Mytour blog
Tags:
tết cổ truyềnđặc sản 3 miền
06/04/20232750

Những món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cơm ba miền đất Việt năm 2024

Tết đền xuân về, thời điểm mà ai ai cũng háo hức trở về bên gia đình. Không khí âm cúng, âm thanh, màu sắc rộn ràng sắc xuân làm trong lòng mỗi chúng ta đều cảm thấy xao xuyến. Và hơn hết đó chính là mâm cơm đoàn viên, đó là lúc cả nhà quây quần bên nhau, cùng nhau kể cho nhau nghe những câu chuyện trong năm và cả những câu chuyện bình dị thường ngày, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngày Tết thơm ngon.

Mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S đều có những cách chuẩn bị mâm cơm ngày Tết theo một cách riêng. Không chỉ là mâm cơm đoàn viên, nisos còn mang một ý nghĩa mong muốn cho một năm mới sung túc đủ đầy, an yên và hạnh phúc. Cùng tìm Mytour hiểu về mâm cơm ngày Tết ba miền có gì khác nhau và có gì đặc biệt trong đó nhé!

1. Những món ăn ngày Tết không thể thiếu ở miền Bắc

1.1 Bánh Chưng

Bánh Chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết, bánh chưng tượng trưng cho đất, thể hiện khao khát độc lập dân tộc từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước.

Tết ở làng quê miền Bắc chỉ đơn giản là quây quần cùng nhau gói bánh chưng

Mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta lại tất bật thu xếp công việc để trở về với quê hương, quây quần bên nồi bánh chưng, đón giao thừa. Dẫu cho cuộc sống hiện đại đầy vội vã, bánh chưng vẫn là món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ thờ cúng tổ tiên ở miền Bắc.

2. Thịt đông

Thịt đông là món ăn đặc trưng chỉ có ở miền Bắc Việt Nam. Món ăn được làm từ thịt heo, thịt gà, mộc nhĩ, nấm cùng bì lợn nấu chín rồi đem ra sân nhà phơi. Hũ thịt cần được đậy kỹ để hấp thụ tinh hoa của đất trời. Nhờ tiết trời mùa đông tương đối lạnh nên khối thịt sẽ đông lại, sáng hôm sau là có thể thưởng thức. Thịt đông có thể ăn kèm với dưa hành, ăn oài không ngán trong ngày Tết.

Thịt đông

3. Giò chả

Trong mâm cỗ thờ cúng ông bà, tiếp đãi người thân, bạn bè ngày Tết, chẳng thể nào thiếu món giò. Món ăn này làm tương đối kì công. Ngày nay, giò chả thì có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng ở bất kì khu chợ Tết nào.

Món giò ngon miệng, ngon mắt ngày Tết

2. Những món ăn ngày Tết cổ truyền miền Trung

2.1. Bánh tét

Nếu người miền Bắc có bánh chưng thì người miền Trung lại chọn những đòn bánh tét để gửi gắm hương vị Tết. Bánh tét miền Trung không được gói bằng lá dong mà gói bằng lá chuối. Nhân bánh gồm gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn, được gói thành hình trụ dài. Khi ăn, người ta cắt từng khoanh bánh tròn, bày trên đĩa rất đẹp mắt, dễ ăn.

Các bà, các mẹ gói bánh tét đón Tết

Bánh tét được xem là món ăn ngày Tết quan trọng nhất trên mâm cỗ mừng xuân của người miền Trung. Những ngày đầu xuân năm mới, nhà nào cũng bày một cặp bánh trên bàn thờ để thờ cúng tổ tiên, và mời khách đến chơi nhà những khoanh bánh tét nhỏ xinh.

2.2 Dưa món

Dưa món – món ăn bình dị vô cùng nhưng cũng góp phần không nhỏ tạo nên hương vị ngày Tết.  Món ăn được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, củ hành, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… Dưa món đầy màu sắc, giòn giòn, có vị chua thanh, đem đến cho người ăn cảm giác lạ miệng rất khó quên. Một món ăn có hương vị rất riêng, giảm cảm giác no ngấy trong những ngày Tết.

Dưa món

2.3 Nem chua

Tết đến Xuân về, trên mâm cỗ người miền Trung có bánh tét, dưa hành, củ kiệu thì không thể thiếu món nem chua. Món nem chua được làm từ thịt heo. Sau khi đã được tẩm ướp đầy đủ các loại gia vị thì người miền Trung đem gói lại trong lá ổi. Khi ăn, nem chua có vị chua chua, giòn giòn và thơm mùi lá ổi.

Nem chua

2.4 Tôm chua

Người Huế ở miền Trung thường dành thời gian chế biến món tôm chua đặc biệt để chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết. Món tôm chua của người Huế làm từ tôm nước ngọt, có vị ngọt dịu của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay nồng của riềng, tỏi ớt,… Tất cả hòa quyện cùng với nhau, tạo nên hương vị rất đặc trưng. 

Món tôm chua chua, cay cay, thơm nồng, rất đưa cơm trong ngày Tết

2.5 Thịt muối

Cứ đến Tết cổ truyền, chắc hẳn mỗi người con miền Trung xa quê đều nhớ món thịt muối đến khắc khoải. Món ăn này được chế biến khá đơn giản. Thịt heo được sơ chế rồi ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo công thức riêng. Sau khoảng vài ngày là đã có thể thưởng thức món ăn này rồi. Thịt muối có vị mặn, ngọt đậm đà và thường được ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm.

3. Những món ăn ngày Tết được yêu thích ở miền Nam

3.1 Bánh tét

Cũng chọn bánh tét làm món ăn đặc trưng ngày Tết nhưng món ăn này của người mảnh đất phương Nam lại cầu kỳ và bắt mắt hơn rất nhiều.

Bánh tét của người dân miền Nam có cả nhân mặn và nhân ngọt. Bánh nhân mặn thì có nhân thịt mỡ, nhân trứng muối và lạp xưởng. Nhân ngọt thì có nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh,… Bánh tét miền Nam được gói trong lá chuối, có hình trụ dài nhưng vuông vức hơn bánh tét miền Trung. Món ăn này có màu sắc bắt mắt và hương vị vô cùng hấp dẫn.

3.2 Củ kiệu – tôm khô

Bữa cơm ngày Tết miền Nam không thể thiếu củ kiệu và tôm khô

Mâm cơm ngày Tết của người miền Nam cũng có củ kiệu nhưng lại được ăn kèm với tôm khô. Bởi lẽ, khi kết hợp củ kiệu với tôm khô, món ăn sẽ có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt. Cánh mày râu vô cùng thích món ăn này, nhâm nhi ngày Tết cùng chút rượu quê thì còn gì bằng.

3.3 Thịt kho tàu

Người miền Nam thường kho thịt cùng trứng vịt và nước cốt dừa ăn kèm với củ kiệu muối vào ngày Tết. Những miếng thịt kho tàu vuông vắn màu hổ phách cùng những quả trứng tròn trịa, trắng tinh tượng trưng cho sự hòa hợp của âm dương, của đất trời. Qua món ăn này, người miền Nam tâm niệm xóa bỏ cái khổ, chào đón những điều may mắn trong năm mới.

Ảnh: Sưu tầm

Lời kết 

Nhắc đến dịp Tết Nguyên đán của đất nước Việt Nam ta thì không thể không kể đến những món ăn ngày Tết cổ truyền của 3 miền. Mặc dù theo năm tháng, những món ăn cũng được biến tấu đi nhưng mỗi miền đều giữ được những nét đặc trưng, độc đáo riêng.

Các câu hỏi thường gặp
Những món ăn ngày Tết phổ biến ở Hà Nội là gì?

- Bánh chưng, bánh tét

- Thịt đông, giò thủ, nem chua

- Dưa hành, củ kiệu, củ cải muối

- Chả cá, chả lụa, chả quế

- Mứt, kẹo, hạt dẻ

Những món ăn ngày Tết phổ biến ở Miền Bắc là gì?

- Bánh chưng, bánh tét

- Thịt đông, giò thủ, nem chua

- Dưa hành, củ kiệu, củ cải muối

- Chả cá, chả lụa, chả quế

- Mứt, kẹo, hạt dẻ

Những món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cơm ba miền đất Việt là gì?

- Bánh chưng, bánh tét

- Thịt đông, giò thủ, nem chua

- Dưa hành, củ kiệu, củ cải muối

- Chả cá, chả lụa, chả quế

- Mứt, kẹo, hạt dẻ

Các món ăn truyền thống ngày Tết có ý nghĩa gì?

- Bánh chưng, bánh tét: tượng trưng cho đất và trời, sự đoàn kết và tình thân.

- Thịt đông, giò thủ, nem chua: tượng trưng cho sự bền vững, trường thọ và may mắn.

- Dưa hành, củ kiệu, củ cải muối: tượng trưng cho sự giàu có, phú quý và tài lộc.

- Chả cá, chả lụa, chả quế: tượng trưng cho sự đoàn kết và tình thân.

- Mứt, kẹo, hạt dẻ: tượng trưng cho sự ngọt ngào và hạnh phúc.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /419