng thấy lúc bố thí nắm cơm. Anh ta bèn tâu với Diêm vương rằng lúc ở trần gian có bố thí nắm cơm cho chư tăng. Diêm vương tạm thời tha chết và cho anh ta đi đầu thai ở cõi thiên đàng trong vòng một tuần lễ trước khi trở về âm phủ thọ hình.

Người dân thắp nén hương lên để thờ cúng - Ảnh: sưu tầm

Ở thiên đình, người thợ săn lấy vợ là một nàng tiên vừa đẹp lại rất thông minh. Sau khi nghe câu chuyện của chồng, nàng tiên nghĩ ra một cách để chồng mình khỏi phải trở về âm phủ chịu tội sau khi hết hạn một tuần lễ nơi thiên đình. Nàng bảo chồng đắp một ngọn núi bằng cát cho xong và làm lễ khánh thành trước khi kỳ hạn một tuần đến. Chàng thợ săn làm đúng như lời chỉ vẽ của vợ.
 
Ngôi đền linh thiêng của người Khmer - Ảnh: sưu tầm

Khi thời hạn một tuần kết thúc, Diêm vương cho đao phủ lên bắt chàng thợ săn trở về trị tội sát sinh. Khi bọn đao phủ đến trước cổng thành quách của nàng tiên, nàng bước ra và nói với bọn chúng rằng: “Nếu các ngươi đếm hết số hạt cát trong ngọn núi này thì ta sẵn sàng để chồng ta cùng các người trở về âm phủ chịu tội. Ngược lại, nếu không đếm hết được thì không được bắt chồng ta đi!”.  Bọn đao phủ đồng ý và bắt đầu đếm. Nhưng đếm mãi, đếm mãi cả buổi sáng, rồi cả ngày mà không được một nắm, so với ngọn núi cát khổng lồ. Bọn đao phủ đành chịu thua, ra về. Nhờ mưu trí của vợ, chàng thợ săn thoát tội và trở thành tiên ông sống êm ấm, hạnh phúc nơi thiên đàng".

Dường như bắt đầu từ câu chuyện đó, người Khmer Nam bộ xa xưa tin rằng muốn sống lâu trăm tuổi, mỗi lần tổ chức lễ Phật nên đắp một ngọn núi cát để Diêm vương không bắt được mạng sống của mình, nhất là vào dịp lễ mừng Vô năm mới. Tuy nhiên, dần dần sau này, do được học hành vừa có kiến thức khoa học, vừa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn triết lý nhà phật, bà con hiểu ra rằng sinh – tử là qui luật tự nhiên không tránh khỏi của cuộc đời. Thế nhưng, dù sao thì tục đắp núi cát trong mùa Chol Chnam Thmey cũng là một phong tục đẹp của người Khmer Nam bộ. Tiếc thay, phong tục ấy đang ngày một mai một dần. Một nét đẹp dường  như bị lãng quên theo thời gian thật đáng tiếc với phong tục ấy.
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
Các câu hỏi thường gặp
Người Khmer Nam Bộ là ai?

- Người Khmer Nam Bộ là một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bao gồm Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang và Trà Vinh.

Tục đắp núi cát ngày Tết là gì?

- Tục đắp núi cát ngày Tết là một nghi lễ truyền thống của người Khmer Nam Bộ trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống, người ta sẽ đắp những ngọn núi cát trên sân nhà để tượng trưng cho sự giàu có, may mắn và bình an trong năm mới.

Tại sao người Khmer Nam Bộ lại đắp núi cát ngày Tết?

- Theo truyền thống của người Khmer Nam Bộ, đắp núi cát là để tạo ra một không gian linh thiêng, mang lại sự bình an và may mắn cho gia đình trong năm mới. Ngoài ra, đắp núi cát còn là cách để tôn vinh các vị thần và tổ tiên của dân tộc.

Cách đắp núi cát như thế nào?

- Để đắp núi cát, người ta sẽ dùng cát và đất để tạo thành những ngọn núi nhỏ, sau đó trang trí bằng hoa, lá và các vật dụng khác. Ngoài ra, người ta còn đặt các bức tượng thần, cây cối và các vật phẩm linh thiêng khác lên trên đỉnh núi cát để tạo ra một không gian linh thiêng và đẹp mắt.

Tục đắp núi cát có ý nghĩa gì đối với người Khmer Nam Bộ?

- Tục đắp núi cát là một phần không thể thiếu trong nghi lễ Tết Nguyên Đán của người Khmer Nam Bộ. Đây là cách để tôn vinh các vị thần và tổ tiên, cầu mong sự bình an và may mắn cho gia đình trong năm mới. Ngoài ra, đắp núi cát còn là cách để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /263