Mytour blog
Tags:
du lịch Tây Bắcdu lịch Sơn Lalễ hội sự kiện lễ hội cầu mưa
06/04/20231.6930

Người Thái trắng với lễ hội cầu mưa tỉnh Sơn La năm 2024

Trong năm hầu như bốn mùa đều khô hạn, không đủ nước cho việc làm ruộng, vì vậy từ xa xưa người ta đã biết đến “Lễ hội cầu mưa” và bây giờ coi như đó là một nét đẹp của lễ hội. Đó cũng là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Thái trắng ở Mộc Châu, Sơn La để cầu mưa.
 
Lễ hội cầu mưa thường diễn ra vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm. Trước ngày diễn ra lễ cầu mưa, dân làng cùng tới địa điểm diễn ra lễ cầu mưa, thường là một bãi đất rộng ở đầu bản, dựng một cây nêu theo phong tục với những vật trang trí thể hiện sự khó khăn của cuộc sống do thiếu nước, do thời tiết không thuận lợi... như con chim, con ve đan bằng nan, bên cạnh những cái lồng nhỏ đặt trứng gà, vỏ ốc, vỏ trai... Chim và ve là hai loài vật để mang lời khấn của dân bản tới ông Then (ông Trời), còn vỏ ốc, vỏ trai tượng trưng cho sự khô hạn, nước thiếu đến mức các loài vật sống dưới nước cũng chết.

 Người Thái trắng với lễ hội cầu mưa tỉnh Sơn La
Sau khi ông Then đồng ý ban nước và mưa thuận gió hòa cho dân bản, ông Then mang nước và dùng một cành cây vẩy nước ra bốn phía, vẩy nước vào những người tham gia lễ hội - Ảnh: Sưu tầm

Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời ló rạng, thầy cúng sẽ dẫn một bà góa trong bản quẩy đôi gánh buộc những ống bương đựng nước đi tới từng nhà gọi chị em phụ nữ cùng ra mó nước. Người già trong bản kể rằng: Sở dĩ phải là bà góa bởi vì câu chuyện ban đầu xuất phát từ việc trời khô hạn, mọi người muốn làm lễ cầu mưa nhưng lại e ngại, sợ ông Trời nổi giận sẽ phạt.
 
 
Người Thái trắng với lễ hội cầu mưa tỉnh Sơn LaCác bà góa cùng lấy nước vào các ống bương và té ra xung quanh - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Khi đó, một bà góa đã tình nguyện đứng ra làm người hy sinh, cùng thầy mo đi cầu mưa, bà nói rằng nếu ông Trời phạt, bắt phải chết, thì chỉ mong dân bản hãy làm lễ cúng cho bà hàng năm. Bà góa cùng các chị em trong bản, thường là những người đã có gia đình và ở tuổi trung niên, ra mó nước thực hiện nghi lễ đầu tiên của lễ cầu mưa, là làm một lễ cúng tại mó nước và xin phép gánh nước về.
 
Người Thái trắng với lễ hội cầu mưa tỉnh Sơn LaÔng Then, thầy cúng, bà góa và phụ nữ trong làng cùng ra mó nước - Ảnh: Sưu tầm

Sau khi cúng thổ địa và thần linh ở mó nước xong, đoàn các bà góa sẽ múc nước đem về. Khi đoàn đi lấy nước trở về tới địa điểm diễn ra lễ cầu mưa, một người đại diện cho ông Then ngồi phía trên, hướng mặt về phía lễ. Thầy mo ngồi dưới, cùng với những người vừa đi lấy về, dân bản ngồi xung quanh phía sau.
 
 
Người Thái trắng với lễ hội cầu mưa tỉnh Sơn LaThầy cúng làm lễ cúng thổ địa, thần linh tại mó nước của bản... - Ảnh: Sưu tầm
 
Nước lấy về được dựng vào quanh cây nêu. Thầy mo đọc bài cúng kể cho ông Then biết nỗi khổ của dân làng khi không có mưa. Kết thúc bài cúng, ông Then sẽ tuyên bố ban nước và cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sau đó ông Then bưng chậu nước đi vòng quanh, vừa đi vừa vẩy nước vào tất cả những người dự lễ. Kết thúc lễ hội cầu mưa, dân bản cùng nhau ca hát, múa xòe và chơi trò chơi dân gian truyền thống...
 
Người Thái trắng với lễ hội cầu mưa tỉnh Sơn LaKết thúc lễ hội, dân bản cùng vui chung điệu xòe truyền thống - Ảnh: Sưu tầm

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /272