Mytour blog
Tags:
kiến trúc đẹpdu lịch tâm linhdu lịch Ninh Bình đền chùa
06/04/20235.3960

Thơ tình cầu ngói Phát Diệm soi bóng Ân giang năm 2024

Nếu đã từng có dịp đến Kim Sơn, du lịch Ninh Bình bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự độc đáo của các công trình kiến trúc nơi đây. Một nhà thờ đá Phát Diệm có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Đông Á và Tây Âu. Một ngôi chùa Nhất Trụ tồn tại bao năm qua với một cột đá khắc kinh Phật. Và hẳn sẽ là thiếu sót nếu bạn bỏ qua Cầu Ngói Phát Diệm khi có dịp ghé thăm vùng đất thiên tình Ninh Bình này.

 

Cầu ngói Phát Diệm soi bóng bên dòng sông Ân hiền hòa

Cầu ngói Phát Diệm soi bóng bên dòng sông Ân hiền hòa - Ảnh: Nguyễn Thành Đô

 

Có lẽ nhắc đến Chùa Cầu không ai lại không nhớ đến Hội An. Cầu Ngói Phát Diệm cũng là một công trình kiến trúc độc đáo như vậy của Ninh Bình. Cầu vừa mang ý nghĩa giao thương, thỏa mãn nhu cầu đi lại hằng ngày cho người dân giữa đôi bờ sông Ân lại vừa là một thông điệp văn hóa và là mái đình trong tâm thức người dân Kim Sơn.

 

Vẻ bình yên bên cầu ngói Phát Diệm

Vẻ bình yên bên cầu ngói Phát Diệm - Ảnh: Sưu tầm.

 

Huyện Kim Sơn xưa kia vùng đất sình lầy ven biển, ông Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là người có công lớn trong việc khai sinh, mở rộng và ghi danh vùng đất này lên bản đồ Việt Nam. Trong thời gian lấn biển mở đất nơi đây, cùng với việc lấn đất bãi bồi ven biển mở làng, ông đã cho xây dựng hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt về thau chua rửa mặn. Sông Ân chảy qua thị trấn Phát Diệm là một công trình thủy lợi được ông cho xây dựng trong nhiều năm, lấy nước ngọt từ đầu nguồn về đây rửa mặn để người dân sản xuất được thuận lợi.

 

Cầu có kiến trúc cổ xưa và được làm hoàn toàn từ gỗ

Cầu có kiến trúc cổ xưa và được làm hoàn toàn từ gỗ - ảnh: Sưu tầm.

 

Nhưng có một vấn đề xảy ra từ khi có con sông này, là việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, Nguyễn Công Trứ đã cho xây dựng cây cầu nối đôi bờ sông Ân. Ban đầu cầu được xây dựng bằng thân những cây to, những tấm gỗ lớn, cầu rộng để cho người dân đi lại thoải mái. Do thời gian, đến năm 1902 cây cầu này được thay thế bằng một cây cầu ngói, chính là cây cầu ngói ngày nay. Cây cầu ngói có kiến trúc cổ xưa được làm hoàn toàn bằng gỗ, bên trên lợp ngói để che mưa, che nắng, gắn với ký ức tuổi thơ và là nơi hẹn hò của đôi lứa Kim Sơn ngày nay.

 

Năm 1902 cầu được thay bằng cây cầu ngói, chính là cây cầu ngói hiện nay

Năm 1902 cầu được thay bằng cây cầu ngói, chính là cây cầu ngói hiện nay - Ảnh: Sưu tầm.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Kim Sơn - Ninh Bình

 

Hơn 100 năm đã qua đi, nhưng mỗi khi có dịp du lịch Ninh Bình người ta vẫn thấy cây cầu ngói Phát Diệm năm xưa sừng sững soi bóng lên dòng sông Ân thơ mộng, cổ kính và an nhiên.

 

Cầu có dáng cong cầu vồng, hai bên là hai hàng cột gỗ và những song gỗ lim làm lan can  chắc chắn. Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Chiều dài là 36m, chiều rộng là 3m. Phần trên là mái che lợp ngói đỏ truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từng thanh lan can, cột chống theo năm tháng đều nhẵn bóng và in dấu thời gian. Phía hai bên đầu cầu có các bậc tam cấp, chỉ người đi bộ mới qua được cầu.

 

Từng thanh lan can, cột chống, theo tháng năm đã nhẵn bóng và in dấu thời gian

Từng thanh lan can, cột chống, theo tháng năm đã nhẵn bóng và in dấu thời gian - Ảnh: Sưu tầm.

 

Cầu dài 36m, rộng 3m, với 3 nhịp mỗi nhịp có 4 gian

Cầu dài 36m, rộng 3m, với 3 nhịp mỗi nhịp có 4 gian - Ảnh: Sưu tầm.

 

Theo thời gian cây cầu chịu nhiều sự phá hủy nặng nề. Từ năm 1984 những tấm gỗ sàn cầu không đủ sức chịu được tải trọng nên nó được thay bằng sàn bê tông. Cầu có hai nhịp, hai bên thành là lan can, hai bên đầu cầu có bậc tam cấp nối xuống đường và bước xuống dòng sông.

 

Bậc tam cấp 2 bên cầu giúp hạn chế các phương tiện đi lại trên cầu

Bậc tam cấp 2 bên cầu giúp hạn chế các phương tiện đi lại trên cầu - Ảnh: Sưu tầm.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình

 

Cầu ngói Phát Diệm có một đầu nối với quốc lộ 10, một đầu dẫn đến hai chợ Nam Dân và Lưu Phương cách đó 500m rất đông người qua lại. Sở dĩ cầu có bậc tam cấp ở hai đầu là nhằm hạn chế các phương tiện qua lại trên cầu trước nhu cầu thông thương ngày càng lớn ở Kim Sơn.

 

Toàn cảnh cầu ngói Phát Diệm

Toàn cảnh cầu ngói Phát Diệm - Ảnh: Nam Tuan.

 

Theo kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện thì người Việt thiết kế tam cấp 2 đầu cầu ngoài với ngụ ý hạn chế mọi phương tiện đi trên cầu, hoặc phải dắt bộ thì cách bố trí như vậy khiến con người ta có cảm giác như đang bước vào một căn nhà, thân thiện và gần gũi. Qua đặc điểm kiến trúc của cầu ngói Phát Diệm cũng có thể thấy được cầu được xây dựng với ý đồ là điểm dạo mát, vui chơi, là mái đình tránh mưa, tránh nắng của người dân và khách đi đường.

 

Chiều tà bên cầu ngói Phát Diệm làm nên bức tranh hữu tình

Chiều tà bên cầu ngói Phát Diệm làm nên bức tranh hữu tình - Ảnh: Sưu tầm.

 

Cầu ngói Phát Diệm được chọn và in trên tem bưu chính Việt Nam

Cầu ngói Phát Diệm được chọn và in trên tem bưu chính Việt Nam - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Ninh Bình

 

Cầu ngói Phát Diệm là một trong những cây cầu cổ kính và có giá trị nghệ thuật cao ở tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung. Từng được chọn làm hình ảnh để in trên tem bưu chính viễn thông của Việt Nam, cây cầu thơ tình này chinh phục bất kỳ trái tim lữ khách nào may mắn có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của nó. Hy vọng cùng với sự trường tồn của đất nước, cây cầu sẽ còn mãi với thời gian. Nếu bạn có dịp du lịch Ninh Bình hãy cùng Mytour đến thăm cây cầu ngói Phát Diệm xinh đẹp này nhé!

 

Heo Lười - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Thơ tình cầu ngói Phát Diệm là gì?
Thơ tình cầu ngói Phát Diệm là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, được viết vào thế kỷ 19. Tác phẩm này miêu tả về tình yêu đẹp giữa hai người trong một cảnh đẹp của Việt Nam.
Cầu ngói Phát Diệm là đâu?
Cầu ngói Phát Diệm là một công trình kiến trúc nổi tiếng tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Cầu được xây dựng vào thế kỷ 19 và là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam.
Soi bóng Ân Giang là gì?
Soi bóng Ân Giang là một tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Tuân, được viết vào những năm 1950. Tác phẩm này miêu tả về cuộc sống của người dân miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là tỉnh An Giang.
Tại sao Thơ tình cầu ngói Phát Diệm và Soi bóng Ân Giang lại được đưa vào cùng một câu hỏi?
Thơ tình cầu ngói Phát Diệm và Soi bóng Ân Giang đều là những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam, miêu tả về cảnh đẹp và cuộc sống của người dân. Cả hai tác phẩm đều có giá trị văn hóa và được đánh giá cao trong văn học Việt Nam.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /268