Mytour blogimg_logo
Tags:
Khám phá Kon TumĐèo Măng Đen Kon Tumsông Đăkbla Kon TumKinh nghiệm du lịch Kon Tum
06/04/20233.8280

Phong tục người B'râu: Dấu xưa còn lại năm 2025

Về làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), chứng kiến những ngôi nhà mái ngói khang trang còn thơm mùi đất của hơn 115 hộ dân đồng bào dân tộc người B''''''''râu sinh sống, ít ai biết được rằng, trước đây, họ đã có những tập tục mang bản sắc rất riêng không giống bất cứ dân tộc nào...

 

brau

Con em người B''''''''râu vui chơi bên nhà rông truyền thống

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Kon Tum

 

Theo chân một cậu bé trong làng, chúng tôi tới nhà cụ Nàng Nang, một trong số ít người B''''''''râu hiếm hoi đến nay vẫn còn hiện hữu dấu tích của những nét văn hóa riêng hiếm thấy ấy.

Căn nhà vách gỗ của cụ Nàng Nang nằm nép mình bên con đường đất đỏ trải dài trên rẻo cao của cực Bắc Tây Nguyên xa xôi. Biết chúng tôi là người Kinh, không hiểu tiếng B''''''''râu nhưng lại khao khát muốn tìm hiểu những tập tục "lạ" của dân tộc mình, nên cụ cho gọi cô cháu gái tên Nàng Tíu ra làm phiên dịch.

Năm nay đã ngoài 90 tuổi, cụ Nang thuộc thế hệ đầu tiên sáng lập ra ngôi làng Đắk Mế, cũng là một trong số ít người còn lại mang trên mình dấu tích những phong tục cổ của dân tộc B''''''''râu. "Chỉ những cô con gái nhà giàu đến tuổi cập kê mới được xăm mặt thôi. Nó vừa là một cách trang điểm cho mình, cũng vừa là cách thể hiện sự phồn thịnh của gia đình nữa", cụ Nang thản nhiên ngồi thoa dầu gió, đưa tẩu thuốc lên miệng rít một hơi dài rồi say sưa kể.

 

brau

Cụ Nàng Nang năm nay đã ngoài 90 tuổi


Lần theo những câu chuyện của cụ, chúng tôi mới hay, người B''''''''râu có nguồn gốc lịch sử ở vùng Nam - Lào và Đông Bắc Campuchia, nhập cư vào Việt Nam khoảng 200 năm trong vòng 6 - 7 đời. Đến nay, làng văn hóa Đắk Mế của dân tộc này tồn tại khoảng 115 hộ dân với gần 400 nhân khẩu.

Cụ Nang may mắn được sinh ra trong một gia đình làm nông nhưng khá giàu có. Thời niên thiếu, do phong tục của đồng bào, cụ cũng xăm mặt như bao người khác trong làng. Hình thù được người B''''''''râu chọn để xăm rất phong phú, có thể là chân dung, hay một hình tượng nào đó như xăm hoa, xăm hình vuông - hình tròn, một số người khác lại chọn xăm hình râu quai nón của đàn ông… "Hình xăm này mẹ phải kì công lắm mới có được, từ việc làm mực xăm tới chọn mẫu. Chọn được rồi thì mẹ phải nhờ người Lào xăm cho, ngày xưa nó đẹp lắm nhưng bây giờ già rồi nó mờ đi", cụ Nang vừa nói vừa chỉ tay lên hình xăm có dạng một đường kẻ dài nối liền hai bên thái dương, trông như chiếc khăn cột ngang giữa trán.

 

brau

Hình thù được chọn để xăm rất phong phú


Để xăm đúng hình mình thích, người B''''''''râu phải vào rừng sâu tìm một loại cây quý lấy vỏ về ngâm nước, sau đó giã vỏ cây đó chế thành mực xăm. Khi đã có mực, họ mới lấy kim châm lên da theo hình mẫu. "Xăm xong, sau 3 ngày mới được tắm. Và phải chờ cho tới khi vết xăm kín miệng mới được đụng vào nước", cụ Nàng Nang cho biết thêm.

Cùng với tục xăm mặt, người B''''''''râu còn có phong tục độc đáo không kém, ấy là cà răng. Theo lời cụ Nàng Nang thì, "tục cà răng có từ khi nào mẹ cũng không biết nữa, chỉ nhớ là cha mẹ của mẹ cũng làm như thế rồi". Con trai, con gái người B''''''''râu muốn cà răng phải được sự đồng ý của già làng. Những nhà nghèo không được phép làm như thế vì cho là không xứng đáng.

 

brau

Ngoài ra còn có tục cà răng


Xăm mặt xong, họ bắt đầu dùng đá mài ngắn răng. Rồi lấy nhựa cây rừng làm thuốc ngậm đến khi nào chiếc răng trở nên đen bóng thì xem như việc cà răng thành công. Cụ Nang trầm ngâm: "Ngày xưa, mỗi lần nấu bếp có chất nước đen từ củi chảy ra là mẹ lại lấy bôi lên răng của mình. Nhiều lần như thế, hàm răng của mẹ đen bóng và đẹp lắm". Dấu tích còn lại của tục cà răng vẫn còn hiện rõ, hàm răng của cụ chỉ còn lại những chân răng ngắn ngủn, như "chứng tích" của một thời son nữ…

Trên khuôn mặt cụ Nang, điểm thu hút người nhìn nhất vẫn là đôi tai với hai chiếc lỗ tai khổng lồ đường kính rộng tới gần chục centimet, có thể đút lọt một bàn tay trẻ em mà không bị cản trở. Có vẻ như đây là kết quả của cả cuộc đời "gánh" các loại vòng đủ kích cỡ. Cụ Nang bùi ngùi nhớ lại: "Năm 3 - 4 tuổi mẹ đã được xâu tai rồi. Vành tai được chọc lỗ rồi kéo căng bằng cách gắn vào đó ống lồ ô. Tới giờ thì lỗ tai mẹ, nếu kéo ra thì cũng lọt cái cằm vào trong được rồi", cụ Nang vừa phả khói thuốc vừa cười bỏm bẻm.

 

brau

Người B''''''''râu quan niệm xỏ lỗ tai càng to càng đẹp

Xem thêm: Tour du lịch giá tốt tại Kon Tum

 

Người B''''''''râu quan niệm, lỗ xâu tai càng to càng đẹp. Lỗ tai sau khi xâu, người giàu thường đeo ngà voi, vòng bạc, người nghèo thì đeo ống nứa, ống lồ ô được cắt cho vừa với lỗ tai. Căng tai càng rộng bao nhiêu thì càng chứng tỏ trong nhà có nhiều chiêng, ché, nhiều trâu bò… bấy nhiêu.

Ngoài ra dân tộc B''''''''râu, đặc biệt là phụ nữ còn tự làm đẹp cho mình bằng việc đeo rất nhiều vòng trang sức. Họ quan niệm, càng đeo nhiều vòng thì… càng được nhiều người đàn ông ngưỡng mộ. Nhìn từ đầu đến chân của các cụ cơ man nào là: vòng lớn, vòng nhỏ, vòng bạc, vòng đồng đủ các màu sắc. Đặc biệt, một số người còn đeo những chiếc vòng như lục lạc ở cổ chân, mỗi bước đi lại phát ra tiếng nhạc vui tai.

Không giống bất cứ một dân tộc nào khác, đồng bào người B''''''''râu cổ xưa có nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc trưng cho dân tộc của mình. Theo dòng chảy của thời gian, chúng dần dần bị mai một đi. Làng Đắk Mế nay chỉ còn lại một số người, trong đó cụ Nàng Nang là người còn lưu giữ được đầy đủ giá trị của các phong tục của đồng bào người B''''''''râu. Cụ Nang thở dài: "Bây giờ cuộc sống hiện đại còn ai cà răng, xăm mặt, căng tai nữa đâu, cái đó không tốt bỏ đi rồi".

Hiện nay, con em người B''''''''râu cũng đã được đến trường đi học, được tiếp thu những kiến thức của nền văn minh mới hiện đại hơn. Điều mà người viết băn khoăn, là đến một lúc nào đó, khi những cụ già như cụ Nàng Nang trở thành người thiên cổ, liệu những luật tục thú vị và bản sắc độc đáo về văn hóa của dân tộc trên có còn?

 
blog.mytour.vn - Nguồn tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /444