Mytour blog
Tags:
du lịch Sài Gònbưu điện thành phố nhà hát lớn thành phố hồ chí minhnhà thờ chợ quán
06/04/20232.8510

Những công trình cổ kính Sài Gòn năm 2024

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước và cũng là điểm đến du lịch của nhiều người dân trong nước và ngoài nước, nằm trong top 20 thành phố hấp dẫn nhất thế giới. Những công trình đã hơn 100 năm tuổi nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính, thanh lịch giữa lòng Sài Gòn hiện đại và tấp nập.
 
Khách sạn Continental, Nhà thờ Chợ quán, Bưu Điện Thành phố, Nhà hát lớn Thành Phố... là những công trình cổ kính nhất giữa lòng Sài Gòn - TP HCM tráng lệ và sôi động.
 

NHÀ HÁT CỔ NHẤT: NHÀ HÁT LỚN THÀNH PHỐ


Sài Gòn cổ kính
Nhà hát lớn thành phố mang nét kiến trúc "flamboyant"
 
 
Nhà hát lớn TP HCM (còn gọi là Nhà hát Tây) tọa lạc trên đường Ðồng Khởi, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Đây là nhà hát thuộc loại lâu đời nhất, do người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900 và được xem như một địa điểm du lịch của thành phố.Tuy nhỏ và kém tráng lệ hơn Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát TP HCM vẫn giữ riêng nét đặc thù có một không hai, mang đậm nét kiến trúc "flamboyant" và tác giả của nó là kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret.
 
Sài Gòn cổ kính
Là địa điểm giải trí quen thuộc của người dân Sài Gòn
 
Cửa mặt tiền của nhà hát chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais xây dựng cùng năm tại Pháp. Với mái vòm lớn cùng những họa tiết tinh xảo trên khu vực cửa chính, còn có tượng hai nữ thần nghệ thuật tay cầm đàn Lyre được trang trí ở cổng lối vào nhà hát. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị âm thanh và ánh sáng hiện đại. Nếu trước đây, Nhà hát lớn Thành phố là nơi giải trí cho các nhân vật sang trọng của Pháp, thì nay là địa điểm quen thuộc của dân Sài Gòn. Hiện nay, nhà hát là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa balê, dân tộc, opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Tại đây có thể tổ chức những buổi mít tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các hội thảo chuyên đề...
 

NHÀ THỜ CỔ NHẤT: NHÀ THỢ CHỢ QUÁN

 

Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc ở số 120 Trần Bình Trọng, phường 2, quận 5, TP HCM; mang kiến trúc theo kiểu Gothique, trải qua hơn 100 năm nhưng vẫn uy nghi, đồ sộ nhất khu vực chợ Lớn. Chợ Quán là một trong những họ Đạo lâu đời nhất của Tổng giáo phận TP HCM. Nơi đây đã xây dựng ngôi nhà nguyện đầu tiên vào năm 1674 do giáo dân từ miền Bắc, Trung vào xây dựng.


Sài Gòn cổ kính

Nhà thờ Chợ Quán đã được xây dựng từ thế kỉ 19

 

Sau nhiều lần xây lại nhà thờ, năm 1887, cha xứ Nicola Ham (Tài) khởi công xây dựng nhà thờ mới. Công trình này được khánh thành vào mùng 4 tết Bính Thân (1896) và tồn tại đến nay.

 

KHÁCH SẠN CONTINENTAL SAIGON

 

Tọa lạc ở số 132-134 Đồng Khởi (quận 1) - vị trí trung tâm thành phố với nhiều công trình kiến trúc trang nhã của Pháp, Khách sạn Continental Saigon thực sự mang đậm nét truyền thống độc nhất vô nhị của nét kiến trúc với lịch sử 121 năm. Đây là một trong những khách sạn cổ nhất tại Sài Gòn - TP HCM.


Sài Gòn cổ kính

Khách sạn mang những nét kiến trúc độc đáo

 

Khách sạn được xây dựng vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc, do ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà làm chủ. Ông Cazeau muốn mở một khách sạn sang trọng để tiếp đón các du khách từ Pháp đến Sài Gòn sau một cuộc hải hành rất dài từ "mẫu quốc". Khách sạn khánh thành năm 1880.

 

Năm 1911, khách sạn được sang tên cho Công tước De Montpensier, rồi sau đó năm 1930, có chủ mới là Mathieu Francini, một gangster đảo Corse, điều hành trong suốt một thời gian dài cho đến ngày miền nam Việt Nam được giải phóng (1975). Thập niên 60 - 70, chính quyền yêu cầu các cơ sở kinh doanh ghi tên bảng hiệu bằng tiếng Việt, thì khách sạn được dịch ra thành Đại Lục Lữ quán.


Sài Gòn cổ kính

Khách sạn Continental Saigon vẫn rất nôit tiếng sau hơn 100 năm

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh ( Sài Gòn )

 

Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Khách sạn Continental Saigon không phải xuất phát từ các chủ nhân của nó, mà từ vị trí và những dấu ấn mà lịch sử đã lưu lại. Trước cuộc chiến tranhh Thế giới lần thứ hai, thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (giải thưởng Nobel văn chương năm 1913), nhà văn lừng danh Andre Malraux, tác giả "Thân phận con người "(1933) từng lưu tại đây; nhà văn người Anh Graham Greene lưu trú dài hạn tại phòng 214 đã viết nên tác phẩm "Người Mỹ trầm lặng" về buổi giao thời giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong chiến tranh Việt Nam...

 

Ngày nay, Khách sạn Continental vẫn giữ nguyên giáng vẻ thuở nào, duyên dáng và uy nghi. Gam màu trắng chủ đạo đã làm nổi bật sự thanh tao, quý phái và sang trọng của khách sạn cao 4 tầng, gồm 86 phòng đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị hiện đại. 

 

BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ

 

Bưu điện trung tâm TP HCM có địa chỉ số 2, đường Công xã Paris. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886 - 1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux; là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.


Sài Gòn cổ kính

Nơi đây là sự kết hợp giữa 2 nền kiến trúc Á Âu

 

Vẻ đẹp độc đáo của toà nhà Bưu điện Thành phố càng được tôn lên vì trước mặt nó có một công trình lộng lẫy là Nhà thờ Đức Bà với tháp chuông cao vút. Tòa nhà nổi bật với sự bố cục cân đối của các hạng mục công trình mang tính thẩm mỹ cao. Các chi tiết cân đối, chia đều ra hai bên, đối xứng nhau qua một "trục" trung tâm. Mặt tiền có kết cấu hình khối, với vòm cung phía trên các cửa. Hệ thống cột, trụ chính, phụ, mái hiên đều có kết cấu hình khối vuông. Trên mỗi đầu trụ, cột được chạm khắc hoa văn, phù điều công phu, tỉ mỉ. Ở mặt tiền tòa nhà có hệ thống đường viền, đường chỉ là những chuỗi hoa văn chạy ngang, tạo nên vẻ đẹp, sự cân đối và làm cho tòa nhà có vẻ như không cao lắm.


Sài Gòn cổ kính

Mang vẻ độc đáo với những đường nét tinh xảo

 

Xem thêm: Tour du lịch giá tốt ở Hồ Chí Minh

 

Bên trong tòa nhà là hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài bên trong. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. Vòm cung dài được chịu lực bởi hai hàng trụ sắt hai bên. Các điểm tiếp nối giữa trụ và kèo sắt được thiết kế công phu, chạm khắc thành những chi tiết có hoa văn đẹp. Với hệ thống vòm cung này, tòa nhà trở nên cao, rộng rãi và thoáng mát, thích hợp với một nơi thường có nhiều người ra vào.

Ngoài ra, trên vòm mái trong tiền sảnh của toà nhà có hai bản đồ lịch sử Saigon et ses environs 1892 và Lignes télegraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936. Hiện nay, xung quanh tòa nhà Bưu điện trung tâm TP HCM còn có thêm một số công trình kiến trúc làm kho tàng, lắp đặt những máy móc, thiết bị bưu điện truyền tin hiện đại…

 

Mytour - Nguồn tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Có những công trình cổ kính nào ở Sài Gòn, Hồ Chí Minh, Miền Nam?

- Sài Gòn, Hồ Chí Minh, Miền Nam có nhiều công trình cổ kính nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chợ Bến Thành, Cung điện Norodom, Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ Huyện Sỹ,...

Những công trình cổ kính này có ý nghĩa gì đối với lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, Hồ Chí Minh, Miền Nam?

- Những công trình cổ kính này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, Hồ Chí Minh, Miền Nam. Chúng là những di sản văn hóa, kiến trúc đặc trưng của địa phương, đồng thời còn là những địa điểm thu hút du khách đến tham quan, khám phá và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của địa phương.

Làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị của những công trình cổ kính này?

- Để bảo tồn và phát huy giá trị của những công trình cổ kính này, cần có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt từ các cơ quan chức năng, địa phương và cộng đồng. Các hoạt động bảo tồn, sửa chữa, cải tạo, phục dựng cần được thực hiện một cách cẩn thận, đảm bảo tính thẩm mỹ và giá trị lịch sử của công trình. Đồng thời, cần có các chương trình giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của những công trình cổ kính này.

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /543