Mytour blog
Tags:
du lịch miền tâykhám phá tiền giang Nhà xưa Tiền Giang
06/04/20238.9700

Nhà xưa - Nét đẹp miền Tây Nam bộ năm 2024

Huyện Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh dọc theo QL1 hơn 100km, một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết cũng như thổ nhưỡng phù hợp trồng cây ăn trái. 

 

Len lỏi trong các con đường nhỏ rợp bóng cây dọc theo bờ sông xanh mướt một màu là sum suê cây trái, đặc sản điển hình là xoài cát Hòa Lộc, bưởi Long Cổ Cò… Xưa kia, thời kỳ thuộc Pháp nơi đây còn có tên gọi là quận Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho.

 

Nhà xưa - Nét đẹp miền Tây Nam bộNgôi nhà hơn 170 tuổi xuất hiện sau cánh cổng với dáng vẻ cổ kính, phong trần theo thời gian - Ảnh: Sưu tầm

 

Nói về kiến trúc cổ ở đây phần nhiều được xây dựng trong những năm của thế kỷ 19 cho đến ngày hôm nay còn lưu giữ được khá nhều các Đình, Chùa xưa mà trong đó còn sót lại những ngôi nhà cổ có tuổi thọ trên dưới trăm năm tuổi, những ngôi nhà xưa hiện diện tại Cái Bè phải kể đến 2 dòng họ danh tiếng thời bấy giờ còn lưu giữ lại được những ngôi nhà tuyệt tác cho đến ngày nay, dòng họ Phan và họ Trần. Từ QL1 đi vào thị trấn Cái Bè khoảng 4 km rồi rẽ vào con đường cặp mé sông mát rượi bóng cây dẫn vào ngôi nhà cổ Anh Kiệt và ngôi nhà Ba Đức cả 2 ngôi nhà này đều được tổ chức JICA Nhật Bản tài trợ để trùng tu.

 

Nhà xưa - Nét đẹp miền Tây Nam bộTrước sân là những chậu cảnh cùng với các loại cây ăn trái - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại An Giang

 
Trong khuôn viên vườn cây ăn trái mát mẻ quanh năm, phía trước nhà là con sông thuyền ghe qua lại, ngôi nhà cổ họ Trần Anh Kiệt có 100 cây cột bằng gỗ quý cất theo lối hình chữ Ðinh, mái được lợp bằng 2 lớp ngói âm dương nên phía trong nhà luôn luôn mát mẻ, vật liệu được xây dựng chủ yếu bằng gỗ thiết kế theo cấu trúc nhà truyền thống Nam bộ, liên kết các cột giữa những gian nhà là hệ thống bao lam hình khối vuông vức được chạm trổ tỉ mỉ, hoa văn mô tả các loại hình sinh hoạt dân gian và văn hóa tín ngưỡng con người phương Nam, hàng song thẳng đứng bằng gỗ chạy dọc hành lang phía trước hiên có tác dụng che nắng, che mưa nhưng cũng rất thoáng gió mỗi buổi sáng hoặc chiều tối từ hướng dòng sông trước nhà, nội thất phía trong còn lưu giữ được rất nhiều hiện vật quý như bộ bàn ghế và tủ thờ bằng gỗ quý cẩn xà cừ tỉ mỉ và công phu, bình bông, lư hương, đèn treo… tất cả đã nhuốm màu xưa cũ, ngôi nhà được xây dựng vào năm 1838.
 
Nhà xưa - Nét đẹp miền Tây Nam bộCột gỗ, bao lam, câu đối và nội thất trong nhà đều bằng gỗ quý và tạo tác tỉ mỉ và có tuổi thọ cao - Ảnh: Sưu tầm
 
Nhà xưa - Nét đẹp miền Tây Nam bộBảng công nhận Di sản cần được bảo tồn của tổ chức UNESCO - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Đi thêm một đoạn theo con đường làng bằng bê tông sạch sẽ băng qua mấy cây cầu bê tông khổ nhỏ để đến với ngôi nhà xưa Ba Đức của dòng họ Phan, ngôi nhà hướng mặt tiền ra con đường, phía trước là bờ sông rộng, có một bến đò nhỏ để lên bờ ngay cổng vào ngôi nhà, cũng như nhiều ngôi nhà khác tại đây. Trong khuôn viên khu vườn trồng cây ăn trái đủ loại, trước sân là các loại cây cảnh được trồng trong chậu hoặc hai bên lối đi, nhà được xây theo kiến trúc kết hợp Á - Âu, tường bằng gạch xây, cửa chính và hiên nhà hình vòm gờ nổi và hoa văn đặc trưng thời thuộc địa nhưng nhìn vào hàng hiên và kết cấu mái cũng như hình dáng và tổng quan vẫn giữ đậm nét hồn quê Việt ở vùng đất phương Nam, nền nhà cao hơn mặt đất tự nhiên 0.5 mét, cột và các kết cấu bên trong bằng gỗ quý tổng quan nhà được chia làm 2 phần chính, phía trước dùng để Bàn thờ gia tộc và bàn ghế dùng cho sinh hoạt, phía sau là nơi nghỉ ngơi, phòng ăn và khu vực bếp, nội thất bên trong còn lưu giữ được nhiều đồ dùng có giá trị lịch sử bằng gỗ quý khảm ngọc trai có niên đại trước và cùng thời với ngôi nhà, từ khi bắt đầu xây dựng vào năm 1938 đến nay đã là 74 năm nhưng mọi đường nét kiến trúc vẫn giữ được dáng vẻ duyên dáng như ngày đầu ngôi nhà ghi dấu ấn.
 
Ngôi nhà này được xây theo kiến trúc kết hợp Á - Âu, tường bằng gạch xây, cửa chính và hiên nhà hình vòm gờ nổi và hoa văn cúng như màu vàng đặc trưng thời thuộc địa.
 
Nhà xưa - Nét đẹp miền Tây Nam bộHàng hiên rộng thoáng gió phù hợp khí hậu á Đông - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp
Các câu hỏi thường gặp
Nhà xưa ở miền Tây Nam bộ có những đặc điểm gì?
Nhà xưa ở miền Tây Nam bộ thường được xây dựng bằng gỗ, có mái ngói, có sân trước và sân sau.
Nhà xưa thường có kiến trúc độc đáo, phù hợp với khí hậu và địa hình của vùng đất này.
Nhà xưa thường có nhiều cửa sổ và cửa ra vào để tạo sự thông thoáng và tiện lợi cho sinh hoạt.
Những điểm đến nào ở miền Tây Nam bộ có những nhà xưa đẹp để tham quan?
Cần Thơ: Nhà cổ Bình Thủy, nhà cổ Bảy Mẫu, nhà cổ Năm Bộn.
An Giang: Nhà cổ Tôn Thất Thuyết, nhà cổ Bà Chúa Xứ, nhà cổ Lương Phi.
Vĩnh Long: Nhà cổ Bình Hoà Phước, nhà cổ Bình Thủy, nhà cổ Tân An.
Những nét đẹp nào của miền Tây Nam bộ được thể hiện qua kiến trúc nhà xưa?
Kiến trúc nhà xưa ở miền Tây Nam bộ thường mang đậm nét văn hóa dân tộc, phản ánh cuộc sống và tâm hồn của người dân nơi đây.
Những ngôi nhà xưa được xây dựng bằng gỗ, có mái ngói, có sân trước và sân sau, tạo nên một không gian sống động và ấm cúng.
Kiến trúc nhà xưa còn thể hiện sự khéo léo trong việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, ngói để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đẹp mắt.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /587