Mytour blog
Tags:
khám phá Việt NamHoàng thành Thăng Longthành nhà Hồcột cờ Hà Nộicố đô Hoa Lưkiến trúc cổ xưa
06/04/20236.2320

Những vùng đất vượt thời gian ở Việt Nam - Kỳ II năm 2024

Ẩn sau những cánh rừng, những dãy núi, hay bên dưới những cánh đồng phù sa bạt ngàn của Việt Nam là những công trình kiến trúc cổ đại, những nền móng, tượng đá, trường thành chứng minh cho sự tồn tại của cả một kinh thành vàng son lỗng lẫy hơn nghìn năm về trước. Hãy cùng Mytour lên đường đi tìm những vùng đất vượt thời gian này ở Việt Nam bạn nhé!

 

Khoa học và công nghệ đã gần như thay đổi toàn bộ diện mạo đất nước Việt Nam ta, vậy mà vẫn có những vùng đất đã vượt hàng trăm, hàng nghìn năm, mang theo những nét đặc sắc cổ xưa đến với Việt Nam hiện đại ngày nay như: Thánh địa Mỹ Sơn, làng cổ Đường Lâm, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và cố đô Hoa Lư.

 

Xem thêm: Những vùng đất vượt thời gian ở Việt Nam (Kỳ I)

 

1. HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

 

Hoàng thành Thăng Long là một công trình kiến trúc đồ sộ gắn với nhiều thời kì trong lịch sử Việt Nam. Ban đầu kinh thành mang tên Đại La, sau đó được đổi thành Thăng Long khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về đây và cho xây dựng thêm nhiều công trình mới năm 1010.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Công trình kiến trúc đồ sộ Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: Gavin White

 

Trải qua nhiều đời vua với biết bao biến động, thành Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội dưới thời vua Minh Mạng vào cuối thể kỉ XIX và mang tên đó đến ngày nay. Cũng chính bởi thành Thăng Long là kinh đô của nhiều thế hệ phong kiến Việt Nam cho nên nơi đây chứa đựng nhiều kiến trúc độc đáo và tinh hoa gốm sứ nghệ thuật triều đại Thăng Long nghìn năm văn hiến. Đến nay, dung mạo của toàn bộ Hoàng Thành Thăng Long xưa vẫn còn là ẩn số với các nhà khảo cổ Việt Nam.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Hoàng thành Thăng Long là di tích khảo cổ có giá trị cao - Ảnh: Trankhoi

 

Là nơi hội tụ dấu tích nghìn năm văn hiến, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di tích có bề dày lịch sử, trải dài hơn 10 thế kỷ ở Việt Nam với tổng diện tích lên đến 18,395ha. Những di tích khai quật được bao gồm: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, dấu vết nền cung điện thời Lý và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Trường thành rêu phong bao quanh khu di tích - Ảnh: Kienthuc

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Nền cung điện thời Lý - Trần ở khu du tích Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh: Motthegioi

 

Điện Kính Thiên chiếm vị trí trung tâm của khu di tích, hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Thềm điện gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành thềm rồng. Bốn con rồng đá được tạo tác vào thế kỷ 15 thời nhà Lê ở Việt Nam. Hai thành bậc ở hai bên thềm điện là hai khối đá chạy dài, chính là hai con rồng được cách điệu hoá. Nền điện Kính Thiên và đôi rồng chầu đã phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên của Việt Nam xưa.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Đôi rồng đá trước thềm Điện Kính Thiên - Ảnh: Hoanghong

 

Hậu Lâu được xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía Bắc hành cung nên còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu. Đây là một trong những lầu gác thuộc khu vực hậu cung – nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và các cung tần, mỹ nữ thế kỷ thứ X ở Việt Nam. Về sau Hậu Lâu được dùng làm nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Tĩnh Bắc Lâu giữ yên bờ cõi - Ảnh: Đăng Định

 

Hoàng thành Thăng Long còn giữ được tám cổng hành cung. Mỗi cổng hành cung này được thiết kế như một công trình trang trí làm nổi bật vẻ uy nghi, tráng lệ của các cung điện ở Việt Nam xưa.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Hành cung Hoàng thành Thăng Long nguy nga tráng lệ - Ảnh: Cinet

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Cột cờ Hà Nội, di tích thuộc thế kỷ XIX ở Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: Mytour

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Hà Nội

 

2. THÀNH NHÀ HỒ

 

Thành nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đồ, thành An Tôn, là kinh đô dưới thời trị vì của vua Hồ Quý Ly, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Thành nhà Hồ là một quần thể công trình kiến trúc bằng đá độc đáo ở Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1937, trải qua hơn 600 năm tồn tại, chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đến nay thành nhà Hồ vẫn còn hiện diện qua cụm di tích như các cổng thành, tường thành, tượng linh vật, giếng vua...

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Cửa Nam của thành nhà Hồ với 3 lối vào thiết kế theo cấu trúc vòm cuốn - Ảnh: Quang Minh

 

Thành nhà Hồ bao gồm 4 cửa thành theo hướng Đông, Tây, Nam Bắc với thiết kế vòm cuốn. Những phiến đá nặng từ 10 – 16 tấn được lắp ghép với nhau theo một kĩ thuật đặc biệt, tạo nên những bức tường thành vững chãi. Ngoài đặc sắc về kiến trúc Việt Nam, cảnh quan xung quanh tòa thành ẩn chứa sự hài hòa bởi sự kết hợp của dãy núi đá vôi trùng điệp và dòng sông Mã hùng vĩ. Bên cạnh đó, khu vực thành nhà Hồ còn lưu giữ hàng loạt các di tích kiến trúc cổ truyền mang ý nghĩa lịch sử như: đàn Nam Giao, Hang Nàng, đình Đông Môn, động Hồ Công, chùa Du Anh.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Lối kiến trúc đặc sắc của thành Tây, khu di tích thành nhà Hồ - Ảnh: Internet

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Những bờ đá thành nhà Hồ vẫn hiên ngang vững chãi theo thời gian - Ảnh: Che Trung Hieu

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Dấu vết của thời gian ở khu di tích Thành Nhà Hồ - Ảnh: Gigema

 

Tháng 6 năm 2011, thành nhà Hồ vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, sánh vai cùng 4 công trình nổi tiếng khác của Việt Nam là Hội An, cố đô Huế, hoàng thành Thăng Long và thánh địa Mỹ Sơn.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Cặp rồng bằng đá trên lối đi vào thành nhà Hồ - Ảnh: Internet

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Thanh Hóa

 

3. CỐ ĐÔ HOA LƯ

 

Cố đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của Việt Nam, và cũng là nơi đồng tiền đầu tiên của Việt Nam được đúc nên, quốc hiệu thuở đó là Đại Cồ Việt. Hoa Lư có tổ hợp kiến trúc hài hòa giữa thiên tạo và nhân tạo một cách tài tình, kết tinh nền văn hóa phong kiến Đinh - Lê, là vùng đất nhiều chứng tích có ý nghĩa lịch sử và khảo cổ cao.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Cố đô Hoa Lư thơ mộng bên dòng sông Hoàng Long - Ảnh: Tran Khoi

 

Kinh đô Hoa Lư rộng hơn 300 ha, có 10 đoạn tường thành nối liên hoàn với các dãy núi bao bọc, cao thấp hiểm trở khác nhau, tạo nên thế phòng thủ tuyệt vời. Do bị tàn phà bởi chiến tranh, hiện nay thành Hoa Lư chỉ còn sót lại một số công trình như: các đoạn trường thành Đông - Tây - Nam, một phần nền cung điện và di vật nằm dưới một số cánh đồng của Việt Nam, đền thờ và lăng vua chúa thời Đinh - Lê,...

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Trường thành phía Tây của khu di tích cố đô Hoa Lư - Ảnh: Tran Khoi

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Đền thờ các anh hùng Việt Nam ở cố đô Hoa Lư - Ảnh: Đăng Định

 

Hoa Lư lấy núi Mã Yên (Yên Ngựa) cao khoảng 200 m làm án phong. Trên đỉnh có lăng mộ Đinh Tiên Hoàng với niềm tin Vạn Thắng Vương, dù ngài mất nhưng vẫn còn trên yên ngựa bảo vệ cho bờ cõi Việt Nam. Vượt 265 bậc thang đá là tới đỉnh, du khách tha hồ ngắm toàn cảnh Hoa Lư với nước non hùng vĩ, đền đài trầm mặc và khu dân cư hiện đại.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư - Ảnh: Tran Khoi

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Phong cảnh non nước hữu tình như tranh thủy mặc từ trên đỉnh Mã Yên - Ảnh: Internet

 

Với thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong cách nghệ thuật đơn giản và khỏe khoắn, cố đô Hoa Lư như một cuốn phim chầm chậm tái hiện khung cảnh chế độ phong kiến hơn 1000 năm về trước ở Việt Nam.

 

Vung dat vuot thoi gian 2

Lối kiến trúc đơn giản, khỏe khoắn của cố đô Hoa Lư - Ảnh: Internet

 

Xem thêm: Khách sạn giá tốt tại Ninh Bình

 

Đại Cồ Việt sánh ngang nước Tống,

Hoa Lư bề thế tựa Tràng An.

 

Trải qua hơn 1000 năm văn hiến đầy thăng trầm trong lịch sử, ông cha ta đã để lại cho Việt Nam những kho tàng di sản văn hóa quý báu, đáng tự hào với thế giới. Thiết nghĩ không cần phải đi thật xa bạn mới tìm thấy chính mình nơi đất khách quê người, ở trong yêu thương đồng bào, kết nối nguồn cội dân tộc, đôi khi Bạn còn có thể tìm thấy mình rõ nhất, là ai, muốn gì và sứ mệnh là chi. Mytour chúc bạn luôn có những chuyến đi thú vị và tràn đầy hạnh phúc nhé!

 

Tiểu Phụng - Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.  

Các câu hỏi thường gặp
Những vùng đất nào được coi là vượt thời gian ở Miền Bắc?

- Cổng Trời - Tuyên Quang

- Làng cổ Đường Lâm - Sơn Tây, Hà Nội

- Làng cổ Phù Lãng - Bắc Ninh

- Làng cổ Bát Tràng - Gia Lâm, Hà Nội

- Thành cổ Hoa Lư - Ninh Bình

Tại sao những vùng đất này lại được coi là vượt thời gian?

- Vì những vùng đất này vẫn giữ được nét đẹp, kiến trúc và phong cách sống truyền thống của người dân từ hàng trăm năm trước đó.

- Những vùng đất này còn giữ được những di sản văn hóa, lịch sử quan trọng của đất nước.

Nên đi thăm những vùng đất này vào mùa nào?

- Tùy thuộc vào từng địa điểm, nhưng thường thì mùa xuân và mùa thu là thời điểm thích hợp nhất để đi thăm những vùng đất này.

- Mùa xuân, khi hoa đào nở rộ, cảnh quan tại những vùng đất này sẽ rất đẹp và lãng mạn.

- Mùa thu, khi trời se lạnh và cây cối chuyển màu, cảnh quan tại những vùng đất này cũng rất đẹp và lãng mạn.

Có những hoạt động gì thú vị khi đi thăm những vùng đất này?

- Tham quan các di tích lịch sử, kiến trúc cổ và các bảo tàng.

- Tham gia các hoạt động truyền thống như làm gốm, làm bánh đa, đánh trống, hát xẩm,...

- Thưởng thức các món ăn truyền thống đặc sản của địa phương.

- Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như đi thuyền, đi xe đạp, đi bộ,...

Có những lưu ý gì khi đi thăm những vùng đất này?

- Nên mặc quần áo và giày thoải mái để dễ dàng di chuyển và tham gia các hoạt động.

- Nên mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ để tránh đói và khát.

- Nên tôn trọng văn hóa, tôn giáo và phong tục tập quán của địa phương.

- Nên giữ gìn vệ sinh và không làm ô nhiễm môi trường.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /278