Mytour blogimg_logo
Tags:
thế giới đó đâyẩm thực ngày tếtphong tục truyền thốngtết truyền thống trên thế giới
06/04/20232.5760

Tết 2025 đậm đà bản sắc truyền thống của các nước trên thế giới - Phần 1

Năm mới 2015 đã gần kề trước ngưỡng cửa của mọi nhà. Không khí chuẩn bị cho năm mới 2015 trong những ngày này trên khắp thế giới thật nhộn nhịp. Nhưng sự chuẩn bị này ở mỗi nước lại mang nét độc đáo riêng, đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Du khách hãy cùng blog.mytour.vn tìm hiểu nhé!

 

ĐÓN NĂM MỚI CỦA NGƯỜI NHẬT- OSHOGATSU

 

Nhật bản là một đất nước có nền văn hóa với những lễ hội vô cùng đặc sắc như lễ hội búp bê, lễ hội chuông gió, lễ hội mỳ ống trúc… nhưng Tết Oshogatsu lại mang trọn vẹn nhất bản sắc dân tộc của người Nhật.

 

Tết Oshogatsu

Trang trí đường phố cho Tết Oshogatsu- Ảnh: Sưu tầm

 

Không giống như các nước châu Á láng giềng khác, người Nhật tổ chức đón năm mới theo Tết dương lịch. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để nghênh đón vị thần Toshigamisama. Oshogatsu vốn là tên gọi riêng tháng giêng nhưng hiện nay thường dùng để chỉ khoảng thời gian từ mồng 1 đến mồng 3 của tháng đầu tiên trong năm. Người Nhật sẽ bắt đầu chuẩn bị cho Oshogatsu từ ngày mồng 8 tháng 12.

 

Tết Oshogatsu

Đèn hoa lỗng lẫy dẫn lối đến đền rước thần - Ảnh: Sưu tầm

 

Tết Oshogatsu

Lễ rước thần trong ngày Tết Nhật Bản- Ảnh: Sưu tầm

 

Người Nhật có tập quán trang trí ống tre (kadomatsu) trước cửa nhà hay cửa hàng... Họ quan niệm “cây thông” này là nơi đón Toshigamisama - vị thần linh đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ.

 

Tết Oshogatsu

Ống tre trang trí trước cửa nhà trong dịp Oshogatsu - Ảnh: Sưu tầm

 

Tết Oshogatsu

Vòng hoa xuân đậm đà bản sắc dân tộc Nhật- Ảnh: Nankurunaisa

 

Một lễ vật không thể thiếu vào dịp tết Oshogatsu của người Nhật là bánh kagamimochi - bánh để dâng lên thần linh. Kagama-Mochi được tạo thành từ 2 chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau, trên đỉnh được đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh.

 

Tết Oshogatsu

Kagamamochi- lễ vật dâng lên thần linh- Ảnh: Sưu tầm

 

Vào đúng 0 giờ đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ. Sau khi đã trao nhau những lời chúc mừng năm mới, người Nhật quây quần bên nhau cùng uống rượu sake và thưởng thức những món ăn mang hương vị bản sắc dân tộc.

 

Tết Oshogatsu

Nhâm nhi rượu và những món ăn truyền thống cùng nhau - Ảnh: Spice

 

Dịp Tết Oshogatsu, người Nhật cũng đi chùa để cầu mong bình an, may mắn trong năm mới, xua đuổi những phiền muộn, điều không tốt… gọi là hatsumode.

 

Tết Oshogatsu

Lễ chùa đầu năm- Ảnh: Sưu tầm

 

Tết Oshogatsu

Và buộc lời cầu nguyện lên cây may mắn - Ảnh: Kalandrakas

 

Xem thêm:  Các tour du lịch Nhật Bản

 

Trẻ em nhận đến dịp Tết Oshogatsu cũng được nhận tiền mừng tuổi. Tiền mừng tuổi trong tiếng Nhật là “Otoshidama”, từ này xuất phát từ ý nghĩa chỉ sức mạnh của vị thần Toshigamisama.

 

Tết Oshogatsu

Tiền mừng tuổi đầu năm của một em bé Nhật- Ảnh: Sưu tầm

 

ĐÓN TẾT 2015 CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC - SEOLLAL

 

Tết Triều Tiên hay tết Hàn Quốc có tên là Seollal. Trong bản sắc dân tộc của người Hàn, đây thường là ngày lễ quan trọng nhất. Sẽ có 3 ngày nghỉ dành cho người dân về quê, thăm gia đình, họ hàng nơi họ thực hiện một nghi lễ tổ tiên. Người Hàn Quốc thường mặc đồ hanbok trong những ngày này.

 

Tết Seollal

Lễ hội ngày Tết Seollal ở Hàn Quốc - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhiều người Hàn mở đầu năm mới theo nghi thức nho giáo của dân tộc có tên gọi Charye. Cả đại gia đình tụ tập ở nhà người trưởng nam, đồng thời chuẩn bị sẵn một chiếc bàn thấp, trên đó đặt tờ sớ và nhiều món ăn theo nghi lễ. Theo truyền thống, mỗi gia đình sẽ cúng bốn đời ông bà tổ tiên. Sau nghi lễ là đến phần ăn cỗ.

 

Tết Seollal

Mâm lễ ngày Tết của người Hàn Quốc- Ảnh: Sưu tầm

 

Những thành viên nhỏ tuổi sẽ lạy những người lớn tuổi trong gia đình để bày tỏ lòng kính ơn. Những người lớn sẽ đáp lại bằng những lời răn dạy (deokdam) hoặc tiền mừng tuổi (sebaetdon).

 

Tết Seollal

Con cháu bái lễ thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi hơn- Ảnh: Jakwave

 

Tết Seollal

Túi tiền mừng tuổi sebaetdon - Ảnh: Sưu tầm

 

Vào dịp năm mới, món ăn mang bản sắc dân tộc không thể thiếu của người Hàn Quốc là canh bánh gạo (tteokguk), canh bánh gạo được người Hàn tin rằng sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai.

 

Tết Seollal

Canh bánh gạo ăn kèm kimchi - Ảnh: Korean Bapsang

 

Ngoài món canh Tteoguk, rất nhiều món bánh Tteok khác cũng được dành làm quà biếu tặng hay mời khách thưởng thức trong ngày Tết.

 

Tết Seollal

Những loại bánh Tteok khác nhau được dùng trong ngày Tết - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm:  Các tour du lịch Hàn Quốc

 

Trong những ngày chào đón năm mới 2015, những trò chơi dân gian mang bản sắc dân tộc thường chơi trong ngày Tết có yutnori, nghĩa là trò chơi gậy, chơi bằng cách di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc…

 

Tết Seollal

Từ trẻ em đến người lớn ai nấy cũng đều hứng thú với trò chơi Yutnori - Ảnh: Sưu tầm

 

Mời bạn xem tiếp Chào đón Tết 2015 đậm đà bản sắc truyền thống của các nước trên thế giới - Phần 2

 

Thùy Dương- blog.mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền blog.mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /498