Mytour blog
Tags:
du lịch Trà Vinhlàng nghề truyền thống khám phá trà vinh
06/04/20232.5260

Thân thương tiếng chày giã cốm Ba So năm 2024

Hơn 50 năm qua, ở ấp Ba So thuộc xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh có làng nghề chuyên làm cốm dẹp vẫn âm thầm tồn tại. Để có được hạt cốm dẻo thơm, người làm cốm phải bỏ ra nhiều công sức và đổ không ít mồ hôi. Sự tồn tại của làng nghề cốm dẹp Ba So cũng hết sức đặc biệt, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau và như thế làng nghề tồn tại theo thời gian.

 

Không ai biết nghề làm cốm dẹp có tự bao giờ, theo những người lớn tuổi hiện còn sống trong làng cho biết, làng nghề giã cốm dẹp ở Ba So đã hình thành cách đây hơn 50 năm.


Thân thương tiếng chày giã cốm Ba SoThân thương tiếng chày giã cốm Ba So - Ảnh: Sưu tầm

 

Chúng tôi tìm gặp một trong những người làm nghề giã cốm dẹp lâu nhất ở Ba So, đó là ông Thạch Sang, năm nay đã 55 tuổi, gần 30 năm trong nghề giã cốm dẹp, ông cho biết: “Từ khi sinh ra và lớn lên trẻ em nơi đây đã thấy ông bà, cha mẹ, làng xóm quanh năm làm cốm dẹp.

Không cần dạy, làm riết thành thói quen nên lớn lên ai cũng biết nghề làm cốm. Đa số hộ dân nơi đây giã cốm mướn, những người chủ có điều kiện kinh tế mua nguyên liệu rồi thuê chúng tôi giã. Giã một giạ cốm người dân được nhận công 100 ngàn đồng”.


Thân thương tiếng chày giã cốm Ba SoTuốt lúa làm cốm. - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Trà Vinh

 

Ngày xưa thường vào thời điểm khoảng tháng 10 Âm lịch mới có cốm dẹp, do nhu cầu nên hiện nay cốm dẹp có bán quanh năm ngoài thị trường. Thời điểm làng nghề cốm dẹp bận rộn nhất trong năm là mùa lễ hội Oc Om Bok của đồng bào Khmer, làng nghề có gần 20 hộ gia đình tham gia giã cốm để cung cấp cho thị trường. Nghề làm cốm dẹp khá vất vả, phải thức dậy từ khuya và làm đến hơn 14 giờ chiều. Lao động nặng, đứng trước bếp than hồng rất nóng và nhiều bụi bậm, nhưng vì cuộc sống mưu sinh và lòng yêu nghề truyền thống nên gắn bó. Buổi trưa nắng, nhìn những người làm cốm dẹp mới hiểu hết nỗi vất vả của họ.


Thân thương tiếng chày giã cốm Ba SoĐiểm đặc thù của sản phẩm cốm Khmer Ba So là được rang trong lò. - Ảnh: Sưu tầm

 

Chị Sơn Thị Hoa làm cốm dẹp được hơn 10 năm cho biết: “Cả nhà tôi chỉ sống bằng nghề này. Vợ chồng tôi có 2 đứa con, đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi. Làm nghề này vất vả nhưng đủ sống qua ngày và cố gắng làm sao để lo cho các con được đi học cái chữ”. Làm ra được hạt cốm dẹp dẻo thơm người dân phải bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều công đoạn. Quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu, muốn có loại cốm dẻo, thơm cần phải có nếp thuần chủng, ngon nhất là giống nếp mùa Long An. Nếp vừa chín tới, người dân ra đồng gặt, tuốt và đem về lựa chọn những hạt nếp to, chắc để dành làm cốm. Ban đầu cho nếp vào nồi đất rang cho nóng đều, hạt nếp vừa nở sẽ tiến hành giã. Mỗi mẻ cốm cần 4 người, trong đó có 2 người cầm chày giã cốm, một người đảo, trộn cốm và một người sàng lọc cốm cho sạch bụi bẩn.


Thân thương tiếng chày giã cốm Ba SoCốm là vật phẩm không thể thiếu trong nghi lễ Ok Om Bok. - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Trà Vinh

 

Vất vả nhất là người cầm chày, chày nặng gần 10 kg nên cần phải có sức khỏe và dẻo dai. Nếu làm liên tục thì mỗi người giã được từ 2-3 giạ cốm một ngày (một giạ có trọng lượng khoảng 20 kg). Thông thường, có được một mẻ cốm (khoảng một lon sữa bò) một người cầm chày giã từ 125- 130 cái.

 

Thân thương tiếng chày giã cốm Ba SoLàm cốm - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ

 

Anh Thạch Quết, 37 tuổi, có thâm niên hơn 10 năm quết cốm dẹp, cho biết: “Cái nghề giã cốm dẹp này vất vả lắm, mỗi ngày một người kiếm được khoảng 70 ngàn đồng, ai sức khỏe yếu k h ô n g t h ể làm nổi!”. Theo người dân làm cốm dẹp, nếu lúa nếp đạt chất lượng thì một giạ nếp sau khi giã xong sẽ được 1 giạ 5 lon cốm dẹp. Giá bán mỗi giạ được 260 ngàn đồng. Bí quyết để có hạt cốm ngon thì trước tiên là chất lượng nếp, sau đó là công đoạn giã. Theo những người giã cốm khéo nhất ở làng Ba So thì giã cốm ban đầu phải nhẹ tay để vỏ hạt nếp tách ra, dần về sau đập càng mạnh, một mẻ cốm được hơn một lon thì mỗi người giã khoảng 130 chày là vừa.

Hiện tại giá cả thị trường tăng cao, giá nếp tăng nhưng giá cốm dẹp chưa tăng nên đời sống của bà con ở làng nghề cốm dẹp Ba So đang gặp khó khăn. Giá củi dùng để đốt lò cũng tăng nên người làm cốm đang rất lo. Ông Sơn Thai, người làm nghề giã cốm được 20 năm trầm ngâm: “Trước đây, ông bà mình làm nghề này nên truyền lại cho con cháu làm theo. Trân trọng cái nghề truyền thống của ông bà và chính cái nghề này nuôi chúng tôi khôn lớn nên thế nào đi nữa cũng phải giữ gìn và gắn bó”.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /443